7 Công ty liên doanh khách sạn bờ sông Thanh Lịch
22.527 9 Công ty TNHH du lịch Bến
9 Công ty TNHH du lịch Bến
Thành - Phú Xuân Doanh nghiệp Nhà nước 19.545 10 Công ty TNHH du lịch
Hoàng Thành - Mecure
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
18.033
Nguồn: Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú: So với các địa phương khác ở
khu vực miền Trung, Thừa Thiên Huế có hệ thống sản phẩm, cơ sở dịch vụ lưu trú tương đối đa dạng về loại hình phục vụ, như: khu nghỉ dưỡng biển, khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, biệt thự du lịch... Bảng 2.15: Cơ sở lưu trú du lịch Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Số cơ sở lưu trú 163 279 285 347 463 Khách sạn 123 148 154 177 199 Cơ sở lưu trú khác 33 131 131 170 264 Tổng số phòng 3.625 4.896 6.125 6.401 7.358 Khách sạn 3.361 2.352 5.061 5.128 5.517 Cơ sở lưu trú khác 264 1.144 1.164 1.273 1.841 Tổng số giường 6.812 9.319 11.345 11.774 13.329 Công suất sử dụng (%) 69,3 72,6 70,5 70,4 70,7 Khách sạn 68,9 72,3 70,1 70,2 70,5 Cơ sở lưu trú khác 72,6 74,5 71,9 71,1 71,8
Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2011.
Qua các năm, số lượng cơ sở lưu trú ngày càng tăng.Nếu như năm 2007 mới chỉ có 163 cơ sở lưu trú thì đến năm 2011 thì số lượng cơ sở lưu trú tăng lên nhanh chóng với thêm 116 cơ sở lưu trú. Như vậy tính đến hết năm 2011 thì trên địa bàn tỉnh có đến 463 cơ sở lưu trú với tổng số phòng là 7.358 và tổng số giường là 13.329. Với số lượng cơ sở lưu trú này, du khách khơng phải lo ngại về tình trạng cháy phịng trong những thời kỳ cao điểm như dịp Lễ, Tết, Festival…
Biểu đồ 2.5: Số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2007-2011
Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2011.
Về loại hình cơ sở lưu trú thì chủ yếu là khách sạn, nhà nghỉ… ngồi ra cịn có một số loại hình cơ sở lưu trú khác. Năm 2011, trong tổng số 463 cơ sở lưu trú thì có đến 199 khách sạn.
Về hình thức sở hữu thì các cơ sở lưu trú hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân và sở hữu có vốn đầu tư nước ngồi. Trong đó, hình thức sở hữu tư nhân là chủ yếu với các loại hình doanh nghiệp do tư nhân làm chủ như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể…
Lưu trú là một trong những dịch vụ cơ bản nhất của ngành du lịch. Sự tăng trưởng của hoạt động kinh doanh lưu trú thể hiện sự phát triển của ngành du lịch tỉnh nhà. Trong đó, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã xuất hiện thêm nhiều khách sạn có tiêu chuẫn cao, các khu nghỉ dưỡng cao cấp… phục vụ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có một số lượng khơng nhỏ các khách sạn, các khu nghỉ dưỡng, resort đạt tiêu chuẩn 4 đến 5 sao với chất lượng tốt, đáp ứng đa dạng nhu cầu lưu trú của du khách khi đến Huế.
Bảng 2.16: Số lượng khách đến lưu trú tại một số khách sạn 4-5 sao
năm 2011 ở Thừa Thiên Huế Khách sạn Tân Hoàng Cung Indochina Palace Saigon Morin Century Riverside Green La Résidence Hương Giang Tiêu chuẩn 5 5 4 4 4 5 4 Lượt khách 18.457 3.456 38.651 33.171 43.752 25.670 35.892 Quốc tế 16.460 2.771 33.996 24.387 34.994 25.670 31.775 Nội địa 1.997 685 4.655 8.784 8.758 0 4.117 Doanh thu (triệu đồng) 36.345 28.560 58.156 22.458 53.477 32.698 29.552
Nguồn: Tổng hợp số liệu phịng Kế hoạch Tài chính các khách sạn trên.
Theo số liệu bảng 2.16 thì cùng với sự tăng lên của số lượng cơ sở lưu trú thì doanh thu của các cơ sở lưu trú cũng ngày càng tăng lên. Năm 2007, doanh thu của các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đạt 592.144 triệu đồng thì đến năm 2011 đã tăng lên thành 1.001.097 triệu đồng, tức là gần tăng gấp đơi. Trong đó, nếu xét về hình thức sở hữu thì các cơ sở lưu trú dưới hình thức sở hữu tư nhân chiếm phần lớn. Năm 2007, doanh thu của các cơ sở lưu trú tư nhân đạt 377.366 triệu đồng, chiếm 63,8% tổng doanh thu của tất cả các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh thì đến năm 2011, doanh thu của các cơ sở lưu trú tư nhân đạt 718.237 triệu đồng, chiếm 71,8%. Các cơ sở lưu trú có vốn đầu tư nước ngồi mặc dù rất ít nhưng lại thường là các cơ sở lưu trú có tiêu chuẫn cao, từ khách sạn 4,5 sao cho đến các khu nghĩ dưởng cao cấp.
Bảng 2.17: Doanh thu của các các cơ sở lưu trú Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2007-2011 phân theo thành phần kinh tế.
ĐVT: Triệu đồng 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng 592.144 732.611 734.174 838.283 1.001.097 Nhà nước 154.746 159.995 139.765 121.779 157.496 Tư nhân 377.336 493.840 520.784 622.514 718.237 FDI 60.062 78.776 73.625 93.990 125.364
Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2011.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành: Trên địa bàn có 25 đơn vị kinh
doanh lữ hành, trong đó có 14 đơn vị lữ hành quốc tế. Các đơn vị lữ hành quốc tế ngoài việc tập trung khai thác các thị trường truyền thống là Tây Âu, Bắc Mỹ, thời gian gần đây đã chuyển hướng khai thác mạnh thị trường các nước gần, khu vực đông bắc Á, các nước ASEAN. Về thị trường khách cũng thay đổi mạnh, nếu như năm 2001, các thị trường dẫn đầu là Pháp (27,56%), Úc (6,03%), Việt kiều (8,4%), Đức (6,88%) thì đến năm 2005 đã có sự chuyển dịch: Pháp vẫn dẫn đầu, tuy nhiên thị phần có giảm so với trước (16,61%), tiếp theo là Thái Lan (12,88%), Việt kiều (8,95%), Đức (7,59%). Một số thị trường trọng điểm của Du lịch VN có sự tăng trưởng khá nhưng đến Huế lại thấp như Trung Quốc (1,33%), Hàn Quốc (1,05%), Mỹ (5,78%), Nhật (5,04%), Úc (1,4%), Nga (0,39%) [34, tr.12].
Đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát các tuyến, điểm du lịch nằm trong tuyến Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân - Sơn Chà, tuyến Huế - A Lưới - Hương Trà và tổ chức Hội thảo phát triển tuyến du lịch này, tour khám phá và tìm hiểu cuộc sống trên phá Tam Giang, tour ngắm Thành phố Huế từ núi Ngự Bình, tour Thượng Thành…cho các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được tài nguyên du lịch nhằm xây dựng các tour tuyến mới. Hiện đã có một vài đơn vị như Chi nhánh VN tourist Hà Nội tại Huế, chi nhánh lữ hành quốc tế Mai Linh, Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang,…đưa vào khai thác một số tour mới như thăm hầm đường bộ Hải Vân, Làng cổ Phước Tích, khu chứng tích Chín Hầm,…
Bảng 2.18: Doanh thu của các các cơ sở lữ hành Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2007-2011 phân theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng 57.048 64.589 75.331 81.392 102.020 Nhà nước 44.755 50.671 55.214 51.347 66.731 Tư nhân 9.818 11.116 15.640 24.158 27.262 FDI 2.475 2.802 4.477 5.887 8.027 71
Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2011.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ văn hố và vui chơi giải trí: Với mục
tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, đồng thời thoả mãn nhu cầu khám phá, thưởng thức của khách du lịch; việc phục hồi các loại hình văn hố truyền thống đạt được nhiều thành quả đáng biểu dương thông qua việc tổ chức thành công các kỳ Festival, các nhà sáng tác, nghệ sĩ, nghệ nhân và học sinh sinh viên các trường Đại học Nghệ Thuật Huế đã góp phần lưu giữ và phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc, độc đáo của Di sản phi vật thể Huế đưa vào phục vụ du lịch có hiệu quả. Nhiều điểm vui chơi giải trí, các cơng trình phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn cho nhân dân và cho du khách được xây dựng.
Hệ thống các nhà hàng trên địa bàn có sự tăng nhanh về lượng và chất; trong đó một số nhà hàng được đầu tư lớn, đủ tiện nghi và điều kiện phục vụ, đáp ứng được nhu cầu của đối tượng khách có thu nhập và chi tiêu cao.
Doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ hàng hoá lưu niệm: Ngành Du
lịch đã phối hợp với Sở Công nghiệp tập trung chỉ đạo việc khôi phục một số làng nghề truyền thống tiêu biểu phục vụ du lịch; đã điều tra khảo sát để tìm biện pháp phát triển các làng nghề như: phát triển làng nghề mây tre đan, mộc mỹ nghệ ở Phong Điền, đúc đồng ở Thành phố Huế. Sở công nghiệp đã tổ chức các cuộc thi sáng tác mẫu hàng thủ cơng mỹ nghệ, đa dạng hóa sản phẩm hàng lưu niệm, các cơ sở đã tổ chức sản xuất các sản phẩm dự thi được giải, hình thành mạng lưới bán hàng lưu niệm tại các điểm tham quan. Nhờ vậy đã góp phần xuất khẩu tại chỗ, tăng kim ngạch xuất khẩu cho địa phương.