Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành du lịch ở thừa thiên huế (Trang 32 - 34)

Thái Lan là nước có ngành du lịch phát triển mạnh ở châu Á. Truyền thống văn hóa và sự mến khách của nhân dân Thái Lan là yếu tố quan trọng góp phần tăng cường thu hút khách du lịch đến với đất nước này. Ngành du lịch là ngành thu được nguồn ngoại tệ chủ yếu và cao hơn các ngành sản xuất khác của Thái Lan. Hàng năm, Thái Lan đón một lượng khách du lịch quốc tế trên 10 triệu lượt người. Thị trường khách quốc tế chủ yếu của Thái Lan là các nước trong khối ASEAN, châu Á, châu Âu như Pháp, Đức, Bỉ…

Thái Lan đứng thứ 41 trong bảng xếp hạng sức cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch do họ có những tài nguyên thiên nhiên phong phú và có sức hấp dẫn mạnh mẽ trong du lịch và lữ hành. Người dân Thái Lan rất thân thiện với khách du lịch. Chỉ số ưu tiên cho phát triển du lịch và lữ hành, cũng giống như Malaysia, Thái Lan xếp thứ 12 với rất nhiều chiến dịch tuyên truyền thành công và cạnh tranh cao về giá. Tuy nhiên, Thái Lan cũng có những điểm yếu: tuy chính phủ Thái Lan rất ưu tiên cho phát triển du lịch song một số chính sách như giới hạn các tổ chức thuộc sở hữu nước ngoài, hạn chế cấp thị thực cho nhiều đối tượng khách du lịch và thời hạn chờ được cấp phép kinh doanh tại Thái Lan khá dài. Những nhân tố này hạn chế sự phát triển của ngành.

Năm 2005, Chính phủ Thái Lan đang đẩy mạnh đầu tư vào ngành cơng nghiệp khơng khói này với mục tiêu đón 13 triệu khách quốc tế, đem về 409 tỷ baht (tương đương khoảng 10 tỷ USD).

Cơ quan Du lịch Quốc gia Thái Lan, gọi tắt là TAT là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất, có trách nhiệm xúc tiến và phát triển du lịch Thái Lan. TAT là cơ quan trực thuộc Chính phủ, hoạt động độc lập. Sự hoạt động của TAT rất đạt hiệu quả, bởi có chiến lược và biết tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu thị trường và xúc tiến quảng bá, sau đó đưa ra định hướng và những giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp thực hiện. TAT ln phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan đến du lịch để chỉ đạo các doanh nghiệp triển khai các hoạt động du lịch; qua đó, liên tục đề xuất, trình Chính phủ phê duyệt từ

các chính sách, chiến lược cho đến các chiến dịch, chương trình xúc tiến quảng bá từng thị trường khách cụ thể, trong từng giai đoạn nhất định.

Trong nhiều năm liên tục, một trong những yếu tố quan trọng đã giúp ngành Du lịch Thái Lan mang lại lợi nhuận cao nhất cho quốc gia này là các chiến dịch quảng bá và xúc tiến đa dạng như: Năm 1982 là Rattanakosin Bicentennial; 1987 và năm 1992 đều có chủ đề là Năm Du lịch Thái Lan; hai năm liền 1998 - 1999 là Chiến dịch Amazing Thailand… Năm 1997, khi Thái Lan rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế thì chính du lịch là ngành kinh tế chủ đạo góp phần đưa nền kinh tế Thái Lan từ chỗ thâm hụt, giảm sút đến mức ổn định và dần tăng trưởng trở lại.

Tuy nhiên, chiến lược phát triển KT-XH của Thái Lan về du lịch là tăng cường, tập trung thu hút khách, tăng nguồn thu cho ngân sách, nhưng sự bùng nổ du lịch đó đã mang đến cho Thái Lan những tác động tiêu cực đối với các tài nguyên du lịch như vấn đề suy thối, ơ nhiễm mơi trường, thay đổi sắc thái nền văn hóa. Nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực đó, Chính phủ Thái Lan đã chuyển mục tiêu phát triển du lịch, tập trung vào việc nâng cao phần đóng góp tăng trưởng kinh tế của đất nước, bảo vệ môi trường trên cơ sở phát triển một cách ổn định và cân bằng, khuyến khích phát triển các nguồn lực, đảm bảo năng lực tham gia vào quá trình phát triển du lịch.

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, TAT đã đưa ra các chính sách cụ thể nhằm xúc tiến, phát triển du lịch trong giai đoạn tiếp theo như sau:

Khơi phục và giữ gìn các tài ngun du lịch, bảo vệ mơi trường, văn hóa nghệ thuật thơng qua việc ưu tiên phát triển du lịch bền vững.

Thúc đẩy hợp tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân, phối hợp với cộng đồng địa phương trong quá trình khai thác, phát triển và quản lý tài nguyên du lịch.

Hỗ trợ phát triển các đối tượng cung cấp dịch vụ cho du khách thông qua việc áp dụng các tiến bộ về khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng, phối hợp xúc tiến, quảng bá phát triển các hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thơng và các tiện ích phục vụ du lịch.

Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ du lịch cả về số lượng và chất lượng.

Thực hiện nghiêm túc các quy định trong việc đảm bảo an ninh cho du khách và môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp du lịch.

Ngoài ra, đối với các vấn đề liên quan đến du lịch, Thái Lan cũng có những chính sách cụ thể như: đối với Hàng khơng; giao thông đường bộ; du lịch đường biển; vấn đề thủ tục visa và cảnh quan, môi trường du lịch…

Một phần của tài liệu Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành du lịch ở thừa thiên huế (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w