Kỹ năng thực hành cần có: Khởi đầu cơng việc (Chương 15), Duy
trì tập trung (Chương 14), Lên kế hoạch (Chương 16), Tổ chức sắp xếp (Chương 17), Quản lý thời gian (Chương 18), Nhận thức tổng quan (Chương 21).
Độ tuổi: 8-14 tuổi; trẻ thường phải bắt đầu viết văn từ năm lớp 3, và
một bài thường chưa tới 5 đoạn văn đối với các em nhỏ nhất trong độ tuổi này. Và nếu con mới 8 tuổi, bạn có thể tùy theo đó mà rút ngắn mẫu này.
Bước 1: Lên ý tưởng chủ đề
Nếu con bạn phải nghĩ chủ đề để viết, bạn nên đảm bảo rằng bạn hiểu chính xác yêu cầu của đề bài trước khi bắt đầu. Điều này có thể cần một cuộc điện thoại tới giáo viên hoặc bạn bè của con để làm rõ hướng dẫn. Quy tắc lên ý tưởng là bất cứ ý tưởng nào cũng được chấp nhận và viết xuống vào lúc đầu và không phê phán chút gì. Nếu con gặp vấn đề trong việc tự nghĩ ý tưởng, hãy đưa ra vài ý tưởng của bạn để thúc đẩy con. Một khi bạn và con hết ý tưởng, hãy đọc lại danh sách đó và khoanh trịn những ý tưởng có triển vọng nhất. Con bạn có thể đã biết ngay lập tức mình muốn viết gì. Nếu khơng, hãy nói chuyện với con về thứ con thích và khơng thích ở mỗi ý tưởng để giúp việc lựa chọn một ý tưởng tốt trở nên dễ dàng hơn.
Bước 2: Lên ý tưởng nội dung
Một khi đã lựa chọn được chủ đề, quá trình lên ý tưởng sẽ bắt đầu lần nữa. Hãy hỏi con về tất cả những gì con biết hoặc muốn biết về chủ đề này. Sau đó, hãy viết ra bất cứ ý tưởng hay câu hỏi nào.
Bước 3: Sắp xếp nội dung
Giờ, hãy quan sát tất cả các ý tưởng hay câu hỏi bạn đã viết. Hãy cùng con quyết định xem những tài liệu nào có thể gộp lại với nhau. Nếu như đề bài là viết về “lợn đất” chẳng hạn, bạn có thể tìm thấy cụm thơng tin được phân loại như trông chúng thế nào, chúng ở đâu, ăn gì, kẻ thù là ai và tự vệ như thế nào. Xây dựng tiêu đề và viết chi tiết dưới từng tiêu đề. Một số bố mẹ thấy nên dùng giấy nhớ trong quá trình này. Trong suốt giai đoạn động não này, mỗi ý tưởng hay câu hỏi sẽ được viết trên từng tờ giấy nhớ. Những tờ giấy nhớ này có thể được sắp xếp trên bàn dưới những tiêu đề để hình thành nên khung bài. Bài viết của con có thể được viết nên từ khung sườn này.
Bước 4: Viết đoạn văn mở đầu
Đây thường là phần khó viết nhất. Đoạn mở đầu, bởi nó là phần cơ bản nhất, sẽ mơ tả rất ngắn gọn bài văn sẽ như thế nào. Chẳng hạn như đoạn mở đầu bài viết về lợn đất có thể như sau:
Bài viết này viết về một con vật kỳ lạ có tên “lợn đất”. Vào lúc đọc xong bài viết này, bạn sẽ biết chúng trông như thế nào, chúng sống ở đâu, ăn gì, kẻ thù của chúng là ai và cách chúng tự bảo vệ bản thân ra sao.
Thêm nữa, đoạn mở đầu nên cố gắng để “thu hút người đọc”, cung cấp thông tin thú vị để lôi kéo sự tị mị của họ.
Trẻ gặp khó khăn về kỹ năng viết sẽ gặp khó khăn trong việc tự viết đoạn mở đầu và có lẽ rất cần sự trợ giúp của bạn. Bạn có thể giúp trẻ bằng cách đặt các câu hỏi chung như “Con muốn mọi người biết gì sau khi đọc xong bài viết của con?” hay “Tại sao con nghĩ mọi người sẽ hứng thú đọc bài này?” Nếu con cần nhiều giúp đỡ hơn thế, bạn có thể đưa cho chúng một bài mẫu để học tập. Bạn có thể viết đoạn mở đầu của một chủ đề tương tự với chủ đề con bạn đang làm, hoặc sử dụng đoạn văn ở đây làm ví dụ. Nếu con bạn cần sự giúp đỡ mang tính định hướng để viết đoạn văn này, hãy cho con. Và rồi xem liệu con có thể tiếp tục mà không cần sự hỗ trợ nữa
không. Hãy nhớ, đoạn văn đầu thường là phần khó viết nhất trong bài.
Bước 5: Viết tất cả phần còn lại của bài
Để hướng dẫn con thêm một chút, hãy gợi ý con rằng phần còn lại của bài sẽ được chia thành các phần với tiêu đề của mỗi phần (cũng giống như cách lập khung bài). Giúp con lên danh sách các tiêu đề và rồi quan sát xem con bạn có thể tự viết được không. Mỗi đoạn văn nên bắt đầu với một câu mở đầu nói lên ý chính. Tiếp sau câu mở đầu có thể là 3-5 câu triển khai hoặc giải thích ý chính đó. Sẽ là rất có ích nếu sử dụng các từ nối để liên kết các câu hoặc các đoạn văn.
Trong giai đoạn đầu học viết, những trẻ gặp khó khăn trong việc viết lách cần rất nhiều sự giúp đỡ. Bạn có thể phải viết nửa bài vào thời gian đầu. Tình trạng này sẽ được cải thiện theo thời gian, đặc biệt nếu như bạn kết thúc mỗi buổi luyện viết bằng các phản hồi tích cực với con về điều con làm tốt. Hãy chú ý bất kỳ cải thiện cụ thể nào trong bài viết mới của con so với bài viết trước.
Nếu không thấy sự tiến triển hoặc nếu bạn thiếu thời gian hay kỹ năng để dạy trẻ học viết, hãy nói chuyện với giáo viên của trẻ để xem liệu có sự trợ giúp thêm nào từ phía nhà trường khơng. Thậm chí, bạn có thể u cầu gia tăng hỗ trợ từ phía nhà trường nếu bạn tin rằng kỹ năng viết của con đang tụt hậu trầm trọng so với những đứa trẻ cùng lứa tuổi.
MẪU BÀI VIẾT CÓ 5 ĐOẠN VĂN
Phần mở đầu
Câu 1: Tóm tắt chủ đề bài viết Câu 2: Tập trung vào ý chính
Câu 3: Bổ sung chi tiết hoặc giải thích lý do tại sao chủ đề này quan trọng
Phần thân bài
Đoạn văn 1 – Câu mở đầu: Chi tiết bổ trợ 1:
Chi tiết bổ trợ 2: Chi tiết bổ trợ 3:
Đoạn văn 2 – Câu mở đầu: Chi tiết bổ trợ 1:
Chi tiết bổ trợ 2: Chi tiết bổ trợ 3:
Đoạn văn 3 – Câu mở đầu: Chi tiết bổ trợ 1:
Chi tiết bổ trợ 2: Chi tiết bổ trợ 3:
Phần kết bài
Nhấn mạnh lại ý quan trọng nhất của bài (những gì độc giả nên hiểu sau khi đọc xong)