Lợi ích kinh tế của Nhà nước

Một phần của tài liệu Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành du lịch ở thừa thiên huế (Trang 60 - 62)

Dưới góc độ của chính quyền sở tại, hoạt động du lịch được hiểu như là việc tổ chức các hoạt động về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách. Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng, được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành chính và lưu trú tạm thời của cá thể. Du lịch là một cơ hội để bán các sản phẩm địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thu nhập từ các khoản thuế trực tiếp và gián tiếp, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương. Ở nhiều nước, du lịch tạo ra nguồn thu nhập rất lớn cho ngân sách quốc gia nói chung và góp phần tăng ngân sách cho địa phương nói riêng.

Chủ thể nhà nước, mà trực tiếp ở đây là chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các ban ngành liên quan tổ chức quản lý, quy hoạch và phát triển du lịch tỉnh nhà nhằm tạo động lực phát triển kinh tế, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra như tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tạo việc làm, giảm thất nghiệp, tăng cường liên kết kinh tế khu vực và thế giới…

Chính quyền địa phương là một chủ thể kinh tế cấu thành tham gia vào hoạt động của ngành du lịch, đồng thời giữ vai trò quy hoạch, quản lý các chủ thể kinh tế khác trong quá trình tham gia vào ngành du lịch tùy theo mức độ, tính chất với những phương thức và cơ chế khác nhau.

Do đó, trước hết phải xây dựng một mơ hình quản lý thống nhất trong ngành du lịch, phân cấp, phân nhiệm rõ ràng, minh bạch nhằm giúp cho bộ máy quản lý du lịch địa phương hoạt động thơng suốt, có hiệu quả. Có như

vậy mới tạo điều kiện hỗ trợ các chủ thể kinh tế khác trong quá trình tham gia vào ngành du lịch tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành du lịch ở thừa thiên huế (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w