GDHN TKT dựa trên quan điểm xã hội trong việc nhìn nhận đánh giá đúng TKT, nguyên nhân gây ra khuyết tật không phải chỉ do khiếm khuyết của bản thân cá thể mà còn là mơi trường xã hội. Vì thế, GDHN TKT ở cấp MN phải được tồn xã hội tham gia, TKT phải được can thiệp sớm, phải được phụ huynh công nhận, các lực lượng GD phải có trách nhiệm phối hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để TKT hoà nhập vào cộng đồng.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, tác giả đề xuất các biện pháp QL hoạt động GDHN cho TKT ở các trường MN Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các nguyên tắc sau:
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải hướng vào việc nâng cao chất lượng GDHN theo đúng mục tiêu định hướng đổi mới căn bản toàn diện GD và đào tạo, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương… góp phần nâng cao chất lượng QL hoạt động GDHN cho TKT ở các trường MN.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất QL hoạt động GDHN cho TKT phải được thực hiện một cách đồng bộ, hỗ trợ bổ sung cho nhau, qui trình thực hiện phải có sự thống nhất và liên tục. Hệ thống các biện pháp phải tác động vào việc phát triển các yếu tố QL hoạt động GDHN cho TKT ở trường MN nhằm đảm bảo mối quan hệ mật thiết của các biện pháp, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau nhằm
tạo ra một qui trình thống nhất, phát huy hiệu quả QL hoạt động GDHN cho TKT.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất QL hoạt động GDHN cho TKT ở trường MN về cơ bản phải nằm trong tổng thể chương trình phát triển GD Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, phù hợp với tình hình thực tế về QL hoạt động GDHN cho TKT ở trường MN và xu hướng đổi mới căn bản, toàn diện GD và đào tạo, đồng thời phải phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, xã hội của Quận 6, của đất nước nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội về GDHN và đổi mới công tác QL hoạt động GDHN, đảm bảo dân chủ, thống nhất, yêu cầu về quyền tự chủ tự chịu và trách nhiệm xã hội.
Kết quả nghiên cứu thực trạng ở Chương 2 là cơ sở thực tiễn của việc đề xuất biện pháp ở Chương 3. Các biện pháp thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế đã được tìm ra trong kết quả nghiên cứu thực trạng, nhằm cải thiện thực trạng, đảm bảo công tác QL hoạt động GDHN cho TKT ở trường MN đạt hiệu quả cao hơn.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi hệ thống các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi, có khả năng áp dụng một cách thuận lợi, phát huy hiệu quả trong công tác QL hoạt động GDHN cho TKT ở các trường MN Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Các biện pháp phải có mục tiêu rõ ràng, với nội dung và cách thực hiện được chỉ dẫn một cách chi tiết, điều kiện thực hiện được xác định cụ thể và phải được kiểm chứng, khảo sát một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn. Điều đó sẽ tăng sự thuyết phục về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.