Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành du lịch ở thừa thiên huế (Trang 46 - 49)

2.1.1.1. Tài nguyên du lịch

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên.

Địa hình:

Thừa Thiên Huế có diện tích đất liền 5.054,53 km2, chiếm khoảng 1,5% diện tích cả nước. Với một diện tích tự nhiên khơng lớn, Thừa Thiên Huế có đầy đủ các dạng địa hình: núi, gị đồi, đồng bằng, đầm phá, duyên hải, biển... trong một khơng gian hẹp. Địa hình núi chiếm phần lớn diện tích và tập trung ở phía tây. Diện tích đồng bằng chiếm gần 10%, diện tích đầm phá chiếm 4,40%. Điều kiện này tạo tiền đề cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch leo núi, du lịch nghỉ biển, du lịch thể thao trên mặt nước, du lịch tham quan, đua thuyền trên sông, trên đầm phá... Đặc biệt, Thừa Thiên Huế tự hào có khu nghỉ mát lý tưởng Bạch Mã đã từng được so sánh với các khu nghỉ mát độc đáo của Đơng Dương; có những bãi tắm đẹp như Lặng Cô, Thuận An, Cảnh Dương… Tuy nhiên, điều kiện địa hình đa dạng trong một khơng gian hẹp như vậy cũng gây khơng ít khó khăn trong việc xây dựng hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch. Hơn nữa, do ảnh hưởng của điều kiện địa hình, đặc biệt là sự hiện diện của dãy núi Trường Sơn đã làm cho khí hậu ở Thừa Thiên Huế có phần khơng được thuận lợi cho hoạt động du lịch, đặc biệt vào mùa hè và mùa mưa.

Khí hậu:

Thừa Thiên Huế có khí hậu khá phức tạp, khơng có sự phân chia bốn mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế

là 25,20C, vùng A Lưới là 21,20C, vùng Nam Đông 24,40C. Tuỳ theo sự biến đổi nhiệt độ mà có thể chia làm các mùa: lạnh và nóng.

Tính trung bình Thừa Thiên Huế có 1993 giờ nắng trong năm và lượng mưa khoảng 2800mm, với số ngày mưa trung bình là 185 ngày/năm. Nhưng lượng nắng và lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, và giữa các vùng trung tính.

Mùa du lịch đẹp nhất là từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Thừa Thiên Huế có thuận lợi phát triển du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng núi… Tuy nhiên, vào mùa đông mưa kéo dài gây trở ngại cho hoạt động du lịch.

Hệ động thực vật:

Thừa Thiên Huế có 120km bờ biển, cho nên có rất nhiều sinh vật biển có giá trị để phục vụ du lịch. Nguồn hải sản phong phú của Thừa Thiên Huế không những cung cấp đặc sản cho du khách mà còn tạo khả năng để tổ chức các loại hình du lịch như: câu mực trên biển, lặn bắt tôm hùm (Cảnh Dương - Phú Lộc) hay câu cá, tôm trong khu vực Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, hay tổ chức các chuyến du lịch đầm phá. Trong đó, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá lớn nhất Đông Nam Á với diện tích khoảng 21.600 ha.

Các dịng nước:

Các dịng nước, sông, suối, thác, đầm, hồ... là những cảnh quan đẹp từ bao đời nay lôi cuốn con người Thừa Thiên Huế, với Sông Hương nổi tiếng và thơ mộng, cùng với các sơng như: sơng Bồ, sơng Ơ Lâu, và các suối như: suối Voi, suối Ađon, thác Nhị Hồ... là những địa điểm thu hút khách du lịch. Ngồi ra cịn phải kể đến các nguồn nước khoáng: Mỹ An, Thanh Tân để làm nước uống và chữa bệnh.

+ Tài nguyên du lịch nhân văn.

Có thể khẳng định rằng: Thừa Thiên Huế là một xứ sở đặc biệt của Việt Nam. Một miền đất của lịch sử, của văn thơ và kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, in đậm màu sắc dân gian. Huế là nơi duy nhất của Việt Nam còn bảo tồn được một tổng thể kiến trúc của một kinh đô lịch sử "nghìn năm văn hiến",

măt dù đã trải qua sự biến đổi khắc nghiệt của thời gian và sự thăng trầm của đất nước.

Triều đại của các vua Nguyễn đã để lại cho Huế nhiều cơng trình kiến trúc tiêu biểu cho tư duy kiến trúc và mỹ thuật Việt Nam. Nhiều di tích kiến trúc đặc sắc như cửa Ngọ Mơn, các Cung điện, Lăng Tẩm, Cầu ngói Thanh Tồn... mãi mãi là những điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Nghệ thuật kiến trúc ở đây tuân thủ theo thuật Phong Thuỷ. Bên cạnh đó, kiến trúc của Huế cịn là sự kế thừa, phát huy đan xen giữa kiến trúc Việt - Chăm-Pa, kiến trúc của đất nước Trung Hoa láng giềng và của cả các quốc gia Tây Phương, đặc biệt là Pháp.

Huế còn là trung tâm Phật giáo của Việt Nam với trên một trăm ngôi chùa mà tiêu biểu là chùa Thiên Mụ. Các cơng trình kiến trúc thường gắn liền với danh lam thắng cảnh tạo nên những nét quyến rũ, hấp dẫn du khách. Ngồi ra cịn có các di tích lịch sử trước và sau cách mạng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tiêu biểu là nhóm di tích gắn liền cuộc đời niên thiếu của Hồ Chủ Tịch khi người còn là một học sinh của trường Quốc Học Huế.

Bên cạnh các di tích, các lễ hội ở Huế cũng có những nét đặc sắc riêng. Các lễ hội dân gian ở Huế thường gắn với tín ngưỡng, tơn giáo, tinh thần thượng võ và khát khao cuộc sống, tiêu biểu là lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Điện Hòn Chén, lễ Phật Đản... Ngồi ra cịn có các lễ hội dân gian đặc sắc như: hội làng Sình, hội bơi chải, thả diều... Các lễ hội cung đình như: lễ Tế Giáo, Lễ Địa Triều, lễ Đăng Quang... Hoà quyện với các lễ hội cung đình là sự thể hiện phong phú nhiều thể loại nhã nhạc Huế. Ta có thể tìm thấy vẽ trang trọng, kiêu sa của nhạc cung đình như: giao nhạc, yến nhạc, tế nhạc... Vẻ bình dị sâu lắng của dân gian như: làng điệu dân ca, ca Huế mang chất trữ tình, ngọt ngào hiền dịu sâu lắng, tươi vui mà không náo loạn, u buồn nhưng không bi lụy, tiêu biểu như điệu hò mái đẩy, hò giã gạo, điệu lý con sáo, lý tình tang...

Món ăn Huế rất phong phú, mang bản sắc độc đáo của địa phương. Vừa có món ăn sang trọng vừa có món ăn giản dị những màu sắc, mùi vị rất hấp

dẫn. Món ăn Huế được xem là một sản phẩm du lịch. Ngồi ra, Huế có rất nhiều làng nghề thủ cơng truyền thống.

Tóm lại, tài nguyên du lịch Thừa Thiên Huế tương đối phong phú và đa dạng bao gồm cả núi, hồ, rừng, bãi biển, các di tích văn hố - lịch sử nổi tiếng với cố đơ Huế - di sản văn hố thế giới... Đây là một lợi thế hết sức quan trọng trong việc tạo nên tiền đề phát triển một số loại hình du lịch thích hợp như: du lịch văn hố, tham quan, nghỉ dưỡng... Góp phần đẩy mạnh ngành du lịch phát triển về nhịp độ nhanh hơn trong những năm tới. Mặc dù vậy, những nguồn tiềm năng trên theo thời gian đã một phần bị huỷ hoại. Cơng tác tu bổ di tích đã và đang được thực hiện. Mặc khác, cần xác định rõ hơn cơ chế quản lý, khai thác các khu di tích nhằm đảm bảo tốt hơn các mục tiêu bảo vệ văn hố, phát triển du lịch và bảo vệ mơi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành du lịch ở thừa thiên huế (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w