- Cơ hội làm việc trong cơ sở kinh doanh du lịch 12 5
5 Các doanh nghiệp du lịch ở điểm đến
3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức quản lý về du lịch
kế hoạch đào tạo cụ thể về các cấp đào tạo, trình độ chuyên ngành (bao gồm cả đào tạo lại và đào tạo mới) đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay của du lịch Thừa Thiên Huế.
Khuyến khích đào tạo chính quy về du lịch trình độ đại học và trên đại học về nghiệp vụ du lịch. Đây sẽ là lực lượng cán bộ quản lý nịng cốt góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới theo hướng cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch của Thừa Thiên Huế trong tương lai.
Có kế hoạch cử cán bộ trẻ có trình độ và các sinh viên có năng lực sang các nước phát triển để đào tạo trình độ đại học và sau đại học cũng như để thực tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên ngành du lịch.
Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước du lịch phát triển.
Xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xử đối với khách du lịch cho người dân địa phương thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống đào tạo ở các trường phổ thông trung học.
Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề cho các cấp quản lý, nhân viên trực tiếp làm công tác du lịch.
3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức quản lý vềdu lịch du lịch
Xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch có năng lực phù hợp với nhu cầu quản lý và phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế.
Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng trong việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch dưới sự chỉ đạo thống nhất của UBND tỉnh; phát huy vai trò của Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch tỉnh để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như: Đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng…
Cần thành lập Ban quản lý đặc trách vận hành theo cơ chế một cửa để quản lý đầu tư và phát triển cho các dự án du lịch trọng điểm.
Cần phải đặt phát triển ngành du lịch ở vị trí cao hơn. Đây không chỉ thể hiện chủ trương tập trung phát triển lĩnh vực kinh tế mũi nhọn mà còn là cơ chế, bộ máy thích hợp đồng bộ để quản lý lĩnh vực này như ở một số quốc gia trong khu vực. Đó là hình thành sở chun ngành quản lý du lịch và ngành du lịch Tây Nguyên cần sớm xây dựng các quy chế, nội quy về hoạt động du lịch trên địa bàn, cụ thể:
Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể, hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch.
Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp các ngành cũng như quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch.
Thực hiện quản lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật và quy chế nhằm tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển.
Củng cố và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn, Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch trên cơ sở vai trò trách nhiệm của các thành viên sẽ là đầu mối tăng cường sự phối hợp hoạt động của các sở, ngành trong tỉnh, chỉ đạo điều hành và giải quyết các vướng mắc trong hoạt động du lịch của tỉnh.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải là đầu mối trung tâm thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin, những vấn đề tổng thể về hoạt động du lịch trên địa bàn các tỉnh, với vai trị của mình Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tăng cường phối hợp liên ngành, các cấp chính quyền để giữ gìn an ninh, an toàn, văn minh cho khách du lịch lại các điểm tham quan và lưu trú, đặc biệt là các vùng nhạy cảm về an ninh, quốc gia. Sở cũng là nơi tập hợp sức mạnh của các doanh nghiệp để thực hiện những chương trình phát triển du lịch dài hơi, địi hỏi sự đầu tư đồng bộ, thống nhất và có chiến lược cụ thể.
Các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh cần kiện toàn bộ máy, nhân sự quản lý hoạt động du lịch trong địa phương để có sự phối hợp triển khai các chính sách, cơ chế, thống nhất trên tồn tỉnh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển du lịch trên toàn địa bàn tỉnh.
Tăng cường đầu tư cho Trung tâm xúc tiến thương mại du lịch đủ tầm làm nhiệm vụ cập nhật thơng tin, phân tích nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường cụ thể để từ đó giúp cơ quan quản lý, các doanh nghiệp đề ra những chiến lược quảng bá, tiếp thị phù hợp với từng đối tượng khách nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Tăng cường công tác đào tạo cán bộ làm cơng tác quản lý du lịch có đủ kỹ năng tiếp nhận và xử lý tốt các thơng tin có liên quan về du lịch, về văn hóa - lễ hội về pháp luật, phong tục tập quán, tín ngưỡng...để giúp cho cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo được kịp thời, giúp doanh nghiệp khai thác tốt những cơ hội trong kinh doanh.
Về cơ chế chính sách, cần sửa đổi, bổ sung và cụ thể hóa hơn nữa chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch tại Thừa Thiên Huế được Ủy ban nhân dân các tỉnh ban hành, nhằm hỗ trợ tích cực, có hiệu quả cho các doanh nghiệp trong q trình triển khai thực hiện. Đối với chi phí chuẩn bị đầu tư, ngân sách tỉnh có thể hỗ trợ 100% nhằm khuyến khích các doanh nghiệp lập các dự án đầu tư, dự án tiền khả thi, làm cơ sở kêu gọi vốn đầu tư đối với các khu du lịch trọng điểm của tỉnh và trong từng giai đoạn cụ thể.
Sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như sân bay, hệ thống giao thông, công nghệ viễn thông, dịch vụ tại các khu du lịch, hệ thống khách sạn...đủ tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nói riêng và phát triển KT- XH nói chung.
Nhu cầu du lịch và dịch vụ ngày càng phát triển nhanh trong cả chiều rộng lẫn chiều sâu và rất đa dạng. Bên cạnh đó, tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế đặt ra những thử thách mới, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn do sự xuất hiện nhiều nhà cung ứng dịch vụ cả trong nước và nước ngồi. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp đều phải chuyên nghiệp hóa chiến lược tiếp thị, phương thức kinh doanh, phong cách phục vụ theo tiêu chuẩn quốc tế để có thể phát triển trong quá trình hội nhập, khi du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế ngày càng tăng.
Chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh tìm kiếm thị trường, tham gia hội chợ, triển lãm, quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế - Việt Nam ở nước ngồi thơng qua hiệp hội du lịch.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch, Thừa Thiên Huế cần có chiến lược về hợp tác quốc tế trong du lịch. Hợp tác quốc tế trong du lịch là hoạt động đối ngoại, tăng cường quan hệ giữa tỉnh với các tổ chức, các quốc gia hoạt động du lịch trong khuôn khổ của UNWTO, phù hợp với tinh thần hội nhập kinh tế quốc tế của WTO.
Hợp tác quốc tế trước hết coi trọng các nước trong ASEAN, các quốc gia: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Canada là những quốc gia có ngành du lịch mạnh. Tranh thủ các hợp tác trong du lịch để nâng cao năng lực hoạch định phát triển du lịch; đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, tiếp cận với những công nghệ hiện đại trong quản lý du lịch; đào tạo cán bộ du lịch tại các nước có ngành du lịch phát triển cao.
Hợp tác quốc tế nhằm mục đích mở rộng thị trường du lịch cho Thừa Thiên Huế; quảng bá và đưa hình ảnh du lịch tỉnh nhà đến với các nước trên cơ sở các bên cùng có lợi, tăng cường liên kết du lịch quốc tế, trước hết là nước Lào,. Thông qua các hội nghị, hội thảo, trao đổi chuyên gia, gửi cán bộ đi đào tạo, Thừa Thiên Huế tận dụng cơ hội để tăng cường hợp tác khu vực tạo tiền đề cho ngành du lịch phát triển.