Kỹ năng thực hành cần có: Khởi đầu cơng việc (Chương 15), Duy
trì tập trung (Chương 14), Lên kế hoạch (Chương 16), Tổ chức sắp xếp (Chương 17), Quản lý thời gian (Chương 18), Nhận thức tổng quan (Chương 21).
Độ tuổi: 10-14 tuổi; trẻ thường khơng có bài kiểm tra nào cho đến
năm lớp 4, và thậm chí đến lúc đó giáo viên nhiều khi cịn thơng báo trẻ phải học gì, nên thói quen này có lẽ sẽ khơng hữu dụng lắm với bạn cho đến khi con bạn lên lớp 5.
1. Treo lịch tháng và cùng con đánh dấu các bài kiểm tra sắp tới. 2. Từ 5-7 ngày trước buổi kiểm tra, hãy lên kế hoạch học tập với con.
3. Sử dụng Danh sách Chiến lược Học tập, để con quyết định chiến lược nào con muốn sử dụng để chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới. 4. Hãy để con bạn lên kế hoạch học tập 4 ngày trước bài kiểm tra. Các nghiên cứu tâm lý trong nhiều năm đã chỉ ra rằng, khi học tài liệu mới, việc phân bổ luyện tập sẽ hiệu quả hơn việc học một lượng lớn kiến thức trong một lúc. Nói cách khác, nếu bạn định bỏ ra 2 tiếng học bài, sẽ tốt hơn nếu chia khoảng thời gian đó thành nhiều phần nhỏ 30 phút mỗi tối trong 4 tối. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các kiến thức cũng được củng cố hơn trong lúc ngủ, nên ngủ một giấc thật ngon đêm trước ngày kiểm tra cũng có lợi hơn là dành thời gian “nhồi nhét” kiến thức.
5. Với những trẻ gặp vấn đề trong việc duy trì sự tập trung, sử dụng một vài chiến lược trong một khoảng thời gian ngắn có thể sẽ dễ dàng hơn một chiến lược xuyên suốt quá trình học tập. Bạn có thể đặt chng báo thời lượng mỗi chiến lược, và khi chng kêu, con có thể chuyển sang chiến lược tiếp theo (trừ khi trẻ thích chiến lược đang sử dụng và muốn tiếp tục dùng nó).
Điều chỉnh/Thích nghi
Sau khi con làm bài kiểm tra hoặc có điểm kiểm tra, hãy yêu cầu con đánh giá kế hoạch học tập đó. Chiến lược nào hiệu quả nhất? Chiến lược nào kém hiệu quả nhất? Liệu có các chiến lược khác con có thể thử trong lần sau không? Về tổng thời gian dành cho việc học thì sao? Như vậy đủ chưa? Ghi nhớ những điểm cần lưu ý về kế hoạch học tập để giúp trẻ trong lần kiểm tra tiếp theo.
1. Nếu con bạn cảm thấy con đã học đầy đủ nhưng vẫn làm bài kém, hãy hỏi giáo viên của con xem liệu con có học sai tài liệu hay học sai cách không?
2. Nếu con thường xuyên làm bài kiểm tra kém dù đã nỗ lực học suốt thời gian dài, hãy đề nghị cô giáo của con điều chỉnh bài kiểm tra như kéo dài thời gian kiểm tra, cho con cơ hội làm lại bài, cơ hội làm bài khác để cải thiện điểm số, có phương án thay thế cho bài kiểm tra. Điều này có thể dẫn đến việc yêu cầu đánh giá xem liệu con có cần tham gia lớp giáo dục đặc biệt hay khơng (Chương 23). 3. Bổ sung thêm hệ thống khích lệ với các giải thưởng cho điểm kiểm tra tốt.
31
Đánh giá sau kiểm tra
Việc học của con hiệu quả ra sao? Hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Chiến lược nào hiệu quả nhất?
2. Chiến lược nào không hiệu quả lắm?
3. Con có dành thời gian đủ cho việc học khơng? 4. Nếu khơng, con nên làm thêm gì?
5. Lần kiểm tra tới, con sẽ làm khác đi như thế nào?