Quản lí hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở trường mầm

Một phần của tài liệu QLG201 QuanLiHoatDongGiaoDucHoaNhapChoTreKhuyetTatOCacTruongMamNonQuan6,ThanhPhoHoChiMinh (Trang 46 - 51)

non

1.4.1. Tầm quan trọng của quản lí hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

Tuyên bố Salamanca (1994), có nêu: GDHN là nơi tốt nhất để đấu tranh chống thái độ phân biệt đối xử, tạo ra những cộng đồng nhân ái và xây dựng một xã hội hòa nhập. Trường hịa nhập là nơi có hiệu quả nhất trong xây dựng tình đồn kết giữa trẻ em có nhu cầu đặc biệt với trẻ em bình thường.

Trẻ em KT chịu nhiều thiệt thòi khi phải đối mặt với sự phân biệt, đối xử ngay trong gia đình, xã hội và cộng đồng. Vì vậy, GDHN được coi là xu hướng chung của phần lớn các nước trên thế giới và trong đó có Việt Nam. TKT được hưởng quyền học tập bình đẳng như những học sinh khác và cùng học với trẻ em bình thường trong trường phổ thơng ngay tại nơi trẻ sinh sống. Đây cũng là cơ hội để mọi trẻ em KT được tiếp cận GD một cách bình đẳng và có chất lượng. Trên thực tế, người KT hồn tồn có khả năng tận hưởng một cuộc sống tự lập và tự trọng dựa trên nhân quyền. Người KT có thể đi làm và cống hiến cho nền kinh tế khơng kém ai khác. Trẻ em KT có khả năng đi học và vui đùa với những đứa trẻ bình thường. Thực ra, những khiếm khuyết về thể chất chỉ càng làm các em quyết tâm thành đạt và chứng minh với người ta rằng trẻ em KT hồn tồn có thể học giỏi bằng hoặc hơn các trẻ em khác. Nếu chúng ta phớt lờ tiềm năng ấy, chúng ta sẽ chỉ đẩy các em tới một cuộc đời nghèo khó và cơ đơn, và tồn thể cộng đồng cũng đã mất đi một lực lượng lao động đáng quí. Các quyền lợi của trẻ em KT cần được bảo vệ bằng cách xây dựng một xã hội hịa nhập, khơng rào cản cho tất cả mọi người, dù có hay khơng có KT.

1.4.2. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

Theo Phạm Thị Châu (2008), cho rằng: “Kế hoạch hóa là tổ chức và lãnh đạo công việc theo một kế hoạch. Thực hiện chức năng kế hoạch hóa là đưa mọi hoạt động giáo dục vào công tác kế hoạch với việc xây dựng mục tiêu cụ thể, biện

pháp rõ ràng, xác định những điều kiện và phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định cho cả hệ thống quản lí”.

Vậy, lập kế hoạch hoạt động GDHN cho TKT ở trường MN là xây dựng mục tiêu hoạt động, định hướng biện pháp và xác định những điều kiện phương tiện cần thiết cho hoạt động với thời gian thực hiện cụ thể (Trần Thị Mỹ Dung, 2017).

Lập kế hoạch thực hiện hoạt động GDHN cho TKT ở trường MN bao gồm: - Lập kế hoạch về công tác tiếp nhập hồ sơ TKT: Là xây dựng mục tiêu của việc tiếp nhận hồ sơ TKT, ghi rõ thời gian, phương thức tiếp nhận và danh sách các hồ sơ cần tiếp nhận.

- Lập kế hoạch về công tác đánh giá và xếp lớp cho TKT: Cần xây dựng được mục tiêu của công tác đánh giá và xếp lớp cho TKT, trong đó cũng cần thể hiện rõ các biện pháp, hình thức và phương tiện cần thiết cho việc đánh giá và xếp lớp cho TKT.

- Lập kế hoạch về công tác xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng TKT: Cần phải nêu được mục tiêu, các hình thức thực hiện bảng kế hoạch, người thực hiện kế hoạch, thời gian thực hiện kế hoạch và biện pháp thực hiện kế hoạch.

- Lập kế hoạch về công tác tiến hành dạy chung TKT với trẻ bình thường: Việc lập kế hoạch này để xác định mục tiêu, thời gian thực hiện việc dạy chung TKT với trẻ bình thường, từ đó xác định phương pháp, biện pháp, phương tiện hỗ trợ và giáo viên thực hiện cơng việc đó.

- Lập kế hoạch cơng tác tiến hành dạy riêng cá nhân từng TKT: Là việc xác định mục tiêu tiến hành công tác dạy riêng cho cá nhân từng TKT, xác định biện pháp tổ chức như thế nào, địa điểm tổ chức (dạy tại lớp hay trường có phịng dạy cá nhân), thời gian tiến hành (bao nhiêu buổi trong tuần và một buổi có thời lượng bao nhiêu).

- Lập kế hoạch cơng tác đánh giá kết quả GD trên từng TKT: Hiệu trưởng phải xác định mục tiêu của công tác đánh giá kết quả GD trên từng TKT, nêu rõ hình thức và phương pháp đánh giá, thời gian tổ chức việc đánh giá và người thực hiện công tác đánh giá.

Khâu lập kế hoạch là khâu đầu tiên trong việc QL nói chung và QL hoạt động GDHN cho TKT ở trường MN nói riêng, vì thế, khi lập kế hoạch cần phải chi tiết, cụ thể để việc QL của hiệu trưởng được hiệu quả hơn.

1.4.3. Tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

Theo Trần Kiểm (2006), cho rằng: “Tổ chức là quá trình phân công, phối hợp các nhiệm vụ và nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo được các mục tiêu đã đề ra. Đó là quá trình hình thành nên cấu trúc, các quan hệ của các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm thực hiện thành công tác kế hoạch và đạt được các mục tiêu tổng thể của tổ chức”.

Như vậy, tổ chức hoạt động GDHN cho TKT là việc phân công, điều phối các cá nhân trong nhà trường nhằm thực hiện các kế hoạch GDHN mà nhà trường đã đề ra. Tổ chức việc thực hiện hoạt động GDHN cho TKT tại trường MN bao gồm:

- Phân công công tác tiếp nhận hồ sơ TKT: Là việc phân công cá nhân hoặc bộ phận tiếp nhận hồ sơ TKT vào học tại trường. Việc phân công phải rõ ràng, cụ thể nội dung công việc của cá nhân hoặc bộ phận được giao đảm trách, lưu ý đến việc phối hợp trong việc tiếp nhận hồ sơ giữa bộ phận này và bộ phận khác, giữa phó hiệu trưởng và giáo viên được phân cơng phụ trách lớp.

- Phân công công tác đánh giá và xếp lớp cho TKT: Đây là công tác quan trọng vì cần phải phân cơng cho người có chun mơn, kinh nghiệm trong việc đánh giá trẻ, hiệu trưởng sẽ dựa vào kết quả đánh giá để xếp lớp và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. Thông thường, công việc này sẽ do hiệu trưởng, phó hiệu trưởng chun mơn và giáo viên cá nhân đảm nhiệm.

- Phân công công tác xây dựng kế hoạch GD cho từng TKT: Việc phân cơng phải giao cho người có chun mơn về TKT đảm nhiệm, thường do giáo viên hòa nhập và giáo viên cá nhân phối hợp thực hiện.

- Phân cơng cơng tác dạy chung TKT với trẻ bình thường: Phân công giáo viên dạy TKT chung với trẻ bình thường phải căn cứ vào năng lực, trình độ chun mơn của giáo viên, điều kiện thực tế của nhà trường, quyền lợi của học sinh. Cụ thể hơn là hiệu trưởng cần hiểu rõ chất lượng đội ngũ, đánh giá chính xác năng lực của từng giáo viên (trình độ chun mơn, loại hình được đào tạo, ưu tiên giáo viên có chun mơn về GD đặc biệt, kinh nghiệm dạy TKT…), phẩm chất của giáo viên (có lịng u nghề, yêu thương TKT, có tinh thần trách nhiệm…); hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí TKT (loại tật, độ tuổi, hồn cảnh...) để phân cơng giáo viên hợp lí.

- Phân công công tác dạy riêng cá nhân từng TKT: Giáo viên dạy cá nhân phải là giáo viên có năng lực nghiệp vụ về GD đặc biệt, vì thế nhà trường cần đề xuất với Phòng Giáo dục để được phân bổ giáo viên theo nhu cầu. Việc phân công giáo viên này dựa vào đặc điểm, số lượng TKT tại trường. Ngoài ra, cần căn cứ theo tình hình thực tế tại đơn vị để phân cơng giáo viên hợp lí.

- Phân công công tác đánh giá kết quả GD trên từng TKT: Thông thường, việc đánh giá TKT sẽ do giáo viên dạy hòa nhập và giáo viên dạy cá nhân thực hiện, Ban Giám hiệu sẽ là người kiểm tra lại kết quả đánh giá của giáo viên. Việc phân công này thường kết hợp với công tác phân công công tác dạy chung TKT với trẻ bình thường và cơng tác dạy riêng cá nhân từng TKT vào đầu năm học.

1.4.4. Chỉ đạo hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

Chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao. Thực chất, đó là q trình tác động và ảnh hưởng của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí nhằm biến những yêu cầu chung của tổ chức thành những mục tiêu cá nhân (Trần Ngọc Giao, 2013). Cụ thể như sau:

- Nội dung chỉ đạo: Chỉ đạo việc thực hiện hoạt động GDHN cho TKT tại trường MN là việc điều hành, chỉ dẫn, tập huấn các cá nhân hay bộ phận chịu trách nhiệm 6 “đầu công việc” nêu trên về: Công tác tiếp nhận hồ sơ của TKT; công tác đánh giá và xếp lớp cho TKT; công tác xây dựng kế hoạch GD cho từng TKT; công tác dạy chung TKT với trẻ bình thường; cơng tác dạy riêng cá nhân từng TKT; công tác đánh giá kết quả giáo dục trên từng TKT.

- Hình thức chỉ đạo: Qua văn bản: Là các văn bản của các cấp QL (Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo) và các văn bản của trường liên quan đến việc thực hiện GDHN cho TKT; qua các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn: Cán bộ QL hoặc chuyên gia tập huấn, triển khai về GDHN cho TKT.

1.4.5. Kiểm tra hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

Kiểm tra việc thực hiện hoạt động GDHN cho TKT trong trường MN là đánh giá mức độ thực hiện của các cá nhân hay bộ phận trực tiếp tham gia các công tác GDHN cho TKT tại trường. Qua việc kiểm tra, hiệu trưởng sẽ xem xét việc thực hiện của từng công việc cụ thể, xác định được mức độ hồn thành, từ đó có hướng điều chỉnh theo kết quả mà nhà trường mong đợi. Việc kiểm tra bao gồm đầy đủ các công việc đã được đề ra ở trên, đó là kiểm tra cơng tác: Tiếp nhận hồ sơ của TKT; đánh giá và xếp lớp cho TKT; xây dựng kế hoạch GD cho từng TKT; dạy chung TKT với trẻ bình thường; dạy riêng cá nhân từng TKT; đánh giá kết quả GD trên từng TKT.

Việc kiểm tra của hiệu trưởng có thể được tiến hành trước, trong và sau khi thực hiện kế hoạch với các hình thức như phân cấp kiểm tra thơng qua báo cáo của từng bộ phận hoặc hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra. Thông tin thu nhận được sẽ giúp hiệu trưởng điều chỉnh kịp thời theo từng giai đoạn nhằm đảm bảo cho việc hoạt động GDHN cho TKT tại trường đạt hiệu quả.

Tóm lại, QL hoạt động GDHN là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hiệu trưởng trường MN trong việc chăm sóc và GD trẻ, đặc biệt là TKT. Việc QL

công tác này cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, chu đáo, khoa học, góp phần đảm bảo chất lượng GD của nhà trường.

Một phần của tài liệu QLG201 QuanLiHoatDongGiaoDucHoaNhapChoTreKhuyetTatOCacTruongMamNonQuan6,ThanhPhoHoChiMinh (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)