HỌC CÁCH QUẢN LÝ CÁC NHIỆM VỤ TỐN NHIỀU CÔNG SỨC

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 1 (Trang 107 - 109)

SỨC

Kỹ năng thực hành cần có: Khởi đầu cơng việc (Chương 15), Duy

trì tập trung (Chương 14).

Có hai cách cơ bản để biến một nhiệm vụ tốn nhiều công sức trở nên dễ dàng hơn trong mắt trẻ: Giảm yêu cầu khối lượng cơng việc hoặc khích lệ đủ nhiều để trẻ sẵn sàng bỏ ra nhiều tâm sức để đạt được phần thưởng. Ví dụ như:

1. Chia nhiệm vụ thành những phần rất nhỏ, để mỗi phần không mất quá 5 phút. Cho phép con đạt được những phần thưởng nhỏ sau khi kết thúc mỗi phần này.

2. Để con quyết định xem nên chia nhỏ nhiệm vụ thế nào.

3. Cho con điều gì đó rất đáng để mong chờ khi cơng việc hồn thành.

4. Thưởng cho con vì đã sẵn sàng xử lý nhiệm vụ tốn nhiều cơng sức đó. Bạn cũng có thể thiết kế một thang điểm đánh giá cho công sức bỏ ra với 1 điểm cho nhiệm vụ dễ nhất, tăng dần cho đến 10 điểm là nhiệm vụ khó nhất để trẻ có thể tưởng tượng bản thân mình làm. Khi con bạn sử dụng thành thạo thang điểm đó, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ cách làm thế nào để biến một nhiệm vụ tốn nhiều công sức (chẳng hạn như được đánh giá điểm 8 – 10) thành nhiệm vụ đơn giản hơn (ví dụ như điểm 3 – 4).

Điều chỉnh/Thích nghi

Nếu con vẫn khơng hồn thành các nhiệm vụ khó khăn mà khơng phàn nàn, kêu ca, khóc lóc, hoặc trì hỗn, bạn có thể chọn cách chậm rãi và thiên về chân tay nhiều hơn để huấn luyện con chịu đựng các nhiệm vụ hao tâm tổn sức. Cách tiếp cận này, được đề cập trước đó trong phần Dọn dẹp phịng ngủ, được gọi là làm ngược. Con cần phải bắt đầu từ điểm cuối của nhiệm vụ khó khăn đó, đầu tiên con sẽ chỉ hồn thành bước cuối cùng trong chuỗi để đạt được phần thưởng.

Bạn tiếp tục lặp lại q trình này cho đến khi con có thể làm bước đó mà khơng mất chút nỗ lực nào. Rồi bạn yêu cầu con làm 2 bước cuối cùng trong nhiệm vụ để được phần thưởng. Theo thời gian, con bạn sẽ tiến đến tận đầu nhiệm vụ nơi bạn mong đợi con sẽ

hoàn thành trọn vẹn. Nhiều phụ huynh ngại cách này, đặc biệt khi họ biết trẻ sẽ dọn dẹp phòng nếu bị la mắng và thúc giục đủ lâu.

Nhưng có ai muốn phải la mắng con suốt đâu? Cách làm ngược thực sự giúp huấn luyện con trẻ chịu đựng các công việc buồn chán hoặc tốn nhiều công sức và loại bỏ việc la mắng con trẻ.

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 1 (Trang 107 - 109)