Kỹ năng thực hành cần có: Kiểm sốt cảm xúc (Chương 13),
Kiềm chế phản ứng (Chương 11), Linh hoạt (Chương 19).
Độ tuổi: Mọi lứa tuổi.
1. Hãy cùng con lên danh sách các việc khiến con mất kiểm soát cảm xúc (những việc này được gọi là điểm thúc đẩy). Bạn có thể lên một danh sách dài tất cả những việc khác nhau khiến con nổi giận rồi xem liệu có thể nhóm chúng thành một tập hợp lớn khơng.
2. Nói chuyện với con về việc “mất bình tĩnh sẽ như thế nào”. Quyết định xem những việc gì sẽ được xếp vào danh sách ”việc khơng được làm”. Giữ cho danh sách đó ngắn gọn và chỉ xử lý một hoặc hai hành vi một lúc.
3. Giờ, hãy lên danh sách những việc con có thể làm thay vào đó (được gọi là hành vi thay thế). Đó nên là 3-4 việc khác nhau con có thể làm thay cho các hành vi “không được làm”.
4. Hãy viết vào Bảng Giai đoạn Khó khăn. 5. Hãy luyện tập cùng con.
6. Sau vài tuần luyện tập, bắt đầu áp dụng quá trình này, nhưng ban đầu chỉ cho những việc ít gây khó chịu.
7. Sau khi thành cơng với các việc ít gây khó chịu, hãy chuyển đến các việc thách thức hơn.
8. Kết nối quá trình này với một phần thưởng.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy sử dụng 2 cấp độ phần thưởng: “một phần thưởng lớn” vì khơng phải sử dụng Bảng Giai đoạn Khó khăn, và “một phần thường nhỏ” vì đã sử dụng thành cơng chiến lược trên Bảng Giai đoạn Khó khăn.
Luyện tập quy trình
1. Sử dụng các ví dụ trong đời thực.
2. Hãy làm cho những buổi luyện tập trở nên nhanh chóng và đơn giản.
3. Để con bạn luyện tập từng chiến lược được liệt kê trong Bảng Giai đoạn Khó khăn.
4. Thực hiện những buổi luyện tập ngắn hằng ngày hoặc một vài lần mỗi tuần trong vài tuần trước khi áp dụng vào thực tế.
Điều chỉnh/Thích nghi
1. Lập mơ hình cách sử dụng chiến lược. Tức là, bạn chỉ cho con biết con cần nói gì hoặc nghĩ gì khi con triển khai chiến lược đó.
2. Sẽ có những khoảng thời gian mặc dù áp dụng một quy trình, con bạn vẫn mất kiểm sốt và khơng thể bình tĩnh hay sử dụng bất cứ chiến lược nào trên Bảng Giai đoạn Khó khăn. Trong trường hợp đó, hãy đưa trẻ ra khỏi tình huống đó. Hãy nói trước với con rằng bạn sẽ làm thế, để đứa trẻ biết những gì có thể xảy ra. Hãy nói, “Nếu con đấm đá hay la hét, chúng ta sẽ về nhà.”
3. Nếu con bạn thường xuyên không thể áp dụng những chiến lược này hiệu quả, có thể đã đến lúc xem xét đến việc tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia (xem Chương 22).
BẢNG GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN
(Điểm thúc đẩy) Điều khiến con nổi điên:
1......................................... 2.......................................... 3..........................................
Việc không được làm:
1.......................................... 2.......................................... 3..........................................
Khi con rơi vào khoảng thời gian khó khăn, con có thể:
1.......................................... 2.......................................... 3..........................................