Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành du lịch ở thừa thiên huế (Trang 103 - 105)

- Cơ hội làm việc trong cơ sở kinh doanh du lịch 12 5

5 Các doanh nghiệp du lịch ở điểm đến

3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch

Qua kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và khu vực cho thấy công tác đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát triển của đất nước. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang hình thành và ảnh hưởng sâu rộng đến tư duy quản lý, tư duy kinh tế và phương thức sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để đạt được những mục tiêu dự án đặt ra, vấn đề xây dựng một đội ngũ cán bộ, doanh nhân có

năng lực và một đội ngũ công nhân lành nghề tham gia hoạt động du lịch là vai trị hết sức quan trọng.

Có thể nói tư duy kinh doanh, nghiệp vụ và phương thức tiếp cận của các doanh nghiệp du lịch của tỉnh nhìn chung trình độ cịn thấp, tính chuyên nghiệp chưa cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đội ngũ công nhân lành nghề cho từng cơng đoạn phục vụ cịn thiếu, vì vậy cần phải có chiến lược đào tạo cán bộ quản lý, các doanh nhân, công nhân kỹ thuật trực tiếp tham gia...để thực hiện chiến lược phát triển du lịch Thừa Thiên Huế.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến nghiệp vụ, thông tin thị trường cho cán bộ công nhân hoạt động kinh doanh du lịch. Chú trọng hơn nữa thực hiện việc chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực du lịch thông qua các tổ chức, hiệp hội hoạt động du lịch trong nước và quốc tế.

Phát triển mạnh nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch. Có chính sách thu hút lực lượng chuyên gia du lịch để cùng với số nhân lực hoạt động du lịch của tỉnh tạo hạt nhân cho việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý cũng như kinh doanh du lịch.

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch đối với lao động địa phương bằng các chính sách hỗ trợ trong đào tạo hướng nghiệp dạy nghề, vận động các doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch ưu tiên sử dụng nguồn lao động này, nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo.

Du lịch là một ngành kinh tế địi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách, địi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên, lễ tân…hết sức cao.

Để đáp ứng được yêu cầu trên, cần phải có một chương trình đào tạo tồn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành thuộc các khu vực nhà nước, liên doanh và tư nhân. Những giải pháp chính của một chương trình như trên bao gồm:

Tiếp tục tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh

Một phần của tài liệu Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành du lịch ở thừa thiên huế (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w