Các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

Một phần của tài liệu QLG201 QuanLiHoatDongGiaoDucHoaNhapChoTreKhuyetTatOCacTruongMamNonQuan6,ThanhPhoHoChiMinh (Trang 43 - 46)

1.3. Hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non

1.3.6. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

1.3.6.1. Mơi trường giáo dục hịa nhập thân thiện

Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng môi trường GDHN thân thiện, gồm có: Hiệu trưởng nhà trường là trưởng ban và thành viên là các bộ phận khác trong trường như: Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, chủ tịch công đoàn…

Xây dựng các qui định của nhà trường dựa trên các chuẩn mực của trường học thân thiện và các qui định cần rõ ràng; khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc, ni dưỡng, GD trẻ, xây dựng chuẩn đánh giá giáo viên, các loại hồ sơ hoàn chỉnh và thường xuyên cập nhật tình hình giáo viên và trẻ; tiến hành kiểm tra thường xuyên việc chăm

sóc, GD và làm rõ sự vắng mặt của trẻ; tạo các cơ hội và các kênh phù hợp cho giáo viên và trẻ tham gia nghiên cứu, học tập, trải ngiệm; phối hợp chặt chẽ và trao đổi lẫn nhau trong mạng lưới nhà trường - gia đình - cộng đồng.

1.3.6.2. Hoạt động làm và sử dụng đồ dùng - đồ chơi phù hợp với trẻ khuyết tật

Đồ dùng - đồ chơi đóng vai trị quan trọng trong việc GD trẻ, đặc biệt là TKT. Để chăm sóc và GDHN TKT được tốt hơn thì việc đầu tư sáng tạo làm đồ dùng - đồ chơi là rất cần thiết. Vì đặc điểm nhận thức của trẻ là tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế, nếu khơng chuẩn bị tốt đồ dùng - đồ chơi cho trẻ thì sẽ rất khó để giúp trẻ tiếp thu các nội dung và thể hiện tốt khả năng cá nhân của bản thân mình.

Các đồ dùng - đồ chơi, nguyên vật liệu lựa chọn phải phù hợp với từng hoạt động, góc chơi, chủ đề và từng đặc điểm khó khăn của các dạng KT ở trẻ. Đồ dùng - đồ chơi phải mang tính thẩm mĩ, phong phú, da dạng chủng loại và màu sắc tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào các nội dung hoạt động. Một điều cần đặc biết lưu ý là đồ dùng - đồ chơi cần chuẩn bị đủ cho tất cả trẻ, không để trẻ chờ đợi lâu đến lượt và phải đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ.

Để chuẩn bị tốt đồ dùng - đồ chơi, các nguyên vật liệu, giáo viên cần lên kế hoạch phối hợp với nhà trường để mua sắm những đồ dùng, vật liệu cần thiết. Giáo viên có thể tự sưu tầm, trao đổi, chia sẻ lẫn nhau để tăng thêm sự phong phú đa dạng các loại đồ dùng - đồ chơi. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với trẻ, cha mẹ trẻ, địa phương để sưu tầm, đóng góp những loại nguyên vật liệu mở có sẵn ở xung quanh.

1.3.6.3. Cơ sở vật chất của nhà trường

Cơ sở vật chất đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định chất lượng chăm sóc, GD của nhà trường. Vì nó là thành tố của q trình GD, có quan hệ tương tác với các thành tố khác của quá trình GD. Giúp trẻ cụ thể hóa cái trừu tượng, đơn giản hóa cái phức tạp làm sinh động nội dung GD; Mang lại sự phát

triển cho giáo viên và trẻ, góp phần nâng cao chất lượng GD; Giúp trẻ tự khám phá, tìm tịi và phát hiện những kiến thức, kĩ năng; Cung cấp nguyên vật liệu, đồ dùng - đồ chơi, phương tiện kĩ thuật… theo hướng tiếp cận hiện đại và lấy trẻ làm trung tâm.

1.3.6.4. Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế, văn nghệ, thể dục, thể thao

Thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế, văn nghệ, thể dục, thể thao… trẻ cảm thấy mạnh dạn tự tin hơn. Trong khi tham gia các hoạt động, trẻ có nhu cầu chơi cùng bạn bè, được sống và học tập trong môi trường tập thể là cơ hội rất tốt cho TKT hòa nhập và cải thiện các khiếm khuyết của trẻ.

Ngoài các hội thi, các hoạt động tập thể của nhà trường, giáo viên nên thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu tập thể giữa các tổ trong lớp. Trong đó, TKT cũng như các bạn sẽ cùng tham gia chơi và giao lưu với nhau. Nhiều trẻ khác cũng cảm thấy đồng cảm với TKT, các bạn thường cổ vũ giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn với các nhiệm vụ cơ giao.

1.3.6.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường MN là một phương tiện GD vô cùng tiện lợi và hữu ích. Giáo viên thường xuyên truy cập mạng Internet tìm hiểu và cập nhật thông tin, kinh nghiệm GDHN TKT, tìm tịi những hình ảnh, tư liệu GD, thiết kế những trò chơi trong các ứng dụng như: Powerpoit, Quizizz, Wordwall… để trẻ có cơ hội tiếp cận công nghệ thơng tin. Việc ứng dụng các trị chơi chữ cái, tốn, trị chơi câu đố trong phần mềm vui học MN giúp trẻ tư duy nhanh nhẹn, thông minh hơn. Trẻ rất hứng thú tham gia và đặc biệt là khả năng nhận biết, chú ý, ghi nhớ của TKT tiến bộ rõ rệt.

Một phần của tài liệu QLG201 QuanLiHoatDongGiaoDucHoaNhapChoTreKhuyetTatOCacTruongMamNonQuan6,ThanhPhoHoChiMinh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)