Sở hữu là một phạm trù kinh tế dùng để chỉ quan hệ giữa người với người trong tổ chức sản xuất xã hội. Chủ thể sở hữu là người (hay nhóm người) có quyền chiếm hữu và định đoạt một (hay những) đối tượng cụ thể. Các đối tượng này thường được chia làm hai loại: một loại đang được sử dụng trong q trình sản xuất và do đó, có khả năng đem lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu; một loại chưa được sử dụng trong quá trình sản xuất, và do đó chỉ là tiềm năng trong việc mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu. Việc xác định chủ thể sở hữu của các loại đối tượng sở hữu rất phức tạp vì nảy sinh sự tranh chấp của các chủ thể sở hữu với mong muốn mở rộng phạm vi và quy mơ sở hữu để từ đó tăng lợi ích kinh tế. Việc xác định rõ ràng chủ sở hữu, xóa bỏ tình trạng "vơ chủ", gắn liền với xác định rõ quyền sở hữu là một trong những điều kiện quan trọng để huy động các yếu tố tiềm tàng vào quá trình sinh lợi.
Sở hữu được xem xét trên góc độ kinh tế và pháp lý. Nội dung kinh tế của sở hữu thể hiện ở chỗ nó là cơ sở, là điều kiện của sản xuất; do đó, biểu
hiện ở những lợi ích kinh tế, quyền lợi kinh tế mà chủ sở hữu được hưởng từ những cái mà họ sở hữu. Nội dung pháp lý của sở hữu thể hiện những quy định pháp luật về quyền hạn, quyền lợi và trách nhiệm của chủ sở hữu.
Quan hệ sở hữu là nội dung quan trọng nhất, quyết định các nội dung khác của quan hệ sản xuất vì về mặt ngun lý ai có quyền sở hữu thì có quyền quyết định quyền tổ chức, quản lý và phân phối kết quả sản xuất ra. Quyền sở hữu bao gồm 3 quyền cơ bản: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.
Sự tồn tại và phát triển của ngành du lịch cũng nằm trong tính quy luật đó, việc sử dụng và khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hay nhân lực du lịch trước hết đòi hỏi phải xác định rõ về mặt sở hữu. Thực hiện đa sở hữu trong phát triển du lịch bao gồm các loại hình và hình thức sở hữu khác nhau nhằm khai thác tối đa mọi nguồn lực của các chủ thể cho phát triển du lịch bao gồm nhà nước, doanh nghiệp, người dân địa phương hay du khách. Tình trạng "vơ chủ" trong quản lý các tài nguyên du lịch sẽ dẫn đến hệ quả có khai thác mà khơng có bảo vệ, trùng tu, cải tạo hay khơng gắn được quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình phát triển du lịch.