Chương 12Nâng cao bộ nhớ làm việc
TRÍ NHỚ LÀM VIỆC CỦA CON TỐT ĐẾN ĐÂU?
Hãy sử dụng thang điểm đánh giá dưới đây để đánh giá xem con thực hiện từng nhiệm vụ được liệt kê tốt như thế nào. Ở mỗi cấp độ, trẻ em được mong đợi sẽ thực hiện tất cả nhiệm vụ được liệt kê tương đối tốt cho đến rất tốt.
Thang điểm đánh giá
0 – Không bao giờ hoặc hiếm khi
1 – Có nhưng khơng tốt (khoảng 25% thời gian) 2 – Khá tốt (khoảng 75% thời gian)
3 – Rất tốt (luôn luôn hoặc hầu như luôn luôn)
Mầm non/Mẫu giáo
- Chạy các việc vặt đơn giản như lấy giày khi được yêu cầu) - Ghi nhớ các chỉ dẫn vừa được nói ra
- Tuân thủ một công việc hằng ngày với một gợi ý mỗi bước như đánh răng sau bữa sáng
Tiểu học bé (Lớp 1 – 3)
- Ghi nhớ những chỉ dẫn được nói ra cách đó vài phút
- Tuân thủ 2 bước của một công việc hằng ngày chỉ với một gợi ý
Tiểu học lớn (Lớp 4 – 5)
- Nhớ thực hiện một việc nhà sau khi từ trường về mà không cần nhắc nhở
- Mang sách vở, bài tập tới trường và về nhà
- Theo dõi và ghi nhớ các thay đổi trong lịch trình hằng ngày
Trung học cơ sở (Lớp 6 – 8)
- Có khả năng theo dõi các bài tập và kỳ vọng tại lớp của nhiều giáo viên khác nhau
- Ghi nhớ các sự kiện hay trách nhiệm khác với thông thường
- Ghi nhớ các hướng dẫn nhiều bước, miễn là có đủ thời gian hoặc luyện tập đủ
Xây dựng bộ nhớ làm việc trong các tình huống hằng ngày
• Nhìn vào mắt con trước khi bạn nói cho con nghe điều mà bạn muốn con nhớ.
• Giữ các việc gây xao lãng ở trẻ ở mức tối thiểu nếu bạn muốn con hoàn tồn tập trung.
• u cầu con nhắc lại những gì bạn vừa nói để biết rằng con đã nghe thấy.
• Sử dụng giấy nhắc (lịch trình bằng tranh, danh sách và lịch trình tùy thuộc vào độ tuổi của con). Nhắc nhở trẻ hãy “kiểm tra lịch trình của con” hoặc “nhìn vào danh sách của con kìa” trong từng bước.
• Luyện tập với con những gì bạn mong con nhớ ngay trước khi tình huống xảy ra.
• Giúp con nghĩ đến các cách khác nhau để ghi nhớ một việc quan trọng mà con cho rằng có thể hiệu quả với mình.
• Với trẻ học cấp 2, sử dụng điện thoại di động, tin nhắn hoặc các ứng dụng giao tiếp để nhắc nhở con những việc quan trọng cần làm.
• Xem xét sử dụng phần thưởng vì con đã ghi nhớ các thơng tin chính yếu hoặc áp dụng một hình phạt vì con đã quên. Phần thưởng và hình phạt sẽ hữu ích khi bộ nhớ làm việc của con bạn chỉ hơi kém phát triển một chút.
Vận động viên lơ đãng: Dạy con chú ý dụng cụ thể thao cá nhân
Đã 7h30 sáng thứ Hai, và Jake, cậu bé 14 tuổi lớp 8, đang ngồi chơi trước màn hình máy tính. Bởi vì cậu đã mặc quần áo, ăn sáng, và nói đồ dùng của mình (cặp sách và túi bóng đá) đã sẵn sàng, bố cậu cho phép cậu ngồi chơi máy tính cho đến khi xe buýt đến vào lúc 7h45. Cậu có trận đá bóng hơm nay, và để cho n tâm, bố cậu nói rằng, “Jake này, con kiểm tra túi bóng đá để chắc chắn con có mọi thứ nhé.” “Khơng vấn đề gì ạ”, tiếng cậu bé đáp lại trong lúc vẫn đang tiếp tục tán gẫu cùng bạn. Một vài phút trước khi xe buýt đến, bố cậu bé nhắc nhở Jake và em cậu chuẩn bị sẵn sàng. Khi Jake đi đến sảnh nhà, bố cậu hỏi cậu đã kiểm tra các đồ dùng bóng đá của mình chưa, thì cậu nhanh chóng mở túi ra và lục lọi chúng. “Bố đã làm gì với tấm bảo vệ ống đồng của con vậy?”, cậu bé buộc tội bố trong cơn hoảng loạn. Bị kích thích và khơng thể chống lại cơn bực, bố cậu trả lời là anh mặc chúng để đi đến chỗ làm. Jake, rất khó chịu nói rằng, “Huấn luyện viên sẽ giết con mất, và con sẽ không được chơi đâu.” Xe buýt đã đến, và bố cậu nói với cậu rằng họ sẽ cố tìm cách xem sao, mặc dù anh khơng chắc là có cách nào. Trong buổi đấu, huấn luyện viên rất bực và nói rằng cậu khơng thể chơi. Ngay trước khi trận đấu bắt đầu, bố cậu bé gặp một phụ huynh có thừa bộ bảo vệ ống đồng. Anh đấu tranh tư tưởng xem có nên để
Jake chịu hậu quả là khơng được chơi, nhưng bởi vì việc này xảy ra trước và nó khơng thể giải quyết được vấn đề, anh không muốn con gặp rắc rối với huấn luyện viên. Anh đưa tấm bảo vệ cho con trai, nhưng họ cùng đồng ý là việc này sẽ không tái diễn.
Tối hơm đó, họ nói chuyện về một hệ thống giúp đỡ Jake tổ chức sắp xếp và ghi nhớ các dụng cụ. Bởi vì cậu là vận động viên 3 mơn phối hợp, đây cơ bản là vấn đề xảy ra quanh năm. Bố cậu gợi ý một danh sách cậu có thể dùng để kiểm tra các dụng cụ khi cậu xếp đồ vào túi. Dù việc này có thể giúp cậu biết liệu đã đủ những gì cậu cần trong túi chưa, nó khơng giải quyết được vấn đề sắp xếp dụng cụ để khi cậu cần, mọi thứ đã có sẵn. Jake nói là có thể họ nên làm một góc cho cậu treo dụng cụ lên đó để cậu cất giữ dụng cụ và dễ dàng nhận thấy đang thiếu thứ gì. Họ đồng ý sẽ dán nhãn lên từng dụng cụ cần thiết, và bố cậu bé đồng ý sẽ gợi ý cho Jack vào đêm trước đó để kiểm tra và xếp vào túi. Về phần của cậu, Jake đồng ý rằng khi bố cậu gợi ý cậu làm vào đêm trước đó, cậu sẽ làm luôn và không đợi đến sáng hôm sau. Họ cũng đồng ý với nhau rằng nếu cậu không tuân thủ và qn một thứ gì đó, bố sẽ khơng giúp cậu. Họ làm góc đồ thể thao cùng nhau, và Jake dán nhãn nó cho mùa bóng đá hiện tại. Cậu làm các móc để treo đồ và thử nó bằng cách treo tất cả các dụng cụ thể thao vào góc trong lúc bố cậu quan sát. Họ rất hài lịng rằng góc thể thao này sẽ có hiệu quả.