Phương pháp hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

Một phần của tài liệu QLG201 QuanLiHoatDongGiaoDucHoaNhapChoTreKhuyetTatOCacTruongMamNonQuan6,ThanhPhoHoChiMinh (Trang 39 - 42)

1.3. Hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non

1.3.3. Phương pháp hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

Để đạt được mục tiêu GD cá nhân đã đề ra cho TKT, việc áp dụng một số phương pháp điều chỉnh về GDHN cho TKT có tầm quan trọng đặc biệt như:

- Theo kiểu đa trình độ: Là phương pháp điều chỉnh dựa trên việc thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, đánh giá kết quả GD đáp ứng phù hợp với trình độ nhận thức của mọi trẻ trong lớp học.

- Theo kiểu đồng loạt: Là phương pháp điều chỉnh dựa trên việc thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, đánh giá kết quả GD đáp ứng phù hợp với khả năng lĩnh hội và tham gia hoạt động học tập của mọi trẻ một cách bình thường theo các trình độ khác nhau.

- Theo kiểu trùng lặp giáo án: Là phương pháp điều chỉnh dựa trên việc thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, đánh giá kết quả GD nhằm đạt đến mục tiêu dạy học riêng cho một số trẻ không giống với mục tiêu học tập chung của những trẻ khác nhưng vẫn đảm bảo cho trẻ đó tham gia vào các hoạt động GD chung của lớp học.

- Theo kiểu thay thế: Là phương pháp điều chỉnh dựa trên việc thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, đánh giá kết quả GD hoàn toàn mới,

không nằm trong nội dung GD hay chương trình GD. Phương pháp này chỉ được sử dụng khi khơng thể áp dụng ba phương pháp điều chỉnh nói trên.

Mỗi TKT có hồn cảnh đặc biệt là khác nhau đồng thời lại rất khác nhau ở các dạng khó khăn. Điều này địi hỏi phải có các phương pháp GD phù hợp với từng dạng khó khăn của trẻ cũng như đặc điểm về nhận thức, kĩ năng xã hội, ngôn ngữ - giao tiếp và hành vi của mỗi trẻ. Các phương pháp GD đặc thù thường được sử dụng trong GDHN là:

- Phương pháp cá biệt hóa: Là sự lựa chọn nội dung, áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với từng đối tượng trong điều kiện dạy học toàn lớp, trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm của trẻ về mọi phương diện như: Trình độ nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú, thói quen … để xây dựng một quá trình dạy học tích cực với từng cá nhân trên cơ sở đảm bảo được mục tiêu chung.

Điểm xuất phát của dạy học theo hướng cá biệt hóa là xem xét những đặc điểm cá biệt tồn tại hiện hữu trong mỗi trẻ với nhũng nét riêng lẻ, đặc thù, không lặp lại ở trẻ khác và dạy học cần phải tổ chức phù hợp với những đặc điểm cá biệt đó.

- Phương pháp hợp tác nhóm: Là phương pháp trong đó giáo viên chia lớp học ra thành các nhóm trẻ qua việc qui định về số lượng thành viên từng nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, hướng dẫn và hỗ trợ các nhóm giải quyết nhiệm vụ được giao. Mỗi thành viên của nhóm đều có một vai trò và nhiệm vụ nhất định, học hợp tác nhóm địi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong nhóm để giải quyết nhiệm vụ.

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề: Là phương pháp trong đó giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển trẻ phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thơng qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác.

Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là tình huống gợi ra cho trẻ những khó khăn kiến thức hoặc kĩ năng mà trẻ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua q trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có. Đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là “Tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”.

- Phương pháp phát triển khả năng ngôn ngữ mạch lạc: Là phương pháp phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có lơgic, trình tự, chính xác đúng ngữ pháp và có hình ảnh một nội dung nhất định.

Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thực chất là rèn luyện khả năng tư duy ngôn ngữ và sử dụng lời nói để giao tiếp, bởi vì sự mạch lạc của ngơn ngữ chính là sự mạch lạc của tư duy.

- Phương pháp khắc phục hành vi điển hình của TKT: Hành vi điển hình là một loạt các hành vi hoặc các hoạt động có cùng một bản chất, được lặp đi lặp lại một cách thường xun và khơng có mục đích rõ ràng nhưng cá nhân trẻ thực hiện những hành vi và hành động này một cách đều đặn và thường xuyên.

Một số kĩ thuật để khắc phục hành vi điển hình của TKT:

+ Nhân quả: Là cách áp dụng trong những tình huống khi có sự phù hợp lôgic giữa hành vi của trẻ gây nên với hậu quả mà trẻ phải chịu.

+ Dập tắt: Là quá trình làm giảm tần suất và cường độ xảy ra hành vi mục tiêu bằng cách từ chối củng cố sau khi củng cố hành vi trước đó.

+ Thời gian tách biệt: Là trẻ khơng được tham gia vào một hoạt động nào đó mà ở đấy trẻ thường nhận được sự củng cố tích cực.

+ Khiển trách: Là giáo viên dùng lời để trách trẻ. cần trẻ biết rõ tại sao lại bị khiển trách và giúp trẻ hiểu rằng chúng bị khiển trách về hành vi chứ khơng phải là cả bản thân mình.

+ Trách phạt: Là sự lựa chọn cuối cùng, bởi nó liên quan đến việc đưa ra một điều khơng ưa thích cho trẻ hoặc lấy đi một điều gì đó trẻ ưa thích.

Một phần của tài liệu QLG201 QuanLiHoatDongGiaoDucHoaNhapChoTreKhuyetTatOCacTruongMamNonQuan6,ThanhPhoHoChiMinh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)