Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành du lịch ở thừa thiên huế (Trang 49 - 51)

Với tư cách là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của miền Trung thì cũng với quá trình phát triển của ngành du lịch, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng được một cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ phục vụ cho ngành du lịch.

Mạng lưới giao thông: Nằm ở trung độ cả nước, với sự phát triển triển

đồng bộ của hệ thống mạng lưới giao thông bao gồm giao thông đường hàng không (sân bay quốc tế Phú Bài), đường bộ (tồn tỉnh có 2.500km đường bộ), đường sắt (tuyến đường sắt Bắc-Nam qua Huế dài 101,2km) và đường thủy (cảng nước sâu Chân Mây-Lăng Cô và cảng Thuận An)… tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận chuyển của du khách từ khắp Việt Nam và trên thế giới đến với Thừa Thiên Huế.

Hệ thống điện, nước: Hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế được nhận điện từ

hệ thống điện Quốc gia qua các tuyến đường dây 110 kV Đà Nẵng - Huế, tuyến Đồng Hới - Huế và đường dây Hòa Khánh - Huế (chiều dài 80 km, dây dẫn ACSR-400) thông qua các trạm biến áp sau: Trạm 220 kV Huế có cơng suất 1x125 MVA điện áp 220/110 kV, trạm này vận hành từ 08/2002, được

xây dựng trên cơ sở mở rộng trạm 110 kV Huế 1, nằm trên địa bàn xã Thủy An - Thành phố Huế (gần Ngự Bình). Trạm 220 kV Huế nhận điện từ trạm biến áp 500 kV qua đường dây 220 kV Đà Nẵng - Huế. Công ty TNHH Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế có 10 nhà máy trực thuộc, với cơng suất thiết kế 99.200m3/ngày đêm, năm 2010, nâng tổng công suất đạt 206.500m3/ngày đêm, trong đó, cấp nước cho cho 111/152 phường xã, thị trấn trong tỉnh, trong đó: 100% dân thành phố Huế, 90% dân các thị trấn thị tứ và các xã vùng ven.

Hệ thống thơng tin truyền thơng: Có thể nói hệ thống thơng tin truyền

thơng đã được hiện đại hóa và phát triển mạnh, đảm bảo nhu cầu trong nước và quốc tế, là một trong những trung tâm thông tin lớn của cả nước. Tồn tỉnh có gần 200 điểm giao dịch bưu điện, mạng lưới viễn thơng phủ sóng mạnh, đường truyền tốt với đa dạng các nhà cung cấp mạng như Mobifone, Vinaphone, Viettel Telecom, FPT, EVN Telecom…

Cơ sở lưu trú: Ngành du lịch tỉnh có hệ thống sản phẩm, cơ sở dịch vụ

lưu trú tương đối đa dạng: khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghĩ, nhà khách, biệt thự du lịch, nhà vườn… Tính hết năm 2011, cả tỉnh có 535 cơ sở lưu trú trong đó có 199 khách sạn với tổng số 9.570 phịng, khoảng 12.246 giường… đáp ứng tốt số lượng và chất lượng cho du khách khi đến Huế.

Cơ sở ăn uống, vui chơi: Huế là đất ẩm thực. Món ăn Huế đa dạng,

phong phú, đậm đà đem lại cho du khách nhiều sự lựa chọn cũng như sự thỏa mãn cao độ. Ẩm thực Huế là một lợi thế trong phát triển du lịch ở Huế. Các điểm vui chới, giải trí ở Huế chưa thật phong phú nhưng cũng có những dịch vụ đặc trưng phần nào đáp ứng được nhu cầu của du khách như du thuyền sông Hương, nghe ca Huế, phố đêm và ẩm thực Nguyễn Đình Chiểu, café nghe nhạc cung đình, nhạc Trịnh…

Các cơ sở đào tạo du lịch: Hệ thống cơ sở đào tạo du lịch của thành phố

có bước phát triển tích cực, với 01 khoa trực thuộc Đại học Huế đào tạo hệ đại học nhiều chuyên ngành liên quan đến du lịch, 01 trường đào tạo hệ cao

đẳng ngành quản trị kinh doanh khách sạn, lữ hành, nhà hàng. Ngồi ra, cịn có hệ thống trường trung cấp và trường nghề đạo tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của du lịch tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành du lịch ở thừa thiên huế (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w