Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành du lịch ở thừa thiên huế (Trang 51 - 59)

Lượt khách đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007-2011 có xu hướng tăng, bất chấp những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2009. Thừa Thiên Huế vẫn là một điểm đến yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước.

Bảng 2.1: Lượt khách đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007- 2011

ĐVT: Lượt khách

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Lượt khách 1.517.790 1.680.000 1.430.000 1.486.433 1.604.350 Quốc tế 666.590 790.750 601.113 612.463 653.856 Nội địa 851.200 889.250 828.887 873.970 950.494

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế.

Trong giai đoạn 2007-2011, trung bình mỗi năm Thừa Thiên Huế đón khoảng 1,5 triệu lượt khách. Nếu như năm 1991, Thừa Thiên Huế mới chỉ đón khoảng 119.488 lượt khách thì năm 2011 con số đó đã thành 1.604.350 lượt khách, tức là gấp gần 14 lần. Trong 5 năm (2007-2011), có khoảng 7,8 triệu lượt khách đến Thừa Thiên Huế. Trong cơ cấu lượt khách đến Thừa Thiên Huế thì khách quốc tế chiếm khoảng trên 40%, còn khoảng 60% là khách nội địa. Năm 1991, khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế chỉ khoảng 14.814 lượt thì đến năm 2011 đã tăng lên gấp khoảng 45 lần, tức là 653.856 lượt khách. Khách nội địa cũng có xu hướng tăng tương tự. Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế thì tính đến hết tháng 7 năm 2012 thì ngành du lịch tỉnh nhà đã đón khoảng 1.091.542 lượt khách trong đó có 448.744 lượt khách quốc tế (chiếm khoảng 41,11%) và 642.798 lượt khách

nội địa (chiếm khoảng 58,89%). Dự báo năm 2012, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đón khoảng 1,8 triệu lượt khách.

Biểu đồ 2.1: Lượt khách đến Huế giai đoạn 2007 - 2011

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế.

Cùng với sự tăng lên của lượt khách du lịch đến Thừa Thiên Huế thì số ngày khách cũng tăng lên trong giai đoạn 2007-2011. Năm 2007, số ngày khách là 3.079.420 thì đến năm 2011 đã tăng lên thành 3.304.961 ngày khách, tức là tăng thêm khoảng 300.000 ngày khách. Nhìn chun, số ngày lưu trú bình quân của du khách đến Thừa Thiên Huế vẫn thấp, khoảng 2 ngày/người.

Bảng 2.2: Tổng số ngày khách đến Huế giai đoạn 2007 - 2011

ĐVT: Ngày khách

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Ngày khách 3.079.420 3.478.750 2.888.600 3.002.595 3.304.961 Quốc tế 1.376.320 1.689.970 1.214.248 1.237.176 1.340.405 Nội địa 1.703.100 1.788.780 1.674.352 1.765.419 1.964.556 Ngày lưu trú bình quân 2,03 2,07 2,02 2,02 2,06

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế được biết đến là kinh đô cuối cùng của triều đại phong kiến ở Việt Nam nên hiện nay còn giữ lại được hầu như nguyên vẹn các giá trị lịch sử, hệ thống kiến trúc, lăng tẩm, cung điện, miếu… nên những điểm tham

quan thu hút nhiều khách du lịch nhất vẫn chủ yếu là lăng tẩm, cung điện mà nổi bật có Đại Nội, lăng Tự Đức, lăng Khải Định, lăng Minh Mạng, Điện Hòn Chén… Đặc biệt, khách du lịch đến Huế thì hầu hết là sẽ thăm quan Đại Nội. Năm 2011, Đại Nội đón gần 1 triệu lượt khách đến tham quan, tìm hiểu. Cùng với sự tăng lên của lượt khách đến tham quan các địa điểm này thì tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tăng giá vé tham quan làm cho doanh số tăng lên đáng kể và vẫn là nguồn thu quan trọng của ngành du lịch tỉnh nhà.

Bảng 2.3: Lượt khách đến tham quan một số điểm di sản tiểu biểu

của Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2011*

ĐVT: Lượt khách

2009 2010 2011

Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa

Đại Nội 340.968 427.238 384.040 445.117 418.756 462.208

Lăng Tự Đức 187.643 210.775 193.253 208.248 202.915 203.341 Lăng Khải Định 129.054 250.681 154.443 251.651 158.197 242.672 Lăng Minh Mạng 93.046 74.706 94.465 72.137 90.112 62.295

Điện Hòn Chén 8.041 41.914 5.898 42.962 5.482 39.171

* Số liệu này chưa tính lượng khách được miễn phí vé vào dịp lễ 2/9 và các ngày Mồng 1,2,3 Tết Âm lịch hàng năm.

Nguồn: Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đơ Huế.

Cùng với sự tăng trưởng của lượt khách và số ngày khách đến Thừa Thiên Huế thì doanh thu du lịch của tỉnh cũng tăng lên đáng kể. Doanh thu du lịch là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền thu được do kết quả hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh phục vụ các nhu cầu khách du lịch trong một thời gian nhất định.

Bảng 2.4: Doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007-2011

ĐVT: Triệu đồng

Năm Doanh thu du lịch % so với năm trước

2007 1.060.270 -

2008 1.143.500 107,85

2009 1.203.450 105,24

2010 1.338.530 111,22

2011 1.657.496 123,83

Dựa vào số liệu bảng trên, có thể nhận thấy doanh thu của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2007 - 2011. Mặc dù trong năm 2009, cùng với biến động nền kinh tế thế giới, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế trong năm này tuy giảm nhưng doanh thu vẫn đạt mức tăng trưởng 105,24% so với năm 2008. Đặc biệt, trong năm 2011 doanh thu ngành du lịch tăng lên nhanh chóng đạt mức tăng trưởng khá cao 122,83% so với năm 2010. Doanh thu tăng chứng tỏ ngành du lịch Thừa Thiên Huế hoạt động khá hiệu quả.

Biểu đồ 2.2: Doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007- 2011

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế.

Theo số liệu điều tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế thì cơ cấu doanh thu của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại như sau: Doanh thu lưu trú chiếm tỷ trọng từ 25 - 30% tổng doanh thu; Doanh thu ăn uống chiếm tỷ lệ 15 - 20% tổng doanh thu; Dịch vụ vận chuyển chiếm khoảng 15 - 20% tổng doanh thu; Doanh thu từ bán hàng hoá lưu niệm chiếm khoảng 10 - 15%; Vui chơi giải trí chiếm 5 - 10% tổng doanh thu; Các dịch vụ khác chiếm 5% tổng doanh thu.

Mặc dù chịu ảnh hưởng của những khó khăn chung của tình hình kinh tế-xã hội và từ sự canh tranh quyết liệt của ngành du lịch những địa bàn lân cận như Hội An, Đà Nẵng hay Quảng Bình… nhưng Huế vẫn là một điểm đến hấp dẫn của du khách.

Bảng 2.5: Giá vé một số điểm tham quan ở Thừa Thiên Huế

ĐVT: Đồng

Giá vé tham quan

Khách nội địa Khách quốc tê

Đại Nội 55.000 80.000 Lăng Tự Đức 50.000 80.000 Lăng Khải Định 50.000 80.000 Lăng Minh Mạng 50.000 80.000 Điện Hòn Chén 30.000 40.000 Lăng Thiệu Trị 30.000 40.000 Cung An Định 30.000 40.000

Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đơ Huế.

Tài nguyên du lịch từng bước được khai thác có hiệu quả, hệ thống cơ sở vật chất từng bước được phát triển, các dự án đầu tư phát triển du lịch tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Nhiều loại hình du lịch đa dạng như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch lễ hội hình thành và phát triển mạnh, xu hướng xã hội hoá các hoạt động du lịch ngày càng tăng… Thời gian qua, Thừa Thiên-Huế đã khai thác một số sản phẩm du lịch mới như Festival nghề truyền thống Huế 2007, "Đêm Hoàng cung", lễ hội "Ấn tượng Bạch Mã", "Lăng Cơ huyền thoại biển", “Phố Ẩm thực”, ... góp phần đa dạng các sản phẩm du lịch.

Vị trí vai trị của du lịch trong nhận thức của các cấp chính quyền và nhân dân được nâng cao tạo là một điều kiện thuận lợi giúp quá trình phát triển du lịch ngày càng nhận được sự quan tâm, ủng hộ và có mơi trường xã hội thích hợp với q trình phát triển. Lượng vốn đầu tư của tỉnh vào ngành du lịch ngày càng nhiều. Khu vực dịch vụ, trong đó du lịch là một ngành then chốt luôn là khu vực được nhận lượng vốn đầu tư nhiều nhất và không ngừng tăng lên theo thời gian.

Bảng 2.6: Vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế phân theo khu vực

kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007-2011

ĐVT: Triệu đồng

2007 2008 2009 2010 2011

Nông, lâm, thủy sản 862.971 865.000 896.202 1.091.285 1.183.970 Công nghiệp, xây dựng 1.651.394 1.669.057 2.103.997 2.869.401 3.228.866 Thương mại, dịch vụ 3.203.635 3.249.943 4.242.801 5.238.314 6.587.164

Tổng 5.718.000 5.784.000 7.243.000 9.200.000 11.000. 000

Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2011.

Theo số liệu bảng 2.6 và 2.7, ta thấy khu vực thương mại, dịch vụ luôn chiếm gần 60% lượng vốn đầu tư hàng năm. Năm 2011, lượng vốn đầu tư cho khu vực thương mại dịch vụ đạt 3.203.635 triệu đồng thì đến năm 2011 đã tăng lên thành 6.587.164 triệu đồng, tức là tăng 2 lần và lớn gấp 1,5 lần lượng vốn đầu tư của hai khu vực nông lâm, thủy sản và công nghiệp, xây dựng cộng lại (4.412.836 triệu đồng). Đặc biệt, cứ 2 năm một lần, để chuẩn bị cho Festival Huế thì lượng vốn đầu tư cải tạo, trùng tu di tích và nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng lớn, được ưu tiên. Chẳng hạn, để chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012, trong đó Festival Huế 2012 là điểm nhấn quan trọng, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chi 50.000 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch. Số tiền này được chi cho việc triển khai 43 dự án đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch quan trọng, trong đó có những hạng mục đầu tư, nâng cấp lớn như dự án sửa chữa, nâng cấp sân bay Phú bài để có thể đáp ứng nhu cầu đi lại bằng hàng không đến Huế từ các chuyến bay trong và ngoài nước. Cảng Chân Mây cũng được đầu tư nâng cấp để đón tàu du lịch trên 30.000 tấn với chiều dài tối đa là 300 mét. Ngoài ra để khâu tổ chức các lễ hội lớn trong Năm Du lịch quốc gia, cũng như Festival Huế 2012 được bài bản và chuyên nghiệp, đã thành lập tổ kiểm tra liên ngành

và thiết lập đường dây nóng để xử lý những vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch lễ hội và đáp ưng nhu cầu khách du lịch.

Bảng 2.7: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế phân theo khu vực

kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007-2011

ĐVT: %

2007 2008 2009 2010 2011

Nông, lâm, thủy sản 15,09 15,95 12,37 11,86 10,77 Công nghiệp, xây dựng 28,88 28,85 29,05 31,18 29,35 Thương mại, dịch vụ 57,03 57,30 59,58 56,98 59,88

Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2011.

Hệ thống kinh doanh du lịch Thừa Thiên Huế khá phát triển với số lượng lớn, đa dạng về các hình thức sở hữu như quốc doanh, vốn đầu tư nước ngoài, tư nhân….; về loại hình tổ chức như doanh nghiệp nhà nước, cơng ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, hộ gia đình; đa dạng về loại hình dịch vụ như khách sạn, vận chuyển, nhà nghỉ, nhà khách, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, lữ hành… cho thấy, mơi trường kinh doanh du lịch khá hấp dẫn.

Năm 1996 toàn tỉnh mới có 61 doanh nghiệp du lịch, đến năm 2011, có gần 500 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh cịn có hàng ngàn hộ kinh doanh cá thể tập trung chủ yếu ở thành phố Huế và một số điểm du lịch khác trong tỉnh cho thấy sức hấp dẫn của hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bảng 2.8: Quản lý doanh nghiệp theo ngành kinh doanh ở Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2007 - 2011 Ngành kinh doanh 2007 2008 2009 2010 2011 1. Sản xuất 427 457 478 509 575 2. Xây dựng 569 592 632 670 705 3. Vận tải 182 201 239 251 286 4. Khách sạn, nhà nghỉ 365 381 408 425 463 5. Thương mại 1.054 1.109 1.160 1.208 1.267 6. Dịch vụ khác 183 196 200 219 227

Tổng số 2.780 2.936 3.117 3.282 3.523

Nguồn: Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch được tiến hành đã góp phần quan trọng trong việc thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư, bước đầu tạo lập được thương hiệu du lịch của Thừa Thiên Huế. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch trong giai đoạn vừa qua đạt những kết quả khá tích cực: Một số ấn phẩm tuyên truyền quảng bá giới thiệu về tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch của địa phương đã được xây dựng; xúc tiến triển khai dự án xây dựng trung tâm thông tin và cổng thông tin điện tử của ngành; Bằng kinh phí của Ban chỉ đạo phát triển du lịch, chuyên mục "Ống kính du lịch" được duy trì thường xun trên đài truyền hình HTVT nên cũng đã góp phần nâng cao nhận thức trong nhân dân và có tác dụng tuyên truyền quảng bá tốt; Trong khuôn khổ hợp tác du lịch với các địa phương lân cận, ngành du lịch cũng đã phối hợp đón các đồn Famtour gồm đại diện các hãng lữ hành, hãng hàng không và các nhà báo quốc tế để tuyên truyền ra các thị trường quốc tế trọng điểm…

Đội ngũ lao động du lịch Thừa Thiên Huế tăng trưởng mạnh tích cực về trình độ và năng lực ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo nguồn nhân lực được đầu tư nâng cấp phát triển đảm bảo phục vụ tốt hơn cho công tác đào tạo.

Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch được củng cố, kiện toàn, ngày càng nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý du lịch tạo điều kiện thuận lợi hoạt động kinh doanh và đầu tư của các thành phần kinh tế. Công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường phát huy vai trò của ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, đồng thời xây dựng hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh. Các quy hoạch được triển khai thực hiện; các quy định quản lý hoạt động kinh doanh du lịch về lưu trú, xếp hạng khách sạn, lữ hành, hướng dẫn... được thực hiện tốt. Các hoạt động tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp quy trong hoạt động kinh doanh du lịch được triển khai. Công tác thanh

tra, kiểm tra và xử lý vi phạm được tăng cường, góp phần đưa hoạt động du lịch vào nề nếp.

Một phần của tài liệu Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành du lịch ở thừa thiên huế (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w