HỌC CÁCH KHƠNG GÀO KHĨC VÌ NHỮNG THỨ NHỎ NHẶT Kỹ năng thực hành cần có: Kiểm soát cảm xúc (Chương 13), Linh

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 1 (Trang 119 - 120)

Kỹ năng thực hành cần có: Kiểm sốt cảm xúc (Chương 13), Linh

hoạt (Chương 19).

Độ tuổi: Mọi lứa tuổi.

Khi trẻ khóc lóc vì những việc nhỏ nhặt, thường là trẻ đang cố nói rằng chúng muốn sự đồng cảm, và chúng sử dụng phương thức này để đạt được điều đó bởi vì chúng nhận thấy nó hiệu quả trong q khứ. Vì thế, mục tiêu của lần can thiệp này không phải là dạy trẻ trở thành những chiến binh dũng cảm hay gì đó tương tự, mà là giúp trẻ tìm ra những cách thức khác để đạt được điều chúng muốn thay vì khóc lóc. Quan trọng là khiến trẻ sử dụng ngơn từ thay vì nước mắt trong các tình huống mà việc khóc lóc khơng phải một phản hồi thích hợp.

1. Hãy cho con biết rằng khóc lóc quá nhiều sẽ khiến người khác khơng thích ở bên con nữa và rằng bạn muốn giúp con tìm ra cách thức khác để xử lý các cảm xúc khi buồn bực.

2. Giải thích rằng con cần sử dụng ngơn từ thay vì nước mắt khi buồn bực.

3. Hãy để con biết rằng việc con giải thích lý do khiến con cảm thấy như vậy sẽ có ích hơn là khóc lóc.

4. Khi trẻ có thể sử dụng ngơn từ, hãy hồi đáp bằng cách thể hiện sự đồng cảm với cảm xúc của con.

5. Hãy để cho con biết điều gì sẽ xảy ra khi một tình huống gây buồn bực sắp đến. Việc này bao gồm cả việc cho con biết kịch bản XỬ LÝ TÌNH HUỐNG. Có thể bạn sẽ nói rằng, “Khi con cảm thấy muốn khóc, con có thể sử dụng các từ như 'Con giận', 'Con buồn', 'Con cần được giúp đỡ', hoặc 'Con cần nghỉ ngơi'. Khi con sử dụng những từ này, mẹ sẽ lắng nghe và cố gắng hiểu cảm xúc của con.

Cịn nếu con bắt đầu khóc thì con chỉ có một mình thơi đấy. Mẹ sẽ rời khỏi phòng, hoặc yêu cầu con đi vào phịng mình để khóc cho hết.” Lúc đầu, bạn sẽ cần thỉnh thoảng nhắc nhở con để chuẩn bị cho con làm theo kịch bản khi một tình huống gây buồn bực xảy ra. Ngay khi con bắt đầu khóc, hãy đảm bảo con khơng thu hút được sự chú ý của bất cứ ai nhờ việc khóc lóc. Mất đi sự chú ý nhờ khóc lóc, hành động này của con sẽ dần tự giảm bớt (mặc dù nó có thể sẽ tồi tệ hơn trước khi nó trở nên khá hơn).

6. Mục tiêu ở đây khơng phải là triệt tiêu mọi loại hình khóc lóc (bởi vì có những lý do thực sự khiến trẻ khóc). Một quy tắc để đánh giá khi nào là phù hợp cho trẻ để khóc là nghĩ đến những trẻ cùng độ tuổi trung bình với con bạn. Liệu khóc lóc có phải phản ứng tự nhiên trước tình huống này khơng? Việc khóc lóc là phù hợp, chẳng hạn như khi trẻ phải đối mặt với những nỗi đau thể chất hoặc khi một việc không may mắn xảy đến với trẻ hay với người trẻ yêu thương và gần gũi.

Điều chỉnh/Thích nghi

Nếu nước mắt tiếp tục cố thủ, bạn có thể lồng ghép các yếu tố củng cố vào để giúp con học cách sử dụng ngơn từ thay vì nước mắt. Tùy thuộc vào độ tuổi của con, bạn có thể cho con miếng dán hình hoặc điểm thưởng vì đã sử dụng ngơn từ thay vì nước mắt hoặc vì đã vượt qua một khoảng thời gian nhất định mà khơng khóc lóc. Để xác định thời gian bao lâu là đủ dài, có lẽ bạn cần lựa chọn một điểm cơ bản để biết trẻ thường xuyên khóc như thế nào. Một bảng theo dõi để giúp bạn biết việc khóc lóc thường xuyên xảy ra ra sao, mất bao lâu thì kết thúc, và thường bởi sự kiện nào.

35

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 1 (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)