3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hịa nhập cho trẻ khuyết tật ở
3.2.4. Phát huy các hoạt động chuyên môn, hoạt động tập thể, tham quan dã
ngoại nhằm giúp trẻ khuyết tật hoà nhập
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Đối với công tác GDHN khi mà đang có độ chênh thực tế khá lớn giữa trình độ, năng lực sư phạm của cán bộ QL - giáo viên với việc đáp ứng hoạt động dạy học hồ nhập, thì hoạt động chun mơn được tổ chức tốt có tác động trực tiếp vào việc khắc phục những bất cập trên qua đó nâng cao hiệu quả của GDHN.
Các hoạt động tập thể, tham quan dã ngoại là hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong công tác GD. Qua các hoạt động này học sinh nói chung, đặc biệt là học sinh KT được hình thành nhân cách, hình thành và rèn luyện các kĩ năng xã hội như giao tiếp, ứng xử, hợp tác, tính độc lập và tự tin.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Hoạt động chuyên môn trong trường MN: Dự giờ, thao giảng, sinh hoạt chuyên đề tổ khối - nhà trường, viết báo cáo, đề tài sáng kiến kinh nghiệm… Trong phạm vi cấp quận tổ chức các hội thi, các chuyên đề là hoạt động có tính chất đặc thù và không thể thiếu nhằm phục vụ, nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng GD tồn diện. Thành lập tổ chun mơn GDHN có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GDHN căn cứ theo các nội dung GD chung của nhà trường.
Hoạt động tập thể được tổ chức cho học sinh MN: Thể dục sáng, nhảy dân vũ, trò chơi, các dịp lễ (khai giảng, trung thu, 20/10, 20/11, Tết Nguyên Đán, Tết hàn thực, 8/3, 19/5...). Các hoạt động tập thể được tổ chức trong trường MN hiện nay đã khá phong phú, vấn đề đặt ra là cần tính tốn và tổ chức để học sinh KT có thể tham gia một cách tự nhiên, chủ động và tích cực, tránh tình trạng để các em thành người thừa, lạc lõng hoặc tham gia một cách hình thức.
Hoạt động tham quan dã ngoại gồm: Tham quan các phòng ban, các khu vực trong trường MN, tham quan di tích lịch sử tại địa phương, vui chơi tại công viên gần trường, đi tham quan xa (Thảo Cầm Viên, Dinh Độc Lập…).
3.2.4.3. Cách thực hiện của biện pháp
Hoạt động chuyên mơn: Dự giờ giáo viên dạy hồ nhập và chọn những tiết, giáo viên dạy giỏi để tổ chức học tập, nhân rộng điển hình. Phịng Giáo dục - Đào tạo qui định và thực hiện việc thi giáo viên dạy giỏi hoà nhập, thi làm và sử dụng đồ dùng dạy học HN hàng năm từ cấp trường đến cấp huyện vào cùng thời điểm mà ngành tổ chức hội thi cho giáo viên trong huyện. Đánh giá và công nhận danh hiệu tương xứng cho những giáo viên đạt thành tích tốt. Hướng dẫn, tổ chức và việc đăng kí và viết báo cáo đề tài, sáng kiến kinh nghiệm GDHN trong trường MN. Chọn lựa những bài viết có chất lượng để tổ chức chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm giữa giáo viên trong trường và toàn quận.
Hoạt động tập thể: Trước khi tổ chức các hoạt động tập thể cần căn cứ vào bản đánh giá của giáo viên về khả năng của từng học sinh KT trong việc tham gia hoạt động tập thể, theo qui luật phát triển có tính “bù - trừ” thì học sinh khiếm thị thường có thính giác và xúc giác tốt, học sinh tật ngơn ngữ nặng thường có khả năng diễn đạt bằng giác quan tốt... Lựa chọn những hoạt thích hợp để các em tham gia, có thể độc lập một mình hoặc tham gia vào nhóm, tập thể.
Hoạt động tham quan, dã ngoại: Cần lên kế hoạch cụ thể trình cấp trên. Trong bản kế hoạch cần trình bày rõ nội dung, địa điểm, thời gian, số lượng trẻ KT tham gia, số lượng giáo viên, phụ huynh và các chuyên gia đi cùng để hỗ trợ, lường trước các tình huống có thể xảy ra khi đưa các em đi ra khỏi khu vực lớp, trường để tổ chức hoạt động.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện của biện pháp
Chỉ triển khai hoạt động này khi đã được cấp trên phê duyệt bằng văn bản có tính pháp lí.
Khi thực hiện cần tính đến đặc điểm riêng của từng nhà trường, từng loại tật để bố trí thời gian, thời lượng và thời điểm hợp lí, nội dung cần sát thực phù hợp.