Tận dụng thay vì tranh đấu với các động lực tự nhiên trong con

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 1 (Trang 42 - 43)

tay bạn khi sang đường.

4. Nhớ rằng yếu tố ngoại vi bao gồm những thay đổi bạn có thểtạo nên trong môi trường, nhiệm vụ, và cách thức tương tác tạo nên trong môi trường, nhiệm vụ, và cách thức tương tác với trẻ

Hãy chắc chắn là bạn đã xem xét cả 3 khả năng mỗi khi bạn cố điều chỉnh một thứ gì đó bên ngồi trẻ để đơn giản hóa nhiệm vụ và

khuyến khích sự phát triển các kỹ năng thực hành. Bạn có thể tạo nên những thay đổi nho nhỏ trong mơi trường xã hội và vật chất. Điều này có thể là một thứ đơn giản như để cho một đứa trẻ mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý làm bài tập về nhà trong bếp, nơi cô bé được kiểm sốt, nhắc nhở và khuyến khích để tiếp tục làm. Với một đứa trẻ kém kiểm sốt cảm xúc, nó có thể là tìm các bạn chơi cùng tuổi hoặc giới hạn các buổi chơi chung mỗi lần chơi với một đứa trẻ khác hoặc có bố mẹ hay cơ trơng trẻ ln giám sát ở độ tuổi mà lẽ ra điều này khơng cịn cần thiết với trẻ. Bạn cũng có thể điều chỉnh nhiệm vụ theo nhiều cách khác nhau, nhưng hãy chọn con đường đi khác với con đường bạn đã theo đuổi mà khơng thu được kết quả gì.

Cuối cùng, bạn có thể thay đổi cách bạn (hoặc những người lớn khác, như thầy cơ giáo) tương tác với con. Bạn có thể đã và đang làm điều này khi bạn biết kỹ năng thực hành của bạn như thế nào so với con mình, nhưng bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng cụ thể hơn trong việc tương tác khác đi, cũng như thay đổi môi trường hoặc nhiệm vụ ở Chương 6.

5. Tận dụng thay vì tranh đấu với các động lực tự nhiên trongcon con

Ngay từ khi cịn nhỏ, trẻ đã rất nỗ lực kiểm sốt cuộc sống của mình. Chúng thực hiện điều này bằng cách cố gắng để đạt được thứ chúng muốn. Nỗ lực làm chủ này là điều mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng sung sướng ngắm nhìn nhất: Sự kiên trì khi đứa trẻ sơ sinh tập rướn lên bậc hay tập trèo cầu thang, rồi tập đi xe đạp hai bánh nhiều năm sau đó và tiếp nữa là, học lái ơ tô. Các bậc cha mẹ hơi mâu thuẫn về cách thức một đứa trẻ nỗ lực để đạt được thứ chúng muốn, bởi vì những gì chúng muốn đơi khi mâu thuẫn với những gì bố mẹ muốn.

Dù sao đi nữa, có nhiều cách để bạn hỗ trợ trẻ trong lúc bạn vẫn có thể kiểm sốt, chẳng hạn như sau:

• Thiết lập các thói quen và lịch trình để con biết điều gì sẽ diễn ra vào lúc nào và chấp nhận chúng như một phần cuộc sống hằng ngày. Điều này đặc biệt quan trọng với các hoạt động thường nhật như giờ ăn, giờ đi ngủ, việc nhà và bài tập. Nó cho biết những khoảng thời gian nhất định trong ngày và những hoạt động nhất định mà trẻ hiểu rằng lịch trình do bố mẹ đưa ra và nắm giữ. Khi bạn chiếm lấy “khơng gian” đó trước, con bạn sẽ ít khi đứng lên địi lại nó và sẽ ít kháng cự kế hoạch bạn đã định sẵn hơn.

• Xây dựng các lựa chọn, để cho con chút quyền kiểm sốt. Điều này có thể bao gồm việc lựa chọn công việc nhà muốn làm, khi nào trẻ muốn làm và theo thứ tự nào.

• Luyện tập các nhiệm vụ khó khăn theo các bước nhỏ và chỉ gia tăng yêu cầu dần dần. Hãy thỏa thuận với trẻ để xóa bỏ phản ứng “khơng” tự động của trẻ, đồng thời đảm bảo rằng trẻ thay đổi từ suy nghĩ “phải làm” thành “muốn làm”. Quá trình từ “phải làm” thành “muốn làm” này cịn được gọi là “luật của bà”, bởi vì những người bà ln biết cách dỗ một đứa trẻ hoàn thành việc nhà trước khi được ăn những chiếc bánh quy sô cô la thơm phức.

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 1 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)