3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hịa nhập cho trẻ khuyết tật ở
3.2.2. Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật
trong trường mầm non
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu cao nhất của GD TKT là giúp trẻ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng, có cơ hội sống độc lập đến mức cao nhất và có một vị trí phù hợp trong xã hội. Kế hoạch GD cá nhân là cơ sở để có thể xem xét, đánh giá hiệu quả quá trình dạy học, sự tiến bộ về các mặt phát triển của trẻ.
Vì vậy, mục tiêu của biện pháp là xác lập được công cụ giúp cho ban giám hiệu nhà trường QL được những hoạt động đã và đang diễn ra đối với giáo viên và trẻ, là cơ sở quan trọng cho việc kiểm tra đánh giá hiệu quả của quá trình GD. Đây là cơ sở để giúp các nhà QL đề ra và thực hiện chính sách hỗ trợ TKT, gia đình TKT, giáo viên trực tiếp dạy TKT.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Mỗi đứa trẻ là một cá nhân riêng, có điều kiện, đặc điểm tâm sinh lí và mức độ tật, điểm mạnh và những nhu cầu riêng. Do đó nhóm chuyên gia, cán bộ QL và giáo viên cần phải thiết lập kế hoạch GD cá nhân một cách linh hoạt nhằm phát huy tối đa khả năng của trẻ.
Kế hoạch GD cá nhân là văn bản xác định nội dung, phương pháp, hình thức và các điều kiện thực hiện theo thời gian hạn định trong mơi trường hịa nhập hay các môi trường GD khác để đạt được mục tiêu can thiệp, GD một TKT.
Nội dung của bản kế hoạch GD cá nhân gồm có các thơng tin về khả năng, nhu cầu của trẻ thông qua các đặc điểm phát triển cá nhân về thể chất, trí tuệ, tình cảm, tính cách; mục tiêu GD hằng năm và mục tiêu GD của từng học kì (can thiệp sớm và phục hồi chức năng, kiến thức, kĩ năng, hành vi, thái độ…); thời gian thực hiện; nội dung, biện pháp thực hiện; người thực hiện, kết quả đánh giá và điều chỉnh sau đánh giá đối với trẻ.
3.2.2.3. Cách thực hiện của biện pháp
Sơ đồ 3.1. Các bước thực hiện việc lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật
Sử dụng mẫu phiếu khảo sát nhu cầu và năng lực của trẻ và mẫu kế hoạch giáo dục cá nhân ở Phụ lục 1 và Phụ lục 2.
Kế hoạch GD cá nhân cần xây dựng cho mỗi TKT khi trẻ bắt đầu tham gia vào quá trình học tập tại cơ sở GDMN, kế hoạch này cần được xem lại sau mỗi giai đoạn. Như vậy, trong suốt quá trình GD trẻ, việc xây dựng và thực hiện một kế hoạch GD có thể được biểu diễn như một vịng quay liên tục. Cán bộ QL cần thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch để có những hướng dẫn điều chỉnh phù hợp.
Trong q trình thực hiện kế hoạch GDHN nói chung và kế hoạch GD cá nhân nói riêng, cần làm rõ vai trò của từng người, từng tổ chức có trách nhiệm như: nhà trường (người QLGD), giáo viên, gia đình, cộng đồng và nêu rõ kết quả mà từng nhóm đối tượng cần thực hiện được.
1. Xác định tình trạng ban đầu 2. Đặt mục tiêu 3. Lên kế hoạch 4. Thực hiện kế hoạch 5. Đánh giá và điều chỉnh
Ban giám hiệu cần phân công cán bộ phụ trách và giám sát có hệ thống việc thực hiện GDHN cho trẻ có nhu cầu đặc biệt nói chung và TKT nói riêng trong nhà trường.
Trách nhiệm của ban giám hiệu trong việc lập kế hoạch GD cá nhân là đưa ra các quyết định, QL, giám sát việc thực hiện kế hoạch GD cá nhân của giáo viên.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện của biện pháp
Xây dựng kế hoạch GD cá nhân dành cho TKT ở trường MN phải trên cơ sở chương trình GDMN, kế hoạch GDMN nói chung và nhu cầu, khả năng của TKT theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Thực hiện kế hoạch GD cá nhân cần thường xuyên, đúng tiến trình, thời gian và có sự phối hợp chặt chẽ với các thành phần liên quan.
3.2.3. Đẩy mạnh cơng tác quản lí tập huấn bồi dưỡng kiến thức kĩ năng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật đối với giáo viên mầm non
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Nâng cao kiến thức kĩ năng GDHN cho TKT, từ đó giúp TKT có những thay đổi tích cực. Giúp giáo viên cải tiến, điều chỉnh về phương pháp dạy học phù hợp với bối cảnh và nhu cầu của địa phương, đặc biệt là đối với nhóm TKT cấp MN.
Nhằm giúp giáo viên nắm được bản chất, ý nghĩa của hoạt động GDHN cho TKT ở các trường MN.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Xây dựng và thực hiện có hiệu quả qui trình cơng tác tập huấn, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho giáo viên một cách cụ thể, chi tiết theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo trên phương diện từ phòng GD đến nhà trường, tổ chức và cá nhân.
Nội dung tập huấn bồi dưỡng dựa vào những tài liệu đã có do Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Phát triển chương trình GD chuyên biệt (Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục) cung cấp hoặc do Bộ Giáo dục và Đào tạo ấn hành, tập trung vào các nội dung chính: những vấn đề chung về TKT, về mơ hình GDHN trong trường MN; nguyên tắc cơ bản của dạy học HN; điều chỉnh chương trình - nội dung - phương pháp - đánh giá trong dạy HN. Chuẩn bị phương tiện đồ dùng, thiết kế và tiến hành bài dạy HN; những yếu tố hỗ trợ GDHN (vòng bạn bè, nhóm hỗ trợ cộng đồng, QL GDHN trong nhà trường); các phương pháp và kĩ năng đặc thù dạy trẻ khiếm thị, khiếm thính, ngơn ngữ, chậm phát triển trí tuệ.
Các cấp QL cần xây dựng phong trào thi đua lập thành tích trong hoạt động GDHN cho TKT ở các trường MN nhằm động viên giáo viên tích cực học tập để khơng ngừng nâng cao kiến thức kĩ năng GDHN cho TKT, khuyến khích tinh thần tự bồi dưỡng, giúp đỡ họ về điều kiện và nội dung bồi dưỡng để cùng nhau thực hiện tốt ý thức tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên.
Nâng cao ý thức phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động GDHN cho TKT ở các trường MN.
3.2.3.3. Cách thực hiện của biện pháp
Bước 1: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị điều kiện cần thiết cho hoạt động tập huấn, bồi dưỡng.
Bước 2: Phối hợp với các lực lượng liên quan tổ chức tập huấn cho giáo viên.
Bước 3: Đánh giá về kết quả của lớp tập huấn bồi dưỡng. Cụ thể:
- Tổ chức các lớp tập huấn từ 3 - 5 ngày trong thời gian nghỉ hè, thực hiện có thể trước hoặc ngay sau các đợt tập huấn chuyên môn khác của ngành GD. Phân chia theo cụm để cán bộ, giáo viên thuận lợi trong việc tham gia, cần tập
trung vào những vấn đề chung, về mơ hình GDHN và việc lập kế hoạch toàn diện, lập kế hoạch GD cá nhân cho TKT.
- Tổ chức các lớp tập huấn 2 - 3 ngày trong thời gian năm học được tiến hành cho các nội dung cịn lại có tính chun sâu và gắn với giáo viên trực tiếp dạy từng loại tật, mỗi loại tật mở từ 1 - 2 lớp tuỳ theo số lượng trẻ có loại tật đó. Dành 30% thời lượng cho các vấn đề lí thuyết, 70% thời lượng cho việc dự giờ rút kinh nghiệm và trao đổi làm việc trực tiếp với giáo viên dạy, với học sinh KT điển hình. Mỗi năm học cần được thực hiện ít nhất 02 đợt (mỗi học kì 1 đợt).
- Đội ngũ tham gia phụ trách tập huấn là cốt cán quận, những cán bộ QL và giáo viên giỏi đã tham gia nhiều lớp tập huấn và đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu. Ngồi ra có thể liên hệ mời giảng viên của trường các Đại học - Cao đẳng Sư phạm, các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Phát triển chương trình giáo dục chuyên biệt. Ngân sách được bố trí từ nguồn ngân sách hằng năm dành cho công tác bồi dưỡng giáo viên của ngành GD.
- Trên cơ sở này cần tăng cường việc bồi dưỡng giáo viên theo tổ, nhóm và tự bồi dưỡng, cơng việc này cần có kế hoạch và được thực hiện thường xuyên trong cả năm học. Thực tế cũng cho thấy việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên về GDHN đã hỗ trợ tích cực và góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ giáo viên MN phục vụ cho cơng tác GDMN nói chung.
- Lựa chọn và cử giáo viên tham gia vào các lớp tập huấn, đào tạo về GD TKT do Sở Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học - Cao đẳng Sư phạm tổ chức.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện của biện pháp
Phải có sự chỉ đạo thống nhất, quán triệt bằng văn bản pháp lí của cấp trên và sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp QL khi tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng.
Trong khi tập huấn, đào tạo tạo nguồn nhân lực và sử dụng giáo viên dạy học hoà nhập, cần chú ý đến giáo viên trẻ có tinh thần trách nhiệm trong công việc, ý thức nghề nghiệp, trình độ chun mơn nghiệp vụ giỏi, yêu nghề, mến trẻ.
3.2.4. Phát huy các hoạt động chuyên môn, hoạt động tập thể, tham quan dã ngoại nhằm giúp trẻ khuyết tật hoà nhập ngoại nhằm giúp trẻ khuyết tật hoà nhập
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Đối với cơng tác GDHN khi mà đang có độ chênh thực tế khá lớn giữa trình độ, năng lực sư phạm của cán bộ QL - giáo viên với việc đáp ứng hoạt động dạy học hồ nhập, thì hoạt động chun mơn được tổ chức tốt có tác động trực tiếp vào việc khắc phục những bất cập trên qua đó nâng cao hiệu quả của GDHN.
Các hoạt động tập thể, tham quan dã ngoại là hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác GD. Qua các hoạt động này học sinh nói chung, đặc biệt là học sinh KT được hình thành nhân cách, hình thành và rèn luyện các kĩ năng xã hội như giao tiếp, ứng xử, hợp tác, tính độc lập và tự tin.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Hoạt động chuyên môn trong trường MN: Dự giờ, thao giảng, sinh hoạt chuyên đề tổ khối - nhà trường, viết báo cáo, đề tài sáng kiến kinh nghiệm… Trong phạm vi cấp quận tổ chức các hội thi, các chuyên đề là hoạt động có tính chất đặc thù và khơng thể thiếu nhằm phục vụ, nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng GD tồn diện. Thành lập tổ chun mơn GDHN có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GDHN căn cứ theo các nội dung GD chung của nhà trường.
Hoạt động tập thể được tổ chức cho học sinh MN: Thể dục sáng, nhảy dân vũ, trò chơi, các dịp lễ (khai giảng, trung thu, 20/10, 20/11, Tết Nguyên Đán, Tết hàn thực, 8/3, 19/5...). Các hoạt động tập thể được tổ chức trong trường MN hiện nay đã khá phong phú, vấn đề đặt ra là cần tính tốn và tổ chức để học sinh KT có thể tham gia một cách tự nhiên, chủ động và tích cực, tránh tình trạng để các em thành người thừa, lạc lõng hoặc tham gia một cách hình thức.
Hoạt động tham quan dã ngoại gồm: Tham quan các phòng ban, các khu vực trong trường MN, tham quan di tích lịch sử tại địa phương, vui chơi tại công viên gần trường, đi tham quan xa (Thảo Cầm Viên, Dinh Độc Lập…).
3.2.4.3. Cách thực hiện của biện pháp
Hoạt động chuyên mơn: Dự giờ giáo viên dạy hồ nhập và chọn những tiết, giáo viên dạy giỏi để tổ chức học tập, nhân rộng điển hình. Phòng Giáo dục - Đào tạo qui định và thực hiện việc thi giáo viên dạy giỏi hoà nhập, thi làm và sử dụng đồ dùng dạy học HN hàng năm từ cấp trường đến cấp huyện vào cùng thời điểm mà ngành tổ chức hội thi cho giáo viên trong huyện. Đánh giá và công nhận danh hiệu tương xứng cho những giáo viên đạt thành tích tốt. Hướng dẫn, tổ chức và việc đăng kí và viết báo cáo đề tài, sáng kiến kinh nghiệm GDHN trong trường MN. Chọn lựa những bài viết có chất lượng để tổ chức chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm giữa giáo viên trong trường và toàn quận.
Hoạt động tập thể: Trước khi tổ chức các hoạt động tập thể cần căn cứ vào bản đánh giá của giáo viên về khả năng của từng học sinh KT trong việc tham gia hoạt động tập thể, theo qui luật phát triển có tính “bù - trừ” thì học sinh khiếm thị thường có thính giác và xúc giác tốt, học sinh tật ngơn ngữ nặng thường có khả năng diễn đạt bằng giác quan tốt... Lựa chọn những hoạt thích hợp để các em tham gia, có thể độc lập một mình hoặc tham gia vào nhóm, tập thể.
Hoạt động tham quan, dã ngoại: Cần lên kế hoạch cụ thể trình cấp trên. Trong bản kế hoạch cần trình bày rõ nội dung, địa điểm, thời gian, số lượng trẻ KT tham gia, số lượng giáo viên, phụ huynh và các chuyên gia đi cùng để hỗ trợ, lường trước các tình huống có thể xảy ra khi đưa các em đi ra khỏi khu vực lớp, trường để tổ chức hoạt động.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện của biện pháp
Chỉ triển khai hoạt động này khi đã được cấp trên phê duyệt bằng văn bản có tính pháp lí.
Khi thực hiện cần tính đến đặc điểm riêng của từng nhà trường, từng loại tật để bố trí thời gian, thời lượng và thời điểm hợp lí, nội dung cần sát thực phù hợp.
3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật trong trường mầm non trẻ khuyết tật trong trường mầm non
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN cho TKT trong trường MN là điều chỉnh, đổi mới hoạt động này, lựa chọn phương thức kiểm tra đánh giá một cách phù hợp, khoa học nhằm giúp cho cán bộ QL và giáo viên thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống những thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả GDHN. Từ đó giúp cho cơng tác QL có những điều chỉnh và giải pháp kịp thời, hiệu quả đối với công tác này.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
Xác định rõ mục tiêu của việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN cho TKT trong trường MN là đánh giá quá trình kết hợp với đánh giá kết quả, vì sự tiến bộ khơng ngừng của TKT.
Tổ chức xây dựng biểu mẫu đánh giá, biện pháp đánh giá dựa trên bản kế hoạch cá nhân, xin ý kiến chuyên gia và cán bộ QL, đề xuất các hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp (mọi lúc, mọi nơi ngay trong hoạt động thường ngày, cuối mỗi hoạt động, theo ngày, tuần, tháng, năm...)
Xây dựng các thang đánh giá phù hợp với từng loại tật, từng độ tuổi dựa trên các văn bản về người KT, ý kiến chuyên gia và cán bộ QL.
Tập huấn nội dung và cách thức đánh giá hoạt động GDHN cho TKT ở các trường MN cho cán bộ QL và giáo viên MN dạy hoà nhập.
Tập hợp, thống kê kết quả kiểm tra đánh giá, xử lí kết quả để phát hiện ra những biện pháp tối ưu, điều chỉnh kịp thời những biện pháp chưa phù hợp sau mỗi lần kiểm tra đánh giá.
3.2.5.3. Cách thực hiện của biện pháp
Làm bản dự thảo về kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động GDHN cho TKT.
Tổ chức xin ý kiến chuyên gia, cán bộ QL về bản dự thảo để đưa ra được những mục tiêu, hình thức, nội dung, cơng cụ, biểu mẫu, thang đánh giá hợp lí.
Trưng cầu ý kiến cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh về các nội dung trên.
Hoàn thiện ban hành văn bản hướng dẫn đánh giá hoạt động GDHN cho giáo viên và cán bộ QL thực hiện.
Tập huấn nội dung văn bản đã ban hành.
Thực hiện đánh giá: Kiểm chứng và phân tích kết quả kiểm tra đánh giá trẻ của giáo viên thông qua văn bản, công bố, công nhận kết quả đánh giá đối với