các chủ thể ngành du lịch rút ra cho tỉnh Thừa Thiên Huế
Từ những kinh nghiệm giải quyết hài hịa mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong ngành du lịch ở Singapore, Thái Lan và thành phố Hội An, chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm cho tỉnh Thừa Thiên Huế tham khảo và vận dụng, cụ thể là:
Để có thể đảm bảo hài hịa lợi ích kinh tế giữa các chủ thể, trước hết phải tập trung nguồn lực của toàn xã hội, của mọi chủ thể nhằm phát triển ngành du lịch địa phương phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững. Từng bước thực hiện xã hội hóa ngành du lịch.
Chính quyền địa phương giữ vai trò quan trọng trong việc quy hoạch, tổ chức và quản lý ngành du lịch phát triển theo hướng hiệu quả nhất, trong đó có vấn đề giải quyết hài hịa mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong
quá trình phát triển của ngành du lịch. Vai trị của chủ thể nhà nước trong quá trình phát triển ngành du lịch nói chung và giải quyết hài hịa mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia hoạt động của ngành là rất quan trọng.
Trong quá trình phát triển của ngành du lịch, lợi ích kinh tế của mỗi chủ thể có một xu hướng vận động riêng, đặc thù, thậm chí xung đột nhau nên để đảm bảo cho q trình hưởng thụ lợi ích kinh tế của các chủ thể đảm bảo được tính hài hịa cần phải có một cơ chế phối hợp thống nhất giữa các chủ thể. Cần quy định rõ ràng và minh bạch quyền lợi và trách nhiệm mỗi chủ thể trong sự phát triển chung của ngành du lịch. Cơ chế này được xây dựng trên cơ sở đánh giá, phân tích lợi ích kinh tế của mỗi chủ thể và kết hợp tốt giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của quá trình phát triển ngành du lịch.
Phát triển du lịch theo hướng phát triển bền vững, có sự liên kết giữa các chủ thể trong việc phát triển du lịch, từ khâu quy hoạch, quản lý đến tổ chức kinh doanh, hoạt động. Phát huy hết mọi tiềm lực của tất cả các chủ thể kinh tế nhằm tạo động lực, sức mạng tổng hợp để phát triển du lịch. Thực hiện xã hội hóa du lịch.
Tăng cường và chú trọng công tác vận động tuyên tuyền, minh bạch thông tin để mỗi chủ thể tham gia ngành du lịch thấy được mối quan hệ lợi ích thống nhất với các chủ thể khác trong quá trình phát triển của ngành du lịch địa phương để giảm xung đột, tăng cường liên kết, hỗ trợ nhau.
Quan tâm tới việc tái đầu tư cho sự phát triển của du lịch, sử dụng các lợi ích kinh tế do du lịch mang lại để đầu tư tái tạo, trùng tu và xây dựng mới tài nguyên du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch… đáp ứng nhu cầu hội nhập của ngành. Cần có sự hỗ trợ kịp thời của nhà nước cho các chủ thể kinh tế phát huy được lợi thế của mình trong quá trình tham gia vào hoạt động của ngành du lịch.
Chương 2