HỌC CÁCH KIỂM SOÁT HÀNH VI BỐC ĐỒNG

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 1 (Trang 112 - 115)

Kỹ năng thực hành cần có: Kiềm chế phản ứng (Chương 11),

Kiểm soát cảm xúc (Chương 13).

Độ tuổi: Mọi lứa tuổi.

1. Hãy cùng con xác định điểm thúc đẩy những hành vi bốc đồng. 2. Cùng đồng thuận về một quy tắc trong các tình huống đó. Quy tắc đó nên tập trung vào những gì con có thể làm để kiểm sốt sự xúc động. Lồng ghép các lựa chọn nếu có thể; nói cách khác, bạn và con nên nghĩ ra một vài việc khác nhau con có thể làm để thay cho hành vi bốc đồng khơng mong đợi.

3. Nói chuyện về việc bạn có thể ra dấu hiệu cho con khi con đang trên bờ vực “mất kiểm sốt”, để con có thể lùi lại hoặc sử dụng một trong các chiến lược xử lý đã định trước. Việc này hiệu quả nhất khi dấu hiệu đưa ra là dấu hiệu tương đối trực quan để cảnh báo trẻ về tình huống có vấn đề.

4. Hãy luyện tập quy trình này. Biến nó trở thành trị chơi nhập vai kiểu “Mình hãy cùng giả vờ là con đang ở ngồi chơi với bạn và một bạn nói một câu gì đó khiến con nổi điên lên. Mẹ sẽ đóng vai bạn con và con thì cứ là con nhé.” Nếu điều này khó khăn với trẻ, bạn có thể đóng vai con để mơ phỏng cách con nên giải quyết tình huống. 5. Cũng tương tự như các kỹ năng có liên quan đến điều chỉnh hành vi khác, hãy luyện tập hằng ngày hoặc vài lần một tuần trong một vài tuần.

6. Khi bạn và con sẵn sàng áp dụng quy trình này vào thực tế, hãy nhắc nhở con về nó ngay trước khi “điểm thúc đẩy” có khả năng xảy ra.

7. Nhìn nhận lại hiệu quả của q trình. Bạn có thể xây dựng một thang điểm để bạn và con sử dụng và đánh giá hiệu quả của chúng.

1. Nếu bạn nghĩ quá trình sẽ diễn ra nhanh hơn hay hiệu quả hơn nếu kết nối việc sử dụng thành công hành vi thay thế với một yếu tố củng cố, hãy làm thế. Bạn cũng có thể trao thêm điểm thưởng cho con nếu con có thể vượt qua một khoảng thời gian nhất định mà không mất điểm nào.

2. Nếu sự bốc đồng là một vấn đề trầm trọng của trẻ, hãy bắt đầu bằng cách chọn một thời điểm trong ngày hoặc hành vi bốc đồng làm mục tiêu để có khả năng thành cơng cao hơn.

3. Hãy nhớ khen ngợi con vì đã thể hiện khả năng tự kiểm soát. Dù bạn đang sử dụng phần thưởng hữu hình, thì những lời khen ngợi vẫn ln có thể hữu ích cho yếu tố củng cố khác.

TỰ KIỂM SỐT BẢN THÂN

Những việc con làm mà khơng suy nghĩ kỹ là:

1.................................... 2.................................... 3....................................

Các tình huống con thường cư xử mà khơng suy nghĩ kỹ là:

1.................................... 2.................................... 3....................................

Con sẽ làm gì để giữ kiểm soát:

1.................................... 2.................................... 3....................................

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 1 (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)