3.4. Khảo sát bằng bảng hỏi tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát
3.4.1.1. Mục đích khảo sát
Mục đích của việc khảo sát là nhằm thu thập thông tin đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp QL hoạt động GDHN cho TKT ở các trường MN Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh đã được đề xuất. Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp, khẳng định thêm về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
3.4.1.2. Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát được tập trung vào hai vấn đề chính: - Các biện pháp được đề xuất có thật sự cấp thiết khơng?
- Trong các điều kiện như hiện nay, các biện pháp đề xuất có khả thi trong QL hoạt động GDHN cho TKT không?
3.4.1.3. Phương pháp khảo sát
Khảo sát bằng bảng hỏi (Phụ lục 4): Bảng hỏi gồm 06 biện pháp đề xuất. Bảng hỏi đề nghị khách thể khảo sát đánh giá về sự cấp thiết và tính khả thi đối với với 06 biện pháp được đề xuất. Việc khảo sát được thực hiện trên biểu mẫu Google, lấy ý kiến khảo sát của CBQL, GV thông qua các ứng dụng Zalo, Viber.
- Khách thể khảo sát: Khảo sát tại 15/47 trường MN ở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó: CBQL của các trường: 30 người; giáo viên của các trường: 150 người. Tổng cộng: 180 người.
- Thang đánh giá mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất: Sử dụng thang điểm 5, mỗi biện pháp được đánh giá với 5 mức độ khác nhau; ý nghĩa của các mức độ được qui ước như sau:
Bảng 3.1. Qui ước số liệu điểm trung bình về mức độ cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất
Điểm Mức độ
cấp thiết
Mức độ khả thi
Từ 1,0 đến 1,8 Không cấp thiết Không khả thi
Từ 1,81 đến 2,6 Ít cấp thiết Ít khả thi
Từ 2,61 đến 3,4 Cấp thiết Khả thi
Từ 3,41 đến 4,2 Khá cấp thiết Khá khả thi
Từ 4,21 đến 5,0 Rất cấp thiết Rất khả thi