Kinh nghiệm của Hội An

Một phần của tài liệu Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành du lịch ở thừa thiên huế (Trang 36 - 44)

Từ một thị xã nhỏ bé khơng có tiếng vang trong lịch sử hiện đại, Hội An (Quảng Nam) được cả thế giới quan tâm sau sự kiện khu phố cổ Hội An được ghi danh là Di sản văn hóa thế giới năm 1999.

Với hướng đi riêng dựa trên nền tảng di sản truyền thống, trong những năm qua với quan điểm phát triển du lịch trở thành động lực kinh tế xã hội, Thành phố Hội An đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Để thu hút ngày càng đông du khách, Hội An đã và đang tập trung khai thác các loại hình du lịch di sản văn hóa, đặc biệt là du lịch cộng đồng, sinh thái. Ở Hội An, mỗi ngơi nhà, mỗi góc phố, mỗi con đường đều gắn với du lịch.

Theo thống kê của Phòng Thương mại và Du lịch TP.Hội An, năm 2010, ngành du lịch - dịch vụ chiếm hơn 70% tổng GDP của thành phố. Tổng lượng khách tham quan Hội An từ năm 2006-2010 đạt gần 3,5 triệu lượt người, tốc độ tăng bình quân 11,02%/năm. Riêng trong năm 2011 đón 1,5 triệu du khách (gần 50% là khách quốc tế).

Mỗi năm, Hội An đã đón trên 1 triệu lượt khách, với hơn 3 nghìn buồng phịng sẵn sàng phục vụ trên 5 nghìn khách/ngày. Mạng lưới kinh tế du lịch phát triển nhanh với 150 doanh nghiệp và 3.500 hộ kinh doanh với gần 11 nghìn người trực tiếp lao động trong ngành du lịch

Di sản Văn hóa, thiên nhiên Hội An đã góp phần đắc lực vào sự phát triển của ngành kinh tế du lịch - dịch vụ và thực sự trở thành động lực của sự phát triển KT-XH ở Hội An, . Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân - chủ di tích và tăng thêm điều kiện để bảo tồn - tu bổ di tích. Nhờ vậy mà Hội An đã bảo tồn nguyên vẹn những giá trị văn hóa của tổ tiên, di sản thiên nhiên, đồng thời xem đó là nền tảng, động lực, hành trang để vững bước đi lên xây dựng phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Như một nhà nghiên cứu văn hóa - du lịch nhận xét: “Hội An đã trở thành một trong những trường hợp thành công nhất ở Việt Nam trong việc đảm bảo sự tồn tại lâu dài của các di sản văn hóa và nâng cao chất lượng của cuộc sống người dân bằng định hướng phát triển du lịch. Lý do của thành công này là ở chỗ Hội An có một hệ thống các chính sách liên kết chặt chẽ quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch”.

Chính kinh nghiệm và môi trường thân thiện hiện là yếu tố để Hội An được giao quyền đăng cai nhiều sự kiện lớn của quốc gia và quốc tế như Hoa hậu Trái đất, Hoa hậu Hồn vũ, Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản…

Theo ước tính, mỗi dịp diễn ra hoạt động “Ðêm phố cổ”, lượng khách tăng đột biến, tăng bình quân mỗi đêm là gần 600 lượt khách so với những ngày khơng có hoạt động này. “Ðêm phố cổ” đã chứng minh sức sống tiềm tàng của một sản phẩm văn hoá du lịch đặc sắc, đầy sáng tạo, riêng có của phố và người Hội An ln có sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Sự đồng thuận của người dân phố cổ góp phần quan trọng trong q trình tạo dựng, nâng cao uy tín thương hiệu du lịch - văn hóa Hội An.

Điều đáng mừng là hiện nay, ý thức của người dân trong công tác bảo tồn, quản lý di sản ngày càng được nâng cao. Qua cuộc điều tra thăm dò ý kiến người dân về cơng tác bảo tồn phố cổ do các tình nguyện viên của JICA thực hiện thì 93% ý kiến thích và tán thành việc bảo tồn, giữ gìn phố cổ và 50% đồng ý sẽ cùng tham gia thảo luận để tìm hướng bảo tồn tốt hơn cho phố cổ.

Những làn sóng từ các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đã góp phần hình thành nên những sản phẩm, dự án du lịch cao cấp và tạo ra những điểm nhấn du lịch mới với cảnh quan khơng gian kiến trúc hài hồ, đa dạng và phong phú. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống mạng lưới các ngân hàng, dịch vụ viễn thông, y tế, giáo dục, ngày càng đáp ứng yêu cầu của một thành phố phát triển.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch đầu tư tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Đơ thị cổ Hội An gắn với phát triển thành phố Hội An và du lịch giai đoạn 2012 - 2025.

Mục tiêu của Quy hoạch là nâng cao và phát huy vai trị cộng đồng trong cơng cuộc bảo tồn di sản, giáo dục người dân ý thức bảo tồn di sản cộng đồng; hài hịa cơng tác bảo tồn đô thị và phát triển đô thị mới mang tính chất của một đơ thị sinh thái - văn hóa - du lịch.

Trong những năm vừa qua, ngành du lịch ở Hội An đã đạt được những thành tựu to lớn với sự đóng góp của nhiều cơ quan, ban ngành, người dân và cũng đã đem lại những lợi ích đáng kể cho các chủ thể tham gia.

UBND tỉnh Quảng Nam luôn ưu tiên, hỗ trợ Hội An phát triển du lịch, trùng tu di tích.

Chính quyền địa phương đề cao vai trò của sự hợp tác, liên kết với các địa phương trong cả nước trong việc phát triển du lịch. Thành phố Hội An đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác với tỉnh Lào Cai về quản lý đô thị và phát triển du lịch 2 địa phương. Theo đó, hai địa phương sẽ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thắt chặt mối quan hệ giao lưu, hợp tác, tìm kiếm giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đơ thị, phát triển các loại hình du lịch dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tại thành phố Hội An và huyện Sapa. Hai địa phương thường xuyên trao đổi, giúp đỡ nhau kinh nghiệm trên các mặt liên quan, nhất là du lịch và dịch vụ.

Thành phố Hội An đã thực hiện thí điểm mở rộng thời gian và nội dung phục vụ khách tham quan khu phố cổ Hội An vào ban đêm. Ðây là sản phẩm du lịch nhằm tái hiện bức tranh văn hóa của một di sản sống động, tăng cường công tác quảng bá những giá trị văn hóa của phố cổ và đáp ứng nhu cầu của du khách tham quan phố cổ về đêm. Tour “Ðêm phố cổ” do Trung tâm Văn hóa Thể thao Hội An thực hiện tổ chức cũng là tâm điểm thu hút các công ty du lịch lữ hành trên cả nước tìm đến Hội An.

Du lịch có trách nhiệm thân thiện với mơi trường và xã hội là một xu hướng tương đối mới mẻ. Tại Quảng Nam, các nhà làm du lịch đang tiếp cận và bước đầu đã thu được thành công từ xu hướng này. Du lịch có trách nhiệm giải quyết vấn đề vướng mắc giữa phát triển và bảo tồn; là phương thức phát triển bền vững với tính nhân văn sâu sắc, phát triển vì con người đảm bảo cân đối giữa các yếu tố: bên trong (cư dân địa phương), bên ngoài (du khách), trung gian (doanh nghiệp). Đây cũng chính là 3 thành phần trọng tâm tham gia và cùng hưởng lợi khi thực hiện quá trình du lịch có trách nhiệm.

Hội An cũng đã khai thác các ý tưởng du lịch mới nhưng có trách nhiệm. Ví du như: ý tưởng sản phẩm du lịch trong mùa lũ lụt tại Hội An. Khi nước

dâng làm ngập nhà, khơng ít du khách và các nhiếp ảnh gia sẵn sàng bỏ tiền thuê thuyền theo dòng nước tham quan các ngõ ngách quanh co của Hội An, dừng chân ở các quán cà-phê trên tầng hai nhà cổ để “chớp” lấy hình những nhà cổ rêu phong chìm trong biển nước cũng như khám phá các phương thức độc đáo của cư dân Hội An từ bao đời nay để sống chung với lũ lụt mà năm nào phố cổ Hội An gần như phải hứng chịu vài ba trận. Với họ, lũ lụt lại là “khoảnh khắc vàng” để người xem có điều kiện tiếp cận phố cổ ở một góc nhìn khác. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng và phát triển sản phẩm du lịch độc đáo này với chủ trương “biến họa thành phúc”, “chế ngự các yếu tố bất lợi về thiên nhiên hằng năm ở Hội An để khai thác du lịch”; trước mắt chưa có khả thi, bởi cần có một lộ trình chặt chẽ, có hoạt động thử nghiệm với sự chung tay trách nhiệm của nhiều ngành chức năng, của cộng đồng để bảo đảm cứu hộ, an tồn tính mạng cho du khách.

Bên cạnh việc giữ cho được nguyên trạng phố cổ Hội An trước cơn lốc đơ thị hóa, thì điều quan trọng hơn là gìn giữ được hồn cốt của phố cổ. Hội An đang tiến hành dời dân, giảm tác động và mật độ kinh doanh, buôn bán trong phố cổ, xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng tại Cẩm Thanh…

Dự án “Lồng ghép văn hóa và du lịch” nhằm phát triển bền vững được triển khai đã mở đường cho việc khai thác tối đa lợi thế phát triển du lịch nhưng vẫn bảo tồn được di sản trước việc đầu tư mạnh như hiện nay. Ðó là việc huy động sự tham gia, đóng góp tích cực từ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư sinh sống trong và chung quanh các khu vực di sản. Dự án “Chiến lược tổng thể lồng ghép văn hóa và du lịch để phát triển bền vững” tại Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm và các di sản văn hóa thế giới Hội An, Mỹ Sơn với mục tiêu khai thác tối đa lợi thế để phát triển du lịch nhưng vẫn bảo vệ các di sản không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động du lịch. Khai thác du lịch bền vững là hướng đi phù hợp của Quảng Nam, không chỉ giúp việc khai thác du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao mà cịn bảo vệ, gìn giữ

những giá trị về tự nhiên, sinh thái cũng như văn hóa, xã hội; vừa đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp vừa nâng cao mức sống của dân cư.

Ủy ban nhân dân thành phố Hội An đã đầu tư gần 9 tỷ đồng để triển khai dự án khôi phục và phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch trong đó ưu tiên cải thiện cơ sở hạ tầng, cải tiến mẫu mã sản phẩm các làng nghề. Từ đó, nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ như đèn lồng, tượng, sản phẩm trang trí nội thất đã xuất khẩu sang thị trường châu Âu, châu Mỹ…

Ngồi ra, chính quyền cũng đã có nhiều chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch đến Hội An. Một trong những hoạt động đó là hội thảo tập huấn về thực hiện du lịch có trách nhiệm do tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Phòng Thương mại - du lịch Hội An tổ chức, các doanh nghiệp du lịch Quảng Nam đã được các chuyên gia du lịch tư vấn, hướng dẫn thực hành du lịch có trách nhiệm trong doanh nghiệp như xử lý môi trường, tiết kiệm điện, nước, quản lý chất thải. Đồng thời, cùng thảo luận, trao đổi và chia sẻ những thách thức khi thực hiện du lịch có trách nhiệm như thiếu thơng tin, cơng nghệ, nhận thức chưa đúng, chưa đủ, thiếu hợp tác dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, thiếu vốn đầu tư…

Ở Hội An, định hướng chiến lược phát triển du lịch và sự phát triển của ngành du lịch đặt ra trong thời kỳ đại hội nhập quốc tế ngày nay là phải: “Phát triển du lịch bền vững cho mục tiêu bảo tồn di sản vững chắc”. Phát triển du lịch nhưng vừa phải bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc trong văn hóa truyền thống, gắn với bảo tồn mơi trường sinh thái - nhân văn, đồng thời phải giữ gìn mơi trường xã hội, gắn với sinh hoạt văn hóa truyền thống; Vừa đáp ứng tối ưu các nhu cầu dân sinh của cư dân đương đại, vừa phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể để phục vụ, phát triển du lịch, cải thiện, nâng cao thu nhập đời sống của nhân dân; Vừa bảo vệ và ngày càng làm giàu thêm cho nền văn hóa của địa phương, dân tộc; Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa trách nhiệm bảo tồn di sản với lợi ích mang lại từ việc khai thác, phát huy giá trị của nó thơng qua du lịch - dịch vụ; Xem “văn hóa là động lực, mục

tiêu” cho sự phát triển của kinh tế du lịch và ngược lại phát triển du lịch phải nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển nền kinh tế bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân, hơn nữa phải nhằm mục tiêu bảo tồn, trao truyền di sản văn hóa, thiên nhiên cho hôm nay và thế hệ mai sau.

Các doanh nghiệp du lịch:

Tại Quảng Nam, xu hướng du lịch có trách nhiệm đang được nhiều doanh nghiệp khách sạn, lữ hành hướng đến. Trước đây, xu hướng này đã xuất hiện ở nhiều tour du lịch của Quảng Nam, hấp dẫn cả du khách lẫn cộng đồng cư dân địa phương nhưng nhiều người vẫn chưa gọi tên đó là “du lịch trách nhiệm”. Những yêu cầu đặt ra khi doanh nghiệp phát triển du lịch bền vững là không ảnh hưởng đến môi trường, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến những khu vực rộng lớn. Đồng thời tập trung phát triển những khu vực nhỏ như các bn làng, cộng đồng dân cư mà ít bị ảnh hưởng về văn hóa và xã hội. Lợi nhuận thu được sẽ chia sẻ với người dân địa phương và cộng đồng.

Các công ty du lịch ở Hội An cũng đưa ra nhiều sáng kiến để tăng lợi nhuận trong tình hình ngành du lịch ngày càng gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế, thiên tai, v.v…

Ở Công ty cổ phần Du lịch - dịch vụ Hội An đã xuất hiện nhiều sáng kiến, cải tiến kinh nghiệm, làm đòn bẩy đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng cho doanh nghiệp. Tiêu biểu là các sáng kiến như: “Cải tiến biện pháp quản lý, điều hành”; “Cải tiến lề lối làm việc”; “Cải tiến biện pháp quản lý chi phí”; “Khai thác bán vé máy bay trên các chặng quốc tế”; “Phương pháp tiếp cận, phục vụ du khách Nhật”, “Đa dạng thực đơn nhà hàng”; “Chống trộm”; “Cải tiến quy trình phục vụ khách Việt Nam”…

Nhờ có nhiều sáng kiến, nên dù bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính và thiên tai nhưng 9 tháng năm 2011, Cty cổ phần Du lịch - Dịch vụ Hội An đã đón hơn 41.500 lượt khách với cơng suất buồng phịng gần 66%; doanh thu hơn 70 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận đạt 21 tỷ đồng.

Về đầu tư: Với tiềm năng phát triển du lịch đa dạng và phong phú, Quảng Nam đang mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế trong lĩnh vực du lịch. Khơng ít nhà đầu tư quốc tế tỏ ra khá ấn tượng về sự phát triển du lịch của khu vực này. Điều đó được minh chứng qua số liệu thống kê về tốc độ phát triển các dự án du lịch tại Quảng Nam. Riêng trên tuyến đường ven biển kéo từ Điện Dương đến phố cổ Hội An đã được đăng ký lấp đầy, trong đó có nhiều dự án du lịch cao cấp đã đi vào hoạt động như Sân golf Montgomerie Link của Tập đoàn Indochina Land, Khu nghỉ 5 sao The Nam Hải, Palm Garden Resort, Golden Sand Resort & Spa, Hội An Beach Resort, Victoria Resort… Tính đến thời điểm hiện tại, riêng trên địa bàn Hội An đã có hơn 30 dự án du lịch được triển khai, với tổng vốn đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD. Nhà đầu tư tìm đến Quảng Nam nói chung và Hội An nói riêng đều nhờ vào sự cuốn hút bởi tiềm năng du lịch của địa phương này.

Người dân địa phương:

Mười năm qua, thành phố Hội An đã đầu tư hơn 65 tỉ đồng tu bổ 167 di tích. Ngồi ra, nhân dân cũng tự đầu tư hàng chục tỉ đồng để tu bổ di tích.

Một phần của tài liệu Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành du lịch ở thừa thiên huế (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w