Mơ hình tổ chức quản lý du lịch ở Thừa Thiên Huế được thể hiện rõ ở sơ đồ 2.1, trong đó UBND chịu trách nhiệm quản lý chung, giao nhiệm vụ cho cơ quan chủ quản trực tiếp chuyên ngành là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối kết hợp với các sở ban ngành có liên quan và chính quyền các huyện, thành phố trực thuộc tiến hành quản lý, quy hoạch, khai thác các tài nguyên du lịch cũng như quản lý các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tác động lên tài nguyên du lịch nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách.
Quá trình phát triển ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007- 2011 đã đem lại những lợi ích kinh tế to lớn, tạo được bước chuyển biến tích cực về tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà, góp phần đưa Thừa Thiên Huế trở thành một trọng điểm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, cụ thể là:
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có sự chuyển dịch theo
hướng hợp lý, trong đó khu vực nơng, lâm, thủy sản tuy tăng lên về giá trị tuyệt đối nhưng ngày càng giảm về tỷ trọng đóng góp trong tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế tỉnh.
Bảng 2.9: Cơ cấu tổng giá trị sản xuất theo theo giá thực tế phân theo
khu vực kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007-2011
ĐVT: %
2007 2008 2009 2010 2011
Nông, lâm, thủy sản 18,8 18,2 16,5 14,6 15,1 Công nghiệp, xây dựng 38,0 36,5 37,6 39,8 38,9 Thương mại, dịch vụ 43,2 45,3 45,9 45,6 46,0
Tổng 100 100 100 100 100
Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2011.
Cụ thể, tỷ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản đã giảm từ 18,8% năm 2007 xuống còn 15,1% năm 2011. Cùng với đó, là sự tăng lên tương ứng của tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ. Theo số liệu ở bảng 2.9, có thể thấy tỷ trọng của khu vực cơng nghiệp và dịch vụ đã tăng từ 71,2% năm 2007 lên 84,9% năm 2011; trong đó tỷ trọng khu vực cơng nghiệp cơ bản ổn định ở
mức 38% và tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 43,2% năm 2007 lên 46,0% năm 2011. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa này có sự đóng góp khơng nhỏ của ngành du lịch tỉnh nhà.
Biểu đồ 2.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007-2011
Năm 2007 Năm 2011
Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2011.
Tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh nhà nhằm tái đầu tư cho quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và bản thân ngành du lịch nói riêng. Nguồn vốn ngân sách là một nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế và thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay, trong nguồn thu của vốn ngân sách của tỉnh thì nguồn thu chủ yếu vẫn từ khu vực công nghiệp mà nổi bật là công ty Bia Huế (khoảng 40%) và thu từ thuế xuất nhập khẩu thì ngành du lịch cũng là một trong những ngành có nhiều đóng góp cho nguồn vốn ngân sách của tỉnh.
Bảng 2.10: Nộp ngân sách của ngành du lịch Thừa Thiên Huế 2007-2011
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Nộp ngân sách 38.480 50.187 70.670 90.145 105.751 Tổng thu ngân sách 1.554.453 1.869.620 2.580.000 3.223.400 3.622.974 % tổng thu ngân sách 2,48 2,68 2,74 2,80 2,92
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế.
Theo số liệu bảng 2.10, chúng ta thấy bản thân số nộp ngân sách của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã có sự tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 2007, số nộp ngân sách chỉ có 37.480 triệu đồng thì đến năm 2011 đã tăng lên thành 105.751 triệu đồng, tức là đã gấp khoảng 3 lần. Mặc dù, tỷ lệ đóng góp ngân sách của ngành du lịch chưa lớn, chỉ chiếm khoảng 3% tổng thu ngân sách trên địa bàn nhưng đó cũng là một sự nỗ lực cố gắng của ngành du lịch trong bối cảnh cịn nhiều khó khăn. Doanh thu ngành du lịch chủ yếu quay trở lại phục vụ cho mục đích tơn tạo, bảo tồn và phục dựng các sản phẩm du lịch cũng như phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch nên việc đóng góp ngân sách như vậy cũng là một thành tựu đáng kể của ngành du lịch.
Bảng 2.11: Chi ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007-2011
ĐVT: Triệu đồng
2007 2008 2009 2010 2011
Tổng chi 1.594.809 2.359.837 3.531.000 4.779.748 5.504.539