Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành du lịch ở thừa thiên huế (Trang 108 - 111)

- Cơ hội làm việc trong cơ sở kinh doanh du lịch 12 5

5 Các doanh nghiệp du lịch ở điểm đến

3.2.4. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh.

Du lịch văn hố là loại hình du lịch chủ đạo của tỉnh, tập trung vào việc

khai thác tiềm năng văn hoá đặc biệt là các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của di sản văn hố cố đơ Huế, các sản phẩm chính bao gồm: Du lịch tham quan di tích lịch sử văn hố, chủ yếu ở khu vực cố đô Huế với các điểm tham quan chính như hệ thống lăng mộ các vua Nguyễn, đàn Nam Giao, kinh thành Huế, Sông Hương, Núi Ngự…Du lịch tham quan, văn hoá đồng bào các dân tộc ít người, di tích lịch sử, tập trung ở khu vực A Lưới nơi có đồng bào dân tộc thiểu số Pa cơ - Tà Ơi; Du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng tại Thành phố Huế, các huyện trong tỉnh và đặc biệt là tuyến tham quan dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử.

Du lịch lễ hội: khai thác tiềm năng về lễ hội của các khu vực dân cư

quanh Thành phố Huế, nghiên cứu hướng mở rộng phạm vi của festival Huế đưa Huế trở thành một thành phố festival; Xây dựng festival nghề truyền thống của Thừa Thiên Huế (tổ chức vào các năm lẻ) thành lễ hội ở cấp độ quốc gia để kết hợp cùng festival Huế (vào các năm chẵn).

Du lịch làng nghề: tập trung khai thác các làng nghề thủ cơng được hình

thành trong quá trình xây dựng kinh thành Huế.

Du lịch nghỉ dưỡng: Du lịch nghỉ dưỡng biển, tập trung ở các khu vực

biển như Thuận An, Lăng Cô, Cảnh Dương và các bải biển khác thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc...; Du lịch nghỉ dưỡng núi, tập trung ở các khu vực vườn quốc gia Bạch Mã, vùng núi Phía Tây; Du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh chủ yếu ở khu vực suối khoáng Mỹ An, Thanh Tân.

Du lịch biển: Phát triển ở các khu vực dọc theo bờ biển phía Đơng tại các

bãi tắm đẹp như Lăng Cơ, Thuận An, Cảnh Dương với các sản phẩm chính như tắm biển, thể thao trên biển như lặn biển, dù bay, xuồng máy tốc độ cao.

Du lịch sinh thái: Khai thác tiềm năng sinh thái của Thừa Thiên Huế với

các sản phẩm chính: Du lịch sinh thái rừng tại khu vực vườn quốc gia Bạch Mã,

khu vực rừng nguyên sinh phía Tây tỉnh, khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, A Roàng…; Du lịch sinh thái hồ, phát triển ở khu vực đầm Cầu Hai, phá Tam Giang, Hồ Truồi…, các hồ nước nhân tạo như hồ Tả Trạch, hồ thuỷ điện sơng Bồ, hồ Bình Điền…; Du lịch sinh thái đầm phá, phát triển ở khu vực phá Tam Giang…; Du lịch sinh thái biển: tại các khu vực có tiềm năng du lịch biển như khu vực Lăng Cô, Chân Mây, Khu vực Cảnh Dương, Khu vực đảo Sơn Chà.

Du lịch vui chơi giải trí: Thừa Thiên Huế là một điểm đến nổi bật, hấp

dẫn khách du lịch trong thời gian tới do đó, một trong những loại hình sản phẩm du lịch có vai trị quan trọng cần phát triển đó là các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí. Loại hình sản phẩm này sẽ tập trung phát triển các khu vực trọng điểm phát triển du lịch đặc biệt là dịch vụ Casino giành cho khách du lịch nước ngồi ở khu du lịch tổng hợp Lăng Cơ (thuộc khu vực Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân) và các loại hình vui chơi giải trí tại Thành phố Huế và vùng lân cận.

Du lịch hội nghị hội thảo: Loại hình du lịch hội nghị hội thảo phát triển

trên cơ sở kết hợp nhu cầu du lịch với công việc là một xu hướng tất yếu và có sự phát triển mạnh mẽ. Đây được coi là loại hình du lịch chính trong tương lai khi xu thế hội nhập kinh tế thế giới càng ngày càng phát triển nhanh chóng. Loại hình du lịch này sẽ tập trung phát triển ở khu vực Thành phố Huế sẽ khai thác được hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển của Thành phố Huế.

Xây dựng các tuyến du lịch mới, hấp dẫn:

Các tuyến du lịch nội tỉnh: Tuyến du lịch văn hố Cố đơ Huế; Thành phố

Huế - Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân; Thành phố Huế - Thuận An - Phá Tam Giang - Đầm Cầu Hai; Thành phố Huế - A Lưới - Đường mịn Hồ Chí Minh; Thành phố Huế - Nam Đơng; Thành phố Huế - Quảng Điền - Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền; Thành phố Huế qua cửa Tư Hiền đến Cảnh Dương - Chân Mây - Lăng Cô; Thành phố Huế - Bạch Mã - Hồ Truồi; Thành phố Huế - Làng cổ Phước Tích - Khu nước nóng Thanh Tân;...

Các tuyến du lịch liên tỉnh: Tuyến du lịch Huế - A Lưới - Đường mịn

Hồ Chí Minh - Khe Sanh - Lao Bảo; Tuyến du lịch Huế - Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân - Đà Nẵng - Hội An; Tuyến du lịch con đường di sản (Quảng Bình - Huế - Quảng Nam); Tuyến du lịch thăm chiến trường xưa (DMZ) Huế - Quảng Trị - Quảng Bình.

Tuyến du lịch liên quốc gia: Tuyến du lịch theo cửa khẩu Lao Bảo: Huế -

Lao Bảo - Lào - Thái Lan; Tuyến du lịch Huế - A Lưới - Cửa khẩu S 3 - Saravan - Chăm Pasắc - Thái Lan; Tuyến du lịch A Lưới - Cửa khẩu S 10 - Sê Kông; Tuyến du lịch quốc tế qua sân bay Phú Bài.

Tuyến du lịch biển: Tuyến du lịch biển với cảng Chân Mây là đầu mối

đưa đón khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế theo tàu biển.

Một phần của tài liệu Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành du lịch ở thừa thiên huế (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w