Sự thống nhất quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong ngành du lịch ở Thừa Thiên Huế là xu hướng chủ đạo

Một phần của tài liệu Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành du lịch ở thừa thiên huế (Trang 95 - 96)

- Cơ hội làm việc trong cơ sở kinh doanh du lịch 12 5

5 Các doanh nghiệp du lịch ở điểm đến

2.3.1. Sự thống nhất quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong ngành du lịch ở Thừa Thiên Huế là xu hướng chủ đạo

ngành du lịch ở Thừa Thiên Huế là xu hướng chủ đạo

Qua sự phân tích và đánh giá lợi ích kinh tế của từng chủ thể kinh tế ở tiết 2.2, chúng ta có thể rút ra kết luận chung nhất là về cơ bản lợi ích kinh tế của từng chủ thể tham gia vào ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang ngày càng được đảm bảo, là kết quả hợp lý cho mức độ tham gia của các chủ thể. Các chủ thể kinh tế tham gia vào hoạt động của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã có sự liên kết, hợp tác ngày càng chặt chẽ, gắn bó tạo thành một thể thống nhất, tạo thành hợp lực thúc đẩy ngành du lịch tỉnh nhà ngày một phát triển.

- Chính quyền tỉnh đã thực hiện tốt vai trị của mình trong việc định hướng sự phát triển của ngành du lịch tỉnh nhà, cân đối giữa các mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội. Nguyên tắc của chính quyền là khơng phát triển du lịch bằng mọi giá. Các dự án du lịch dù có thể mang lại sự đột phá trong tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh nhưng nếu nó có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến việc bảo tồn di sản, mất cân bằng sinh thái, mất cảnh quan, giảm sút các giá trị văn hóa… thì sẽ khơng bao giờ được phê duyệt.

- Chính quyền nhà nước và các ban ngành liên quan đến ngành du lịch của tỉnh đã tạo được mối liên kết thường thực với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn nhằm hỗ trợ giúp đỡ và đảm bảo sự thông suốt thông tin hai chiều.

- Các doanh nghiệp du lịch của tỉnh đảm bảo thực hiện đúng những định hướng của cơ quan quản lý, xem du khách là đối tượng phục vụ cuối cùng, lấy sự hài lòng của du khách làm tiêu chuẩn đánh giá sự thành công trong kinh doanh của mình.

- Các doanh nghiệp đã có mối liên hệ tốt với người dân địa phương để cùng nhau tạo ra những sản phẩm du lịch mới mẻ, độc đáo đặc biệt là người dân ở các vùng có những nét văn hóa đặc biệt hoặc có những làng nghề thủ cơng truyền thống đặc sắc như cầu ngói Thanh Tồn, làng cổ Phước Tích, vật làng Sình…

- Người dân địa phương, nhất là ở những địa bàn có các tài nguyên du lịch, gắn với các sản phẩm du lịch đã từng bước nhận thức được vai trị của mình khi tham gia vào hoạt động của ngành du lịch. Họ nhận thức được lợi ích kinh tế trước mắt cũng như lâu dài mà mình có thể được hưởng nếu có sự tham gia tích cực vào hoạt động của ngành du lịch, nên rất tích cực gắn bó, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế khác phát huy được lợi thế của mình.

- Du khách đến với Thừa Thiên Huế đã phần lớn thỏa mãn được những nhu cầu và lợi ích mình mong muốn với số lượng chi phí hợp lý. Đã có sự tương tác nhất định giữa du khách với các chủ thể kinh tế còn lại bằng những phương thức và mức độ khác nhau.

Một phần của tài liệu Lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành du lịch ở thừa thiên huế (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w