Kỹ năng thực hành cần có: Khởi đầu cơng việc (Chương 15), Duy
trì tập trung (Chương 14), Lên kế hoạch (Chương 16).
Độ tuổi: Hầu hết là độ tuổi từ 8 – 14, với những trẻ nhỏ hơn, các
hoạt động như nhảy múa, ca hát và thể thao nên được thiết kế nhằm mục đích giải trí hơn là mục đích xây dựng kỹ năng, mặc dù trẻ nhỏ vẫn bồi đắp kỹ năng thơng qua những buổi học múa ba lê, bóng đá, lộn nhào và các loại hình u thích khác.
1. Lý tưởng mà nói, q trình này nên được bắt đầu khi con bạn quyết định kỹ năng cần có hằng ngày hoặc cần luyện tập kiên trì mà con muốn phát triển. Trước khi bạn và con quyết định tiến hành, hãy thảo luận về những gì cần thiết để thành thạo kỹ năng này (hoặc đủ giỏi để tận hưởng nó!). Nói chuyện về việc con phải thường xuyên luyện tập thế nào, một buổi luyện tập sẽ kéo dài trong bao lâu, những trách nhiệm nào khác con phải làm, và liệu có đủ thời gian trong lịch trình của con để giúp việc luyện tập thường xuyên trở nên khả thi không.
2. Xây dựng lịch trình luyện tập hằng tuần.
3. Nói chuyện về những gợi ý hay nhắc nhở trẻ cần để ghi nhớ và bắt đầu việc luyện tập.
4. Nói chuyện về việc bạn và con sẽ quyết định thế nào để quá trình được hiệu quả. Nói cách khác, đâu là những tiêu chí thành cơng để giúp con nhận thấy rằng mình nên tiếp tục?
5. Quyết định con sẽ tiếp tục tập luyện trong bao lâu. Rất nhiều bố mẹ tin rằng, khi trẻ học chơi một thứ gì đó như nhạc cụ hay một mơn thể thao, con cần “cam kết” đủ thời gian để khoản đầu tư vào đó trở nên xứng đáng. Và bởi nhiều trẻ nhanh chóng sinh chán nản với những hoạt động kiểu này, nên cần thiết có một thỏa thuận
trước về thời gian tối thiểu bạn mong đợi con nỗ lực trước khi cả hai thảo luận về việc bỏ cuộc.
1. Bạn và con nên chọn một thời điểm bắt đầu dễ nhớ, chẳng hạn như ngay sau bữa tối hoặc ngay trước chương trình TV ưa thích. Bằng cách đó, hoạt động trước có thể được sử dụng như một sự gợi ý để bắt đầu hoạt động tiếp theo.
2. Nếu con đang gặp vấn đề trong việc nhớ bắt đầu luyện tập mà không cần nhắc nhở, hãy để chuông báo trong bếp hay trên đồng hồ để nhắc nhở con.
3. Nếu con vẫn trì hỗn luyện tập dù lúc đầu đã đồng ý với bạn, hãy xem xét việc thay đổi lịch trình chứ đừng từ bỏ. Rút ngắn buổi tập, xếp các buổi tập cách nhau xa hơn, chia đôi buổi tập với một giờ nghỉ ngắn ở giữa, hoặc cho trẻ điều gì đó để mong chờ khi đã luyện tập xong.
4. Nếu muốn thêm một yếu tố khích lệ con, có thể bạn nên suy nghĩ lại cả quá trình. Nếu con bạn ngần ngại dù chỉ luyện tập ở mức cơ bản, đó là một dấu hiệu cho thấy con không quan tâm lắm đến việc học kỹ năng đó. Nhiều khi, chính bố mẹ là người muốn con trẻ học điều gì đó và cả q trình khơng hấp dẫn đứa trẻ chút nào. Nếu thế, hãy thẳng thắn với con và và bổ sung các yếu tố củng cố để thuyết phục con nỗ lực vì kỹ năng này.
26