Chương 8Thúc đẩy trẻ học và sử dụng kỹ năng thực hành
TÍCH CỰC CĨ LỢI HƠN TIÊU CỰC
Trẻ em thường được bảo là, “Con không được chơi điện tử cho đến khi dọn phòng xong” hay “Con khơng được ra ngồi chơi chừng nào còn chưa cho bát đia vào bồn rửa bát”. Chúng tôi chân thành
khuyên bạn hãy xoay chuyển nó về hướng nhấn mạnh vào khia cạnh tich cực: “Ngay sau khi dọn phịng xong, con có thể chơi điện tử” hay “Con có thể ra ngồi chơi sau khi cho hết bát đia vào máy rửa bát”. Khi bạn nhấn mạnh chuyện con không được làm điều con
muốn, thay vi nhấn mạnh vào việc con sẽ được làm điều đó, bạn đang đưa trẻ xa dần phần thưởng và cả nhiệm vụ cần phải hồn thành để đạt được nó.
Sử dụng các hệ thống khích lệ trang trọng hơn
Tuy nhiên, lời khen ngợi và phần thưởng để mong chờ không phải lúc nào cũng đủ để thúc đẩy trẻ sử dụng các kỹ năng khó. Trong trường hợp này, bạn có thể sẽ thấy sử dụng hệ thống khích lệ mang tính trang trọng hơn sẽ hữu hiệu hơn. Hệ thống này gồm các bước sau đây:
Bước 1: Mơ tả hành vi có vấn đề và đặt mục tiêu
Đây chính là hai bước đầu tiên được liệt kê ở chương trước, đề cập đến việc dạy trẻ các kỹ năng thực hành. Như bạn đã biết, mô tả vấn đề và hành vi mục tiêu cụ thể là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Bước 2: Quyết định giải thưởng và những bất ngờ
Bước đầu tiên trong việc thiết kế một hệ thống khen thưởng và dự phịng là xây dựng một lịch trình sao cho các nhiệm vụ ít được yêu thích nhất ln xuất hiện trước các nhiệm vụ được ưa thích hơn. Trong một số trường hợp, như thế là đủ. Khi cần thêm, hệ thống lợi ích khích lệ hiệu quả nhất khi trẻ có một “danh sách” phần thưởng để chọn lựa. Một trong những cách tốt nhất để thực hiện điều này là thiết lập một hệ thống trong đó điểm kiếm được nhờ hành vi mục tiêu có thể chuyển đổi thành phần thưởng mà trẻ mong muốn. Phần thưởng càng lớn, trẻ càng cần nhiều điểm hơn. Danh sách nên bao gồm các phần thưởng lớn đắt tiền cần nhiều thời gian mới giành được, cũng như các phần thưởng nhỏ và ít tiền hơn dễ đạt được. Phần thưởng có thể là “vật chất” (như thức ăn yêu thích hay đồ chơi nhỏ) cũng như các phần thưởng là hoạt động (chẳng hạn như cơ hội chơi trò chơi với bố mẹ, giáo viên hay bạn bè). Cũng cần thiết phải bổ sung các bất ngờ vào trong hệ thống – thông thường là khả năng tiếp cận một đặc quyền sau khi nhiệm vụ hoàn thành (chẳng hạn như cơ hội được xem chương trình truyền hình u thích hay cơ hội được nói chuyện điện thoại với bạn).
18
Bước 3: Viết thỏa thuận hành vi
Thỏa thuận nên nêu chính xác những gì trẻ đồng ý làm cũng như vai trò và trách nhiệm của bố mẹ.
Cùng với điểm thưởng và phần thưởng, hãy nhớ khen ngợi con vì tuân theo thỏa thuận. Hãy đảm bảo thỏa thuận đó phù hợp với bạn.