3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hịa nhập cho trẻ khuyết tật ở
3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quản lí hoạt động giáo dục
hòa nhập cho trẻ khuyết tật cho cộng đồng và nhà trường
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhận thức có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhận thức là kim chỉ nam cho hành động, soi đường cho hành động, nhận thức đúng thì hoạt động mới đúng và hiệu quả. Ý nghĩa của vấn đề nhận thức càng trở nên quan trọng trong thực hiện GDHN vì đây là cơng việc thực hiện liên quan đến nhiều người, đòi hỏi sự kiên trì nỗ lực và sự thiếu thốn về các điều kiện hỗ trợ, thực hiện chủ yếu bằng sự tự giác, tinh thần tương thân tương ái, nhân đạo. Do vậy, cần làm cho mọi người nhận thức đúng về nhu cầu và khả năng của TKT, TKT cần được cộng đồng chấp nhận, có tâm lí tự tin vào khả năng của mình và cần điều kiện để rèn luyện cũng như có cơ hội thể hiện bản thân.
Để nâng cao nhận thức về GDHN cho TKT, nhà lãnh đạo cần chỉ đạo điều phối để tập thể sư phạm hoạt động theo kế hoạch, theo sự phân công của tổ chức nhằm tuyên truyền các nội dung về GHDN cho TKT ở trường MN.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng và nhà trường về:
+ Tầm quan trọng của hoạt động GDHN cho TKT ở các trường MN. + Tầm quan trọng, quyền lợi, khả năng, nhu cầu của TKT.
+ Kiến thức, kĩ năng chăm sóc GD và tạo mơi trường hoạt động thuận lợi cho TKT tham gia hoạt động GDHN ở các trường MN.
- Hiệu trưởng chỉ đạo quán triệt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về GDHN cho TKT.
3.2.1.3. Cách thực hiện của biện pháp
- Tập huấn cho giáo viên nắm vững kiến thức, nội dung cần tuyên truyền để nâng cao chất lượng hoạt động GDHN cho TKT ở trường MN.
- Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, sưu tầm và biên soạn tài liệu về TKT, GDHN cho TKT, kiến thức, kĩ năng chăm sóc, GD TKT... thực hiện cơng tác tuyên truyền GD từ cấp quận, phường, tổ, nhà trường và người dân. Kế hoạch này cần đảm bảo cả tính khả thi và tính liên tục thường xuyên, nhưng cũng chú ý tập trung vào những thời điểm quan trọng cho việc thực hiện GDHN như: Chuẩn bị vào khai giảng năm học, kết thúc năm học, các ngày lễ tết, các buổi họp phụ huynh... Cần làm cho mọi người thấu hiểu GDHN có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với TKT và là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
- Hiệu trưởng cần rà soát lại các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về người KT nói chung như: Luật giáo dục (2019); Luật trẻ em (2016); Luật người khuyết tật (2010); Điều lệ trường mầm non (2020); Quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật (2018)...
- Chỉ đạo giáo viên biết lựa chọn các hình thức, phương pháp tuyên truyền GD linh hoạt và phong phú, trong đó đặc biệt chú ý đến việc sử dụng hệ thống truyền thanh truyền hình được xây dựng và đồng bộ rộng khắp từ quận đến phường, tổ và gia đình. Tuyên truyền, GD về GDHN tranh thủ và lồng ghép trong nội dung cuộc họp, hội nghị của các cấp, các ban ngành đoàn thể đặc biệt là trong cuộc họp, hội nghị của Mặt trận Tổ quốc, Phụ nữ, Đoàn thanh niên và Uỷ ban dân số gia đình - trẻ em... Bằng cả cách “truyền khẩu” gặp những người trực tiếp liên quan và thực hiện như gia đình, họ hàng và trẻ KT, nhóm hỗ trợ cộng đồng... để trao đổi, trò chuyện chia sẻ.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện của biện pháp
Để thực hiện được biện pháp này, địi hỏi phải có sự tích cực chủ động, tự giác từ phía cán bộ QL và giáo viên MN. Người QL cần chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung, địa điểm, đối tượng, về số lượng và số lần,
phương tiện tổ chức tuyên truyền.