HỌC CÁCH KIỂM SOÁT CĂNG THẲNG

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 1 (Trang 115 - 117)

Kỹ năng thực hành cần có: Kiểm sốt cảm xúc (Chương 13), Linh

hoạt (Chương 19).

Độ tuổi: Mọi lứa tuổi.

1. Hãy cùng con lên danh sách những việc xảy ra khiến con thấy căng thẳng.

2. Nói chuyện với con bạn về dấu hiệu căng thẳng để con mau chóng nhận ra tình trạng đó. Dấu hiệu thường là cảm giác rất rõ ràng về mặt thể chất như thấy cồn cào ở bụng, tay chảy mồ hôi, tim đập mạnh.

3. Lên danh sách những việc con có thể làm (được gọi là hành vi thay thế), nên là 3-4 việc khác nhau để con bình tĩnh trở lại hoặc hướng sự chú ý khỏi việc lo lắng.

4. Viết những việc này lên Bảng Lo lắng. 5. Hãy luyện tập.

6. Sau vài tuần luyện tập, hãy áp dụng quá trình này vào thực tế nhưng ban đầu, chỉ sử dụng cho các mối lo lắng nhỏ.

7. Sau khi thành công với các lo lắng nhỏ, hãy chuyển sang các mối lo lắng lớn hơn.

8. Kết nối quá trình này với phần thưởng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy sử dụng 2 cấp độ phần thưởng: “một phần thưởng lớn” vì khơng phải dùng đến Bảng Lo lắng, và “một phần thường nhỏ” vì đã sử dụng thành cơng chiến lược trên Bảng Lo lắng.

Luyện tập quy trình

2. Hãy biến buổi luyện tập trở nên nhanh chóng và đơn giản, đồng thời luyện tập vài lần mỗi ngày.

3. Để con bạn luyện tập từng chiến lược được liệt kê trong Bảng Lo lắng.

4. Luyện tập ngắn hằng ngày hoặc vài lần một tuần trong vài tuần trước khi áp dụng vào thực tế.

Điều chỉnh/Thích nghi

1. Các chiến lược kiểm soát sự căng thẳng bao gồm thở sâu và chậm, đếm đến 20, thư giãn, dừng suy nghĩ hoặc nói chuyện với nỗi lo, vẽ bức tranh về sự lo lắng, đóng gói nó lại và cất vào trong một cái hộp có nắp, nghe nhạc (và nhảy theo), thách thức sự lo lắng. 2. Giúp trẻ kiểm soát sự căng thẳng thường bao gồm một quy trình đơi khi được gọi là kỹ thuật giải mẫn cảm mà trong đó, mức độ căng thẳng trẻ lộ ra đủ thấp để với một chút hỗ trợ, trẻ có thể vượt qua nó. Ví dụ, nếu trẻ sợ chó, bạn có thể bắt đầu bằng cách u cầu con nhìn vào bức tranh một chú chó và mơ hình hóa những gì con có thể nói với bản thân mình. Bước tiếp theo có thể là cho trẻ vào một ngơi nhà với con chó ở bên ngồi và nói về việc đó. Dần dần, mang con chó đến khơng được chuyển sang bước tiếp theo cho đến khi đứa trẻ cảm thấy thoải mái với bước hiện tại. Thành tố quan trọng trong việc thành thạo thông qua hướng dẫn là khoảng cách và thời gian cụ thể: Ban đầu, trẻ cách xa vật gây căng thẳng và thời gian tiếp xúc rất ngắn ngủi. Khoảng cách sau đó giảm dần và thời gian tăng dần.

3. Loại hình lo lắng và căng thẳng thường là (1) căng thẳng xa cách (không vui hoặc lo lắng khi bị cách xa một người yêu thương,

thường là bố mẹ); (2) phải xử lý các tình huống mới lạ hoặc khơng quen thuộc lắm; và (3) các suy nghĩ ám ảnh (nghĩ về một điều tồi tệ nào đó sẽ xảy ra). Cách tiếp cận này có thể hiệu quả với ba trường hợp trên, mặc dù chiến lược xử lý cho mỗi trường hợp có thể khác nhau.

BẢNG LO LẮNG

Con lo lắng khi…

1....................................... 2....................................... 3....................................... Con căng thẳng khi… 1....................................... 2....................................... 3.......................................

Khi cảm thấy lo lắng hay căng thẳng, con có thể… 1.......................................

2....................................... 3.......................................

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 1 (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)