Xem xét trình độ phát triển của con

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 1 (Trang 40 - 41)

Chúng tôi từng gặp rất nhiều phụ huynh ôm ấp những kỳ vọng phi thực tế về mức độ độc lập của con mình. Chẳng hạn như, chúng tơi từng làm việc với một phụ huynh mong đợi đứa con 8 tuổi của mình tự nhớ uống thuốc hen suyễn mỗi sáng, một điều mà hầu hết mọi đứa trẻ đều cần sự giúp đỡ mới nhớ được, ít nhất cho đến giai đoạn cuối tiểu học. Và chúng tôi thường làm việc với phụ huynh của các cô, cậu bé đầu cấp ba. Họ ức chế bởi con họ khơng có một kế

hoạch rõ ràng về trường đại học chúng muốn đến sau khi tốt nghiệp và hiểu những gì chúng phải làm để vào được trường đại học đó. Việc này khơng có gì là lạ, dựa theo trải nghiệm của chúng tơi, khi thậm chí các học sinh cuối cấp ba vẫn cần sự hỗ trợ với quy trình này từ bố mẹ, nhà cố vấn giáo dục, hoặc cả hai.

Hiểu được điều gì là bình thường ở một độ tuổi nhất định để bạn không mong đợi quá nhiều từ đứa trẻ là bước đầu tiên trong việc nhận diện các điểm yếu trong kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, những điều điển hình ở một độ tuổi nhất định chỉ là một phần trong cả quá trình. Khi kỹ năng của con bạn bị chậm trễ hoặc thụt lùi so với lứa tuổi, bạn sẽ cần bước vào và can thiệp vào bất kể trình độ hiện tại của con. Trong khi một trẻ 12 tuổi thơng thường có thể dọn phịng mình theo lịch trình hằng tuần kèm một hoặc hai lời nhắc nhở (hoặc ba!), còn đứa con 12 tuổi của bạn chưa bao giờ tự dọn phịng cả, thì cấu trúc và chiến lược dành cho hầu hết trẻ 12 tuổi có thể sẽ khơng hiệu quả với con bạn. Bạn sẽ cần kết nối các yêu cầu của nhiệm vụ với trình độ phát triển thực sự của con mình nếu con khác với các bạn đồng trang lứa hoặc khác với kỳ vọng của bạn.

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 1 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)