Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thi hành án dân sự; Nâng cao trình độ, kỹ năng, trách nhiệm của cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 115 - 117)

18 tháng 6 năm 2012 của TAND dân huyện Đông Anh; Tạm dừng mọi hoạt động và sử dụng tài sản của nhà máy gạch.

3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thi hành án dân sự; Nâng cao trình độ, kỹ năng, trách nhiệm của cán bộ, công chức

dân sự; Nâng cao trình độ, kỹ năng, trách nhiệm của cán bộ, cơng chức có thẩm quyền áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự

Để thực hiện triệt để pháp luật thi hành án dân sự, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này tại địa bàn thành phố Hà Nội, bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự thì việc kiện tồn tổ chức, bộ máy cơ quan THADS và nâng cao năng lực nghiệp vụ của đội ngũ Chấp hành viên là vô cùng cần thiết. Bởi như lúc sinh

thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muốn mọi việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý nhất định” [31, tr.269,240]. Có thể nói, người cán bộ, cơng chức tốt là người có đủ trình độ, năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời, phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.

Việc kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan Thi hành án cần thực hiện theo hướng nâng cao vai trò của cơ quan Thi hành án, bảo đảm tương xứng với vị trí của các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương như Tịa án, Viện kiểm sát, Cơng an. Việc đảm bảo cho cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện đúng chức năng luật định sẽ có ý nghĩa quan trọng và quyết định trong tổ chức thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động THADS. Trước hết, cần tăng cường thêm biên chế cho ngành THADS thành phố Hà Nội để tránh tình trạng q tải trong cơng việc.

Cục THADS thành phố Hà Nội ngoài sự phân công lãnh đạo, Chấp hành viên cấp tỉnh trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với các cơ quan THADS cấp quận, huyện, thị xã như hiện nay cịn cần phải thơng qua thực tiễn công tác thi hành án dân sự để hàng năm có tổng kết đánh giá các chuyên đề lĩnh vực mà khi tiến hành tổ chức thi hành án gặp nhiều khó khăn, trong đó có hoạt động áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự tại địa bàn. Từ đó, đề xuất với Tổng cục THADS, Bộ Tư pháp, với Đảng, Nhà nước và Chính phủ sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật để trong thực tiễn thi hành án đạt hiệu quả cao. Cơ quan THADS các cấp tại thành phố Hà Nội

cần kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, trực tiếp là Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự Thành phố và các quận, huyện, thị xã trong công tác thi hành án dân sự nhằm tiến hành đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi hành các các bản án, quyết định của tịa án có hiệu lực pháp luật và có điều kiện thi hành án nhằm giảm án tồn đọng ở mức thấp nhất [52, tr.2].

Về trình độ, năng lực chuyên mơn nghiệp vụ cũng như phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống của đội ngũ cán bộ, công chức ngành THADS thành phố

Hà Nội, đặc biệt, để nâng cao trình độ năng lực nghiệp vụ của đội ngũ Chấp hành viên, Cục THADS thành phố Hà Nội cần thường xuyên rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ thi hành án, đặc biệt là đội ngũ Chấp hành viên cũng như tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho cán bộ công chức; Thường xuyên chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức thi hành án cả về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án, bảo đảm Chấp hành viên phải thực sự chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, vận dụng đúng các quy định của pháp luật vào từng tình huống, vụ việc và từng địa bàn cụ thể, đảm bảo đạt hiệu quả cao trong công việc. Kết hợp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ với việc đẩy mạnh tiêu chuẩn hóa đội ngũ Chấp hành viên, trong đó xác định rõ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức lối sống. Cục THADS thành phố Hà Nội cần quán triệt đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nghiêm túc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức, viên chức ngành Tư pháp, Ban hành theo Quyết định số 2659/QĐ-BTP, ngày 03/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, phấn đấu rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp:

1. Với Tổ quốc - Trung thành, phấn đấu vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

2. Với nhân dân - Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân; phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.

3. Với công tác tư pháp - Trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, kỷ cương, phụng cơng, thủ pháp, chí cơng, vơ tư.

4. Với đồng nghiệp - Đồn kết, thân ái, hợp tác, cùng tiến bộ.

5. Với bản thân - Nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, thượng tơn pháp luật [4].

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w