Nội dung của áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 31 - 44)

trong hoạt động thi hành án dân sự

Nội dung cơ bản của hoạt động áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự bao gồm:

Thứ nhất, về thẩm quyền áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nói chung được hiểu là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật xử phạt vi phạm hành chính quy định trong việc áp dụng các hình thức xử phạt chính, bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc của hoạt động áp dụng pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính là phải đúng thẩm quyền xử phạt được quy định cụ thể trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và được quy định trong các Nghị định của Chính phủ có liên quan đến từng lĩnh vực cụ thể. Khác với việc xét xử các hành vi phạm tội mà ở đó Thẩm phán là người được thực hiện thẩm quyền xét xử duy nhất, việc xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự được giao cho nhiều cơ quan, cán bộ có thẩm quyền khác nhau thực hiện. Theo định của pháp luật, thẩm quyền áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự được quy định trong Luật Thi hành án dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và trực tiếp là Nghị định số 60/2009/NĐ-CP, ngày 23/7/2009 của Chính phủ. Theo đó, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự hiện nay được quy định cụ thể từ điều 45 đến điều 50 của Nghị định số 60/2009/NĐ-CP, bao gồm: cơ quan Thanh tra chuyên ngành Tư pháp, cơ quan Thi hành án dân sự, UBND các cấp và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

Chủ thể thứ nhất giữ một vai trò quan trọng trong việc xử phạt các vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự là cơ quan Thanh tra chuyên ngành Tư pháp. Vì vậy, Nghị định 60/2009/NĐ-CP đã dành hẳn Điều 46 quy định về thẩm quyền xử phạt của cơ quan này như sau:

“1. Thanh tra viên chuyên ngành Tư pháp đang thi hành cơng vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính; d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.

3. Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này; c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính; d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này”.

Như vậy, từ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 46 có thể thấy rằng, trong cơ quan Thanh tra chuyên ngành Tư pháp có hai chức danh có thẩm quyền xử phạt mà khơng bắt buộc phải trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm. Đó là: Chánh Thanh tra có quyền áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý hành vi vi phạm pháp luật khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định 60/2009/NĐ-CP và Phó Chánh Thanh tra có quyền áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý hành vi vi phạm pháp luật khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định 60 và được Chánh Thanh tra ủy quyền.

Riêng đối với Thanh tra viên chuyên ngành Tư pháp, ngồi thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong khi thi hành công vụ như quy định tại Khoản 1 Điều 46 Nghị định 60/2009/NĐ-CP thì tại Điều 21 Nghị định số

74/2006/NĐ-CP, ngày 01/8/2006 quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp còn quy định thẩm quyền của Thanh tra viên trong trường hợp khẩn cấp: “Trường hợp khẩn cấp cần ngăn chặn, xử lý ngay hành vi vi phạm, Thanh tra viên được áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời báo cáo ngay với Chánh Thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các biện pháp xử lý của mình”. Quy định này có thể hiểu là trong trường hợp khẩn cấp, Thanh tra viên Tư pháp có thẩm quyền xử phạt hoặc áp dụng biện pháp hành chính khác theo quy định của pháp luật để xử lý các hành vi vi phạm hành chính.

Chủ thể thứ hai có thẩm quyền thực hiện việc xử phạt các vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự là cơ quan Thi hành án dân sự. Đây là chủ thể thường xuyên và trực tiếp nhất thực hiện việc xử phạt những vi phạm hành chính của người phải thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình tổ chức thi hành án, trên cơ sở những Bản án, Quyết định của TAND. Chính vì vậy, tại Điều 47 Nghị định 60/2009/NĐ- CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thi hành án dân sự như sau:

“1. Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

3. Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án cấp quân khu có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng”.

Từ những quy định này có thể thấy rằng cũng giống như Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng cơ quan Thanh tra chuyên ngành Tư pháp, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng (nếu được ủy quyền) cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật mà khơng bắt buộc phải trực tiếp phát hiện vi phạm.

Chủ thể thứ ba có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự, đó là: Ủy ban nhân dân các cấp, được quy định tại Điều 45 Nghị định 60/2009/NĐ-CP. Cụ thể:

“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính; d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này; c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính; d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này”.

Một trong những mục đích của quy định này là để xử phạt các trường hợp vượt quá thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành cơ sở, tránh trường hợp tồn đọng, chậm trễ trong việc giải quyết xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự. Tuy nhiên, để tránh trường hợp chồng chéo về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự nói riêng và trong hoạt động Tư pháp nói chung, tại Điều 49 Nghị định 60/2009/NĐ-CP đã phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của UBND các cấp, Thanh tra chuyên ngành Tư pháp và cơ quan Thi hành án dân sự như sau:

“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi địa phương mình quản lý theo thẩm quyền cụ thể quy định tại Điều 45 của Nghị định này.

2. Thanh tra chuyên ngành Tư pháp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này và các hành vi vi phạm

hành chính khác liên quan đến lĩnh vực tư pháp quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước theo thẩm quyền cụ thể quy định tại Điều 46 Nghị định này.

Chánh Thanh tra và Thanh tra viên chuyên ngành Sở Tư pháp không xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 11 Chương II Nghị định này. Việc xử phạt vi phạm hành chính do Chánh Thanh tra và Thanh tra viên chuyên ngành Bộ Tư pháp thực hiện.

3. Cơ quan thi hành án dân sự xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 47 của Nghị định này đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự.

4. Trong trường hợp vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm”.

Cần lưu ý rằng mức phạt tiền mà pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động THADS quy định cho những người có thẩm quyền xử phạt như trên là mức phạt cho một vi phạm hành chính. Trong trường hợp nếu có một vi phạm hành chính mà mức phạt tiền được pháp luật quy định vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì vụ việc đó phải chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt. Đặc biệt, trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

Một lưu ý nữa khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự là thủ tục ủy quyền xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt cho cấp phó của mình. Như trên đã trình bày và phân tích, có hai chức danh chỉ được quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự khi được sự ủy quyền. Đó là Phó Thủ trưởng cơ quan Thanh tra chuyên ngành Tư pháp và Phó Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự. Theo quy định của pháp luật, việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung và thời hạn ủy quyền. Cấp phó phải chịu trách nhiệm về

quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Đồng thời, không được ủy quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.

Tóm lại, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là một trong những vấn đề rất quan trọng của pháp luật xử lý vi phạm hành chính nói chung và pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự nói riêng. Có thể nhận thấy, đây là vấn đề có nội dung tương đối phức tạp và nhạy cảm bởi nó liên quan trực tiếp đến sự phân cấp trong quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy, khi áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự, việc xác định đúng thẩm quyền xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính xảy ra sẽ giúp cho chủ thể có thẩm quyền xử phạt ra được văn bản xử phạt đúng đắn, tránh tình trạng lạm quyền, vượt quyền khi xử phạt. Đồng thời, là cơ sở để giải quyết khiếu nại, tố cáo của đối tượng bị xử phạt đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền.

Thứ hai, về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự.

Khi tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính nói chung, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải tuân theo 6 nguyên tắc xử phạt được quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và được cụ thể hóa tại Điều 3 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP, ngày 16/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động THADS trước hết cũng phải tuân thủ những nguyên tắc này. Đây là những nguyên tắc mang tính nhất quán trong chính sách xử lý vi phạm hành chính của Đảng và Nhà nước ta ở mọi lĩnh vực. Đối chiếu các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính chung vào các quy định cụ thể của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong THADS, có thể xác định các nguyên tắc sau khi vận dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong THADS vào tình huống cụ thể phát sinh trong thực tiễn.

- Nguyên tắc 1: xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự

trước hết phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Đó là: “Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát

hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, cơng minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”. Đây là một nguyên tắc giúp chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh đối với mọi hành vi vi phạm hành chính, khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong hoạt động thi hành án dân sự. Theo đó, khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, cơng việc đầu tiên mà người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện là đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính đó.

- Ngun tắc 2: Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính

trong thi hành án dân sự khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Nguyên tắc này được cụ thể hóa tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP, ngày 16/12/2008. Theo đó thì hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt hành chính phải được quy định cụ thể trong các văn bản Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội (UBTVQH) và Nghị định của Chính phủ. Ngồi ba loại văn bản quy phạm pháp luật này, khơng có ngoại lệ nào về việc quy định các hành vi bị coi là vi phạm hành chính để buộc xử phạt, kể cả các văn bản do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân (UBND) ban hành để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền cũng không được quy định hành vi vi phạm hành chính và hình thức, mức xử phạt. Hiện nay, hành vi được xác định là vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự được quy định tại Điều 162 Luật THADS năm 2008 và được quy định từ Khoản 1 đến hết Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP. Chỉ những hành vi này mới bị xem xét để xử phạt vi phạm

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 31 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w