Khái niệm hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở trường

Một phần của tài liệu QLG201 QuanLiHoatDongGiaoDucHoaNhapChoTreKhuyetTatOCacTruongMamNonQuan6,ThanhPhoHoChiMinh (Trang 25)

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Khái niệm hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở trường

mầm non

1.2.1.1. Trẻ khuyết tật

a. Quan niệm về trẻ khuyết tật trên thế giới

Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (CRC - United Nations Convention on the Rights of the Child), theo Điều 1 qui định: Trẻ em có nghĩa là bất kì người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó qui định tuổi thành niên sớm hơn.

Cơng ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật (CRPD - Convention on the Rights of Persons with Disabilities), tại Điều 1 nêu rõ: “Người khuyết tật bao gồm những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác”.

Như vậy, theo quy định của các Công ước, trẻ em KT là người dưới 18 tuổi, có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác.

Một vài lưu ý về khái niệm “khuyết tật” theo CRPD:

- Khuyết tật là một khái niệm luôn tiến triển và sự khuyết tật xuất phát từ sự tương tác giữa người có KT với những rào cản về môi trường và thái độ, những rào cản này phương hại đến sự tham gia đầy đủ và hữu hiệu của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác.

- Khuyết tật không phải là vấn đề về y tế mà còn là sự tương tác giữa khiếm khuyết và môi trường xung quanh. Công ước CRPD nhấn mạnh một người được xác định là người KT khi khiếm khuyết của họ phải đối mặt với môi trường không tiếp cận.

- Việc phân loại KT cần căn cứ vào các rào cản mà người có KT gặp phải mà không nên căn cứ vào tỉ lệ suy giảm chứ năng của người đó.

Cịn Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kì năm 1990 (ADA - Americans with Disabilities Act of 1990) định nghĩa: “Người khuyết tật là người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống”.

Theo Đạo luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật do Quốc hội Anh ban hành (DDA - Disability Discrimination Act), khi xét về mặt thời gian tác

động thì khiếm khuyết kéo dài hoặc sẽ có thể kéo dài mà ít hơn 12 tháng bình thường khơng được coi là KT, trừ phi là bị tái đi tái lại, một số người có khiếm khuyết kéo dài hơn một năm thì vẫn ở trong diện của DDA, cả khi họ sẽ được phục hồi hoàn toàn.

Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO - World Health Organization), có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết (impairment), KT (disability) và tàn tật (handicap). Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc khơng bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lí hoặc/và sinh lí. KT chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết. Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thịi của người mang khiếm khuyết do tác động của mơi trường xung quanh lên tình trạng KT của họ.

b. Quan niệm về trẻ khuyết tật ở Việt Nam

“Trẻ em khuyết tật (còn gọi là trẻ khuyết tật), thuật ngữ này được dựng từ quan niệm cho rằng, trẻ em trước hết là một con người có những khả năng, năng lực và nhu cầu của mình, sau đó mới tính đến sự hạn chế hay thiếu hụt khả năng theo một cách nào đó. Điều này thể hiện tính tích cực hơn khi sử dụng thuật ngữ (trẻ bị khuyết tật - tập trung nhìn nhận khuyết tật của trẻ hơn là khả năng hiện có và tiềm năng của đứa trẻ)” (Nguyễn Xuân Hải, 2009a, tr.9).

“Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” (Luật người khuyết tật, 2010).

“Trẻ em là người dưới 16 tuổi” (Luật trẻ em, 2016).

Như vậy, TKT là người dưới 16 tuổi, bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

c. Phân loại trẻ khuyết tật

Theo Luật người khuyết tật (2010) và Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, TKT được phân loại thành 6 dạng KT sau đây:

- Khuyết tật vận động: Là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

- Khuyết tật nghe, nói: Là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thơng tin bằng lời nói.

- Khuyết tật nhìn: Là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

- Khuyết tật thần kinh, tâm thần: Là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm sốt hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.

- Khuyết tật trí tuệ: Là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.

- Khuyết tật khác: Là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà khơng thuộc các trường hợp nêu trên. Có nhiều trẻ thuộc nhóm KT khác. Trong đó, trẻ rối loạn phổ tự kỉ chiếm số lượng khá lớn tham gia học hòa nhập tại các trường MN.

1.2.1.2. Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

“Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng khác nhau của người học; bảo đảm quyền học tập bình đẳng, chất lượng giáo dục, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và khả năng của người học; tôn trọng sự đa dạng, khác biệt của người học và không phân biệt đối xử” (Điều 15, Luật Giáo dục, 2019).

Về phương thức GDHN cho người KT, Điều 2 Thơng tư 03/2018/TT- BGDĐT có nêu: “Giáo dục hịa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục”.

Lớp học hòa nhập là lớp học có người KT học tập cùng với người không KT trong cơ sở GD.

Như vậy: GDHN TKT MN là phương thức GD chung giữ TKT học cùng với

các bạn không KT trong trường MN tại địa phương nơi trẻ và gia đình đang sinh sống. Trong lớp học hịa nhập, TKT học tập cùng với các bạn khơng KT.

Giáo dục hòa nhập là phương thức GD chủ yếu đối với người KT. Qui định về số lượng TKT trong lớp hịa nhập ở cấp GDMN có khơng q 02 TKT. Trường hợp đặc biệt, hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào điều kiện thực tế có thể sắp xếp, bố trí thêm TKT trong một lớp học để đảm bảo cho những TKT có nhu cầu học hòa nhập đều được đi học.

Về độ tuổi đi học của người KT, theo Điều 2 Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC có nêu: Người KT được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với qui định chung là 03 tuổi. Như vậy TKT học trong các cơ sở GDMN có độ tuổi từ 03 tháng đến 09 tuổi.

Giáo dục hịa nhập có một số đặc trưng cơ bản như sau:

- Giáo dục cho mọi trẻ, không phân biệt giới tính, dân tộc, tơn giáo, điều kiện kinh tế, thành phần xã hội.

- Trẻ khuyết tật đi học tại trường MN nơi trẻ và gia đình đang sinh sống. - Giáo dục hịa nhập khơng có nghĩa là đánh đồng mọi trẻ, đối xử cào bằng, mà tôn trọng mọi khả năng, nhu cầu riêng biệt của mỗi trẻ.

- Nhà GD tiến hành điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá kết quả GD cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ.

1.2.1.3. Trường mầm non

Theo Điều lệ trường mầm non (2000), có nêu: trường MN là đơn vị cơ sở của GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường đảm nhận việc ni dưỡng, chăm sóc và GD trẻ em nhằm giúp trẻ em hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách; chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một.

Trẻ em trong trường MN được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo. - Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:

Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ; Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ; Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.

- Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:

Lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi: 25 trẻ; Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi: 30 trẻ; Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ.

1.2.1.4. Hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non Theo Điều 19 Điều lệ trường mầm non (2000), có nêu: Hoạt động GDHN trẻ em KT học trong trường MN theo quy định về GDHN trẻ em KT.

Hoạt động GDHN cho TKT trong trường MN cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau đây:

- Đảm bảo các nguyên tắc giáo dục chung: Phù hợp, thống nhất giữa độ tuổi, nội dung GD và khả năng, nhu cầu của trẻ; đảm bảo tính khoa học của nội dung và phương pháp, hình thức GD; tính vừa sức; đảm bảo tính phát triển trong

q trình tổ chức các hoạt động chăm sóc GD trẻ theo quan điểm GD lấy trẻ làm trung tâm.

- Tôn trọng sự khác biệt: TKT cũng có những năng lực, trình độ nhận thức, tình cảm… nhưng cũng có những đặc điểm riêng biệt và với mỗi loại KT sẽ có những đặc điểm khác nhau. Vì vậy, những đặc điểm riêng của TKT cần được tôn trọng như những sự khác biệt khác trên cơ sở tuân thủ quy luật đa dạng và sự khác biệt của mỗi người trong xã hội. Nguyên tắc này cũng cần đảm bảo mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GD TKT phải thích ứng với những khác biệt của cá nhân trẻ và đảm bảo sự tơn trọng những khác biệt đó.

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, giáo viên trong suốt quá trình phát triển của trẻ.

- Đảm bảo tính kết nối với cộng đồng: Trong q trình phát triển, trẻ ln phải chịu sự tác động từ cộng đồng nơi trẻ sống bao gồm cả tự nhiên và xã hội, kinh tế. Đảm bảo trẻ được học tập tại nơi trẻ sống, được thụ hưởng những chính sách từ Nhà nước và cộng đồng theo đúng quy định.

- Hiểu trẻ và tạo điều kiện nâng cao trình độ chun mơn, hỗ trợ một cách tốt nhất để giáo viên tổ chức các hoạt động GD một cách linh hoạt, phát huy được mặt mạnh của trẻ, tạo điều kiện giúp trẻ thành cơng, hồ nhập tốt hơn.

- Tổ chức tốt công tác phát hiện sớm, can thiệp sớm; kịp thời phát hiện những thiếu hụt để có định hướng GD phù hợp nhằm giảm thiểu khó khăn do KT gây nên, tăng cường cơ hội phát triển cho trẻ trong hoà nhập cộng đồng.

1.2.2. Khái niệm quản lí hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non

1.2.2.1. Quản lí

Nói đến hoạt động QL, không thể không nhắc tới ý tưởng sâu sắc của Karl Marx: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên qui mơ tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những

hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, cịn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” (Bùi Minh Hiền, 2006, tr.52).

Frederick Winslow Taylor cho rằng: “Quản lí là biết chính xác điều muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” (Bùi Minh Hiền, 2006).

Các tác giả trong nước có những quan niệm về QL như sau:

“Quản lí là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lí) nhằm đạt được những mục tiêu dự kiến” (Nguyễn Ngọc Quang, 1989).

Theo đại từ điển tiếng Việt: “Quản lí là trơng coi và giữ gìn những yêu cầu nhất định” (Nguyễn Như ý, 1998).

“Quản lí là một q trình định hướng, có mục tiêu, quản lí một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định” (Hà Thế Ngữ & Đặng Vũ Hoạt, 1998).

“Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” (Trần Kiểm, 2006).

Như vậy, QL là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL tới

đối tượng QL nhằm đạt mục đích đề ra.

1.2.2.2. Quản lí hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non

Quản lí hoạt động GDHN là sự tác động có kế hoạch, có tổ chức, có định hướng của chủ thể QL đến đối tượng QL dựa theo những u cầu có tính chất khách quan về lí luận và thực tiễn GDHN nhằm đạt được các mục tiêu QL đã đề ra.

Khái niệm QL hoạt động GDHN trên đề cập đến các yếu tố cơ bản sau: - Chủ thể QL: Là tổ chức, cá nhân hay bộ máy QL GD các cấp trừ trung ương cho đến đơn vị trường học ở các cấp học, bậc học khác nhau.

- Đối tượng QL: Là hệ thống QL hoạt động GDHN của ngành từ trung ương cho đến đơn vị trường học ở các cấp học, bậc học khác nhau.

- Quan hệ QL: Thể hiện thông qua mối quan hệ giữa chủ thể QL và đối tượng QL theo các phân hệ QL và nguyên tắc QL hoạt động GDHN.

- Mục tiêu QL: Là hiệu quả cần đạt được trong QL hoạt động GDHN. Hiệu quả này được đánh giá ở hiệu quả trong và hiệu quả ngồi theo góc độ cá nhân (kết quả GD của người học) và góc độ xã hội (qui mơ, chất lượng, uy tín trong cộng đồng của nhà trường).

Quản lí hoạt động GDHN được coi là một nhiệm vụ được lồng ghép phối hợp chung trong hoạt động QL GD nói chung và QL nhà trường nói riêng, mang tính tổng thể QL GD.

Như vậy, QL hoạt động GDHN cho TKT tại trường MN là hoạt động của hiệu trưởng đối với việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, GD TKT học hòa nhập trong nhà trường do mình QL, bao gồm: Việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ chun mơn và kĩ thuật trong q trình tổ chức các hoạt động chăm sóc, GD của giáo viên; phối hợp với cộng đồng, gia đình và đảm bảo việc thực hiện chế độ chính sách cho TKT tham gia học hịa nhập tại trường MN.

1.3. Hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non 1.3.1. Mục tiêu hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật 1.3.1. Mục tiêu hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

Về mục tiêu của GDHN đối với người KT, Theo Điều 3 Thơng tư 03/2018/TT-BGDĐT, có nêu: “Người khuyết tật được phát triển khả năng của bản thân, được hòa nhập và tăng cơ hội đóng góp cho cộng đồng; đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng và phù hợp với đặc điểm, khả năng của người khuyết

Một phần của tài liệu QLG201 QuanLiHoatDongGiaoDucHoaNhapChoTreKhuyetTatOCacTruongMamNonQuan6,ThanhPhoHoChiMinh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)