Lợi ích kinh tế của du khách

Một phần của tài liệu Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành du lịch ở thừa thiên huế (Trang 84 - 85)

- Cơ hội làm việc trong cơ sở kinh doanh du lịch 12 5

8 Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng 5.97 15.42 12.94 47.26 1.41 3.57 9Môi trường sinh thái bị ảnh

2.2.4. Lợi ích kinh tế của du khách

Dưới góc độ của du khách, thì du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của con người. Những du khách khác nhau sẽ có những nhu cầu du lịch khác nhau, do vậy họ chọn những điểm du lịch, những hoạt động giải trí khác nhau. Với họ, du lịch như là một cơ hội để tìm kiếm những kinh nghiệm sống, sự thỏa mãn một số các nhu cầu về vật chất và tinh thần.

Có tác giả đã khẳng định rằng: "Du lịch là tồn bộ các hoạt động khơng sinh lợi của con người khi họ rời khỏi nơi thường trú của mình". Du lịch là hoạt động tiêu dùng và khơng sinh lợi là xét ở bản thân du khách, du khách phải sử dụng toàn bộ phần thu nhập của họ khi đi du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu ở, ăn uống, vận chuyển, giải trí... Quan điểm này khơng nhận được nhiều sự đồng tình nhiều vì: Thật vậy, có một sự trao đổi giá trị kinh tế (hữu hình) của tiền bạc - tài sản bỏ ra để đổi lấy cái mà bằng mắt khơng thể thấy

được, đó là các giá trị phi kinh tế - các giá trị văn hóa (vui chơi, giải trí, phát triển tinh thần của con người). Do đó, đã có nhận định rằng: "Du lịch có thể được định nghĩa như một sự trao đổi giữa một giá trị kinh tế (hao mòn của các tài sản - vật tư, tiền) đổi lấy những giá trị văn hoá (thẩm mỹ, tinh thần, sự khối lạc). Ví như một con gà quay thơm lừng uống kèm với một chai rượu ngon được ăn uống tại nhà hàng bình thường so với dùng tại một nhà hàng sang trọng sẽ cho ta một sự khối cảm về vị giác mà khơng thể nào phân tích được hết những ý nghĩa trao đổi của nó. Vì thế, du lịch được xem như là một kinh nghiệm của con người.

Du khách chính là đối tượng phục vụ trực tiếp của ngành du lịch. Các chủ thể khác (chính quyền địa phương, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, người dân sở tại) tham gia vào hoạt động của ngành du lịch thực chất là tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Nhu cầu của du khách về các sản phẩm du lịch quyết định đến những tính tốn và lợi ích kinh tế của các chủ thể khác. Bởi suy cho cùng, du khách là người chi tiền cuối cùng trong chuỗi giá trị du lịch. Tức là người thực hiện giá trị các sản phẩm du lịch.

Để đánh giá được thực trạng lợi ích kinh tế của du khách thông qua chuyến du lịch của họ đặc biệt là thông qua chuyến đi đến Thừa Thiên Huế, tôi đã xây dựng bảng hỏi và thu thập ý kiến của hơn 200 du khách trong và ngồi nước nhằm phân tích ý kiến của khách du lịch về những lợi ích và nhu cầu của họ.

Một phần của tài liệu Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành du lịch ở thừa thiên huế (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w