- Cơ hội làm việc trong cơ sở kinh doanh du lịch 12 5
5 Các doanh nghiệp du lịch ở điểm đến
3.2.6. Kết hợp hài hịa lợi ích kinh tế giữa các chủ thể nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững
triển du lịch theo hướng bền vững
Phát triển du lịch bền vững là phát triển đồng thời về kinh tế, xã hội và môi trường. Để đạt được mục tiêu này thì vai trị của các chủ thể liên quan tác động đến phát triển du lịch bền vững là quan trọng, quyết định đến hiệu quả của quá trình phát triển. Các chủ thể tác động cụ thể, trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững là cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương; doanh nghiệp kinh doanh du lịch; cộng đồng dân cư và du khách.
Đối với chính quyền địa phương:
Tập trung vào công tác thông tin, tuyên truyền. Đối với hoạt động marketing trong du lịch, cần có trách nhiệm cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ để nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội
và văn hóa khu du lịch. Quảng cáo đúng sự thật và khơng hứa hẹn những điều khơng có trong chương trình kinh doanh du lịch. Tránh quảng bá du lịch một cách ồ ạt thiếu trách nhiệm, điều này có tác động rất lớn đến việc đánh giá chất lượng đến mức độ hài lịng của du khách về chuyến đi. Có thể nói marketing trong du lịch giữ vai trị quan trọng trong việc bảo vệ mơi trường sinh thái.
Cần triển khai những nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách. Trong quá trình hoạt động, các khu du lịch cũng cần có những nghiên cứu đánh giá các tác động đến môi trường của hoạt động du lịch và đưa ra những giải pháp để cải thiện nó.
Chính quyền địa phương đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch, đóng vai như người thuyền trưởng. Do vậy, đội ngũ cán cộ, công chức cần được nâng cao, đào tạo bồi dưỡng cả về nghiệp vụ, về nhận thức chính trị, phát triển theo chiều sâu, xây dựng đội ngũ đáp ứng tình hình thực tiễn đặc biệt trong thời kỳ hội nhập. Để có thể khai thác hoạt động du lịch lâu dài, chúng ta cũng cần có những chính sách đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ trong ngành du lịch, nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp phát triển du lịch, cải thiện chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch.
Nhiệm vụ rất quan trọng là đảm bảo công tác an ninh, trật tự tại khu du lịch cũng như trên địa bàn thành phố tạo sự an toàn cho du khách.
Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển và kinh doanh du lịch. Khơng q chạy theo về đa đạng hóa sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho du lịch mà khơng tính đến yếu tố bảo vệ mơi trường, xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể về tác động mơi trường cho từng loại hình kinh doanh du lịch để có quyết định cuối cùng hiệu quả. Song song với những chính sách nhằm khuyến khích hoạt động du lịch bền vững phát triển, chúng ta cũng cần những biện pháp xử lí đối với những tố chức du lịch thiếu trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch:
Tích cực tham gia vào hoạt động du lịch bền vững theo chủ trương của chính quyền địa phương. Thực hiện kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường sự đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, bảo vệ mơi trường. Hình thành quỹ phát triển du lịch từ sự đóng góp của các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch để tạo kinh phí hỗ trợ cho chính quyền địa phương duy tu, bão dưỡng các địa điểm, di tích văn hóa, hỗ trợ kinh phí cho chính quyền địa phương trong việc tổ chức các sự kiện lớn, độc đáo như Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế. Dần dần sử dụng những nguyên vật liệu phục vụ trong phát triển hoạt động du lịch theo hướng thân thiện mơi trường. Phân tích tài chính, hiệu quả kinh doanh hợp lý để thực hiện không tăng giá trong mùa du lịch. Cùng với cộng đồng địa phương chia sẻ lợi tức từ hoạt động du lịch mang lại, giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập người lao động góp phần thực hiện cơng tác an sinh xã hội với chính quyền địa phương.
Đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, phải trang bị đầy đủ tiêu chuẩn cần có của người làm du lịch về đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp và đặc biệt là trang bị kiến thức hiểu biết tồn diện cả về lịch sử, văn hóa, về ngoại ngữ, giữ vai trị như một PR về du lịch.
Đối với cộng đồng dân cư:
Du lịch khơng chỉ có những tác động kinh tế mà cịn tác động đến cuộc sống cá nhân họ. Du lịch tác động lên cách sống, truyền thống và văn hóa cũng như sinh kế của họ. Không giống như những người tham gia khác trong ngành du lịch, cộng đồng địa phương sẽ phải giải quyết với vấn đề du lịch cho dù họ có được chọn tham gia hay khơng.
Các thành viên công động dân cư đóng vai trị quan trọng vừa trực tiếp và gián tiếp tác động đến phát triển du lịch. Họ có thể cho thuê đất để kinh doanh, cung cấp những dịch vụ cho công ty lữ hành như cơ sở lưu trú, hướng dẫn viên, thức ăn. Cho dù họ không tham gia trực tiếp vào ngành du lịch, nhưng họ cũng đóng vai trị gián tiếp tác động đến sự thành cơng của
bất cứ doanh nghiệp du lịch nào. Sự giao lưu khơng chính thức của cộng đồng địa phương với du khách có vai trị trong việc mở rộng thêm những trải nghiệm của du khách, cảm thấy an toàn, hiếu khách và tiện nghi. Du lịch tác động rất lớn đến cuộc sống của cộng đồng địa phương về việc làm, thu nhập, văn hóa bản địa. Trong q trình hoạch định về phát triển du lịch cần tạo sự tham gia của cộng đồng địa phương. Họ đóng vai trị chính trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm tính bền vững về sử dụng nguồn lực phục vụ cho hoạt động du lịch. Sự xáo trộn, mâu thuẫn giữa người dân địa phương với du khách dễ xuất hiện nếu họ đứng ngoài cuộc, làm giảm sự an toàn cho du khách.
Cần phải thiết lập, duy trì mối quan hệ cộng đồng dân cư trong quá trình triển khai hoạt động du lịch để xác định rõ mục đích và lợi ích cho họ từ hoạt động du lịch mang lại. Đảm bảo cung cấp thông tin cho cộng đồng địa phương để họ có thể tham gia xuyên suốt trong bất kỳ hoạt động du lịch nào tạo sự bền vững, lâu dài không chỉ về dịch vụ du lịch, mơi trường, cơng tác bảo tồn mà cịn là sự hài lòng đối với du khách.
Đối với du khách: Du khách là người tham gia cuối cùng trong việc
đưa du lịch bền vững vào thực tiễn. Việc thu hút du khách đến du lịch bền vững thường bao gồm hai yếu tố. Đó là giới thiệu du khách về sự tồn tại của khu bảo tồn, các địa danh văn hóa và những điểm nổi bật thu hút du khách được thể hiện thông qua quyển sách hướng dẫn du lịch cho du khách là hữu ích, giúp du khách có thể du lịch tự do không phải tham gia theo tour, nâng cao nhận thức cho du khách về các vấn đề quan trọng mà ngành du lịch đang đối mặt.
Khuyến khích du khách tham gia bảo trợ cho du lịch bền vững hơn là du lịch đại chúng. Họ sẵn sàng trả thêm phí để hưởng lợi từ du lịch bền vững mang lại hơn là tham gia hoạt động du lịch khác không thân thiện với mơi trường. Nhưng cần có sự phân tích hợp lý đảm bảo sự hài hịa giữa phí họ
phải nộp với dịch vụ mà họ được hưởng vì ai cũng bị giới hạn về mặt tài chính và họ sẽ khơng trở lại nếu mức phí quá cao.
Họ cần cung cấp thông tin về môi trường xung quanh, văn hóa địa phương và di sản văn hóa, đồng thời giải thích cho khách hàng về những hành vi thích hợp khi tham quan các khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điểm di sản văn hóa. Và cần có những tiêu chí nhằm đánh giá sự hài lịng của du khách để có những biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Ở đây, tác giả đề xuất một số liên kết giữa các chủ thể trong ngành du lịch nhằm phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững, đảm bảo hài hồ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể cũng như giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường trong phát triển du lịch:
Liên kết 1: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần liên kết với các doanh
nghiệp và các hộ dân tham gia hoạt động du lịch để thu thập thông tin, vận động sự hợp tác, hỗ trợ của các tác nhân tham gia vào các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch để tham mưu cho UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch, qui hoạch các điểm du lịch, khu du lịch gắn với bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch. Đặc biệt, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất du lịch đều có đánh giá tác động mơi trường; có biện pháp hạn chế thấp nhất tác động đến cảnh quan môi trường du lịch,...
Liên kết 2: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần liên kết chặt chẽ với các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch: Thường xun có những chương trình, hành động nhằm nâng cao nhận thức của người dân tại các điểm du lịch, khu du lịch về cách bảo vệ môi trường để người dân hiểu được rằng họ cũng được thu lợi từ việc tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Tuyên truyền sâu rộng những lợi ích mà du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường mang lại cho cộng đồng dân cư địa phương. Việc phát triển du lịch sẽ giúp kinh tế địa phương phát triển, hạn chế sự ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của người dân.
Thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời về công tác vệ sinh môi trường tại các làng nghề truyền thống, vườn sinh thái,… nhằm tạo cảnh quan môi trường trong lành, hấp dẫn du khách. Tổ chức tốt các hoạt động mơi trường như mít tinh, cổ động, làm vệ sinh đường phố, trồng cây xanh, đặt thùng rác ở nơi cơng cộng; làm panơ, áp phích, tun truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để cộng đồng dân cư có ý thức bảo vệ mơi trường tại các điểm tham quan du lịch.
Liên kết 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần liên kết chặt chẽ với các
đơn vị đào tạo nghề du lịch đặt hàng đào tạo theo kết quả khảo sát và thống kê thực tế nguồn nhân lực phục vụ du lịch, cần sớm đưa các môn học, các nghiệp vụ du lịch gắn liền với bảo vệ mơi trường vào chương trình đào tạo của các bậc học nhằm nâng cao nhận thức làm du lịch phải gắn liền với môi trường, du lịch và môi trường không thể tách rời trong việc phát triển du lịch bền vững. Thường xuyên phối hợp tổ chức các khóa kiến tập, thực tập cho sinh viên tiếp cận với các mơ hình du lịch gắn liền với bảo vệ mơi trường để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của nguồn nhân lực du lịch từ khi còn ngồi ghế nhà trường.
Liên kết 4: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch liên kết với các doanh
nghiệp du lịch và các đơn vị đào tạo nghề du lịch thường xuyên tổ chức các sân chơi cho lao động trong ngành nhằm nâng cao ý thức tự rèn luyện, ý thức bảo vệ môi trường trong từng hoạt động du lịch hàng ngày. Thường xuyên tổ chức các đoàn tham quan, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về các điểm du lịch đã xây dựng thành cơng mơ hình du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường. Tuân thủ mọi quy định của nhà nước đối với việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Hưởng ứng và kết hợp chặt chẽ với nhau trong các hoạt động bảo vệ môi trường.
Liên kết 5: Các doanh nghiệp du lịch liên kết với các hộ dân tham gia
hoạt động du lịch trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ du lịch, đặc biệt là phương tiện bảo vệ mơi trường và giữ gìn vệ sinh cơng cộng.
Đồng thời, phối hợp tổ chức các hình thức du lịch mới như: du lịch trồng cây, du lịch xanh, du lịch chung tay vì cộng đồng…
KẾT LUẬN
Lợi ích kinh tế là sự biểu hiện của những quan hệ kinh tế đối với việc thỏa mãn những nhu cầu của con người. Lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện của những quan hệ xã hội. Do đó, muốn xây dựng một quan hệ xã hội tốt đẹp thì phải quan tâm giải quyết hài hịa mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế trong xã hội.
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ đem lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn cho sự phát triển lành mạnh của tồn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như của từng chủ thể kinh tế tham gia vào quá trình hoạt động tùy thuộc vào mức độ đóng góp, vị trí và mối quan hệ tương quan giữa các chủ thể. Tỉnh Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế “mũi nhọn” của tỉnh. Phát huy lợi thế địa bàn của những di sản và lễ hội - nguồn tài nguyên quý giá của ngành du lịch, ngành kinh tế - du lịch kết hợp với những tiềm năng khác của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển khá tồn diện và bền vững, trở thành một trong những trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước, thực hiện sự liên kết về du lịch trong các tour du lịch trong tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây với các điểm du lịch Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, hình thành nên “Con đường di sản miền Trung”. Dịch vụ du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trở thành một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Du lịch đã thực sự làm sống động bức tranh kinh tế của tỉnh: làm động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh, tạo sự liên kết kinh tế khu vực; các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh, làm ăn có lãi; đóng góp ngân sách; tạo việc làm và thu nhập cho người dân nói chung và người lao động nói riêng; tạo ra sức hút lớn đối với du khách trong và ngoài nước đến với Huế như là một điểm đến hấp dẫn để tham quan, nghỉ dưỡng, tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa, lịch sử…
Tuy nhiên, trong q trình phát triển du lịch của tỉnh cũng nảy sinh nhiều vấn đề mới, phức tạp đặc biệt là việc giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa các
chủ thể kinh tế tham gia vào hoạt động của ngành du lịch nhiều lúc, nhiều chỗ còn chưa hài hòa, hợp lý. Chiến lược phát triển du lịch của tỉnh đã có nhiều đột phá tuy nhiên nhìn chung cịn nặng tính an tồn, chưa có nhiều sản phẩm du lịch mới mà chủ yếu vẫn dựa vào tài nguyên du lịch tự nhiên, nhất là hệ thống lăng tẩm. Nguồn thu chủ yếu vẫn từ hoạt động bán vé, và thu thuế của các doanh nghiệp hoạt động du lịch. Các chủ thể kinh tế tham gia phục vụ du khách cịn chạy theo lợi ích kinh tế riêng của mình mà chưa có sự kết hợp tốt đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành. Chưa có một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các chủ thể mà vẫn tồn tại tình trạng tự phát.
Qua việc nghiên cứu, phân tích nội dung: “Lợi ích kinh tế của các chủ
thể trong ngành du lịch ở Thừa Thiên Huế”, đề tài này đã đặt ra và giải