CON KIỀM CHẾ PHẢN ỨNG TỐT ĐẾN ĐÂU?

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 1 (Trang 125 - 130)

Chương 11Xây dựng khả năng kiềm chế phản ứng

CON KIỀM CHẾ PHẢN ỨNG TỐT ĐẾN ĐÂU?

Hãy sử dụng thang điểm dưới đây để đánh giá xem con thực hiện từng nhiệm vụ được liệt kê tốt như thế nào. Ở mỗi cấp độ, trẻ được mong đợi sẽ thực hiện tất cả nhiệm vụ được liệt kê tương đối tốt cho đến rất tốt.

Thang điểm đánh giá

0 – Khơng bao giờ hoặc hiếm khi

1 – Có nhưng khơng tốt (khoảng 25% thời gian) 2 – Khá tốt (khoảng 75% thời gian)

3 – Rất tốt (luôn luôn hoặc hầu như luôn luôn)

Mầm non/Mẫu giáo

- Cư xử phù hợp trong các tình huống nguy hiểm rõ ràng - Có thể chia sẻ đồ chơi mà khơng giành giật

- Có thể chờ trong một thời gian ngắn khi được người lớn yêu cầu

Tiểu học bé (Lớp 1 – 3)

- Có thể tuân thủ các quy định đơn giản trong lớp như giơ tay trước khi phát biểu

- Có thể ở gần trẻ khác mà khơng động chân động tay

- Có thể chờ cho bố mẹ nói chuyện điện thoại xong mới kể cho bố mẹ chuyện gì đó

- Xử lý mâu thuẫn với bạn đồng trang lứa mà khơng đánh nhau (có thể mất bình tĩnh)

- Tuân thủ các quy định tại nhà và tại trường, kể cả khi khơng có người lớn

- Có thể bình tĩnh trong một tình huống cảm tính khi được người lớn khun nhủ

Trung học cơ sở (Lớp 6 – 8)

- Có thể bỏ đi khỏi sự đối đầu hoặc trêu chọc của bạn cùng trang lứa

- Có thể nói “khơng” với một hoạt động u thích nếu đã có kế hoạch khác

- Kiềm chế việc nói những lời gây tổn thương khi ở cùng một nhóm bạn

Nếu con đạt điểm 2 hoặc cao hơn trong mỗi khả năng ở độ tuổi của con, bạn có thể nói rằng con khơng tụt hậu đáng kể trong khả năng kiềm chế phản ứng, nhưng sẽ có lợi nếu điều chỉnh một chút. Nếu con toàn điểm 0 hoặc 1, bạn cần phải trực tiếp dạy trẻ kỹ năng này.

Xây dựng khả năng kiềm chế phản ứng trong các tình huống hằng ngày

• Hãy ln nhớ, trẻ nhỏ nhất có rất ít khả năng kiểm soát sự bốc đồng. Chúng ta thường tập trung vào yếu tố thơng minh, rất dễ qn rằng trí tuệ tự nhiên không chuyển đổi thành kỹ năng kiềm chế phản ứng khi trẻ mới 4, 5 hoặc 6 tuổi. Mặc dù kỹ năng kiềm chế phản ứng đã bắt đầu phát triển vào thời kỳ sơ sinh, nhưng trẻ mẫu giáo và trẻ ở đầu tiểu học có rất nhiều động lực cạnh tranh lẫn nhau, từ khát khao có một cái kem ốc quế bốn viên thay vì chỉ một, đến khát khao ngủ muộn vì cậu bé chưa cảm thấy mệt mỏi chút nào, hoặc lao tới bãi gửi xe để gặp bạn thân khi bãi gửi xe đang ngập tràn xe hơi đang chuẩn bị ra khỏi bãi. Bất kể đó là việc xóa bỏ các cám dỗ như

việc kiểm sốt đồ ăn vặt, thiết lập thói quen như đi ngủ đúng giờ thường xuyên, đặt ra các quy tắc hành vi, hay giám sát chặt chẽ trong các tình huống mà sự bốc đồng có thể đưa trẻ đến với rắc rối, thiết lập giới hạn giúp những đứa trẻ nhỏ nhất kiểm soát sự bốc đồng, và từ đó khuyến khích việc kiềm chế phản ứng.

• Hãy giúp trẻ học cách trì hỗn cơn bốc đồng bằng cách sử dụng những khoảng thời gian chờ cho thứ trẻ muốn làm hoặc muốn có. Học cách chờ đợi một điều gì đó là nền tảng cho những kỹ năng thực hành tinh tế hơn chúng ta muốn trẻ phát triển theo thời gian. Nếu con bạn gặp vấn đề trong khả năng đợi chờ, hãy đặt một

chuông báo trong bếp và cho con biết khi chuông reo, con sẽ được làm hay có được thứ con mong muốn. Hãy làm khoảng thời gian đợi chờ đó lúc đầu thật ngắn và dần dần gia tăng thời gian trì hỗn. • u cầu trẻ đạt được một điều gì đó là một cách để dạy chúng trì hỗn sự hài lịng và kiềm chế bốc đồng. Nếu việc này khó khăn với trẻ, hãy cho chúng một phương tiện trực quan để đánh dấu quá trình của chúng, chẳng hạn như một đồ thị hay biểu đồ.

• Giúp trẻ hiểu hậu quả của khả năng kiểm soát bốc đồng kém.

Trong một số trường hợp hậu quả là những sự việc xảy ra một cách tự nhiên (nếu con bạn tiếp tục đánh bạn, bạn sẽ sớm không chơi với con nữa), trong khi trong một số trường hợp khác, bạn sẽ cần đưa ra hậu quả (“Nếu con không thể chia sẻ trò Xbox với anh trai, mẹ sẽ tịch thu đấy.”)

• Chuẩn bị cho con bạn trước những tình huống địi hỏi phải kiểm sốt sự bốc đồng bằng cách xem xét chúng với con trước. Hãy hỏi “Quy định của trị chơi này là gì?” hay “Con sẽ làm gì nếu có một hàng dài những bạn trẻ muốn chơi trị ống trượt nước lớn nhất ở cơng viên nước?”

• Luyện tập khả năng kiềm chế phản ứng trong các tình huống chơi nhập vai. Trẻ em, cũng như người lớn, có thể gặp vấn đề trong việc kiểm soát bốc đồng nhiều hơn bình thường khi rơi vào các tình huống xúc động mạnh hoặc kích thích quá lớn. Hãy đưa ra những trường hợp tiến thối lưỡng nan có thể lường trước và đóng vai một

người có thể thách thức khả năng suy nghĩ trước khi nói hay hành động của trẻ.

• Nhắc con trước khi con bước vào một tình huống khơi gợi một hành vi cụ thể mà bạn đang nhắm đến và rồi thưởng cho con vì đã biểu lộ khả năng tự kiểm soát. Cứ cho là bạn đã rất nỗ lực trong việc giúp con bạn tránh việc đánh nhau khi cậu bé ra ngồi chơi đùa với hàng xóm. Trước khi con bạn ra ngồi chơi, hãy hỏi con, “Hành vi nào chúng ta đang cố cải thiện nhỉ?” và rồi quan sát xem mọi thứ xảy ra thế nào để bạn có thể trao cho con một phần thưởng rất nhanh chóng sau khi con bạn chứng tỏ rằng cậu bé đang luyện tập khả năng tự kiểm sốt. Việc bạn có mặt ở đó (hoặc ít nhất từ

khoảng cách gần) rất quan trọng để bạn có thể quan sát hành vi trực tiếp thay vì dựa theo báo cáo của trẻ.

• Xem Nhiệm vụ 16 trong Chương 10 về thứ tự chỉ dạy chung để giúp trẻ học cách kiểm sốt hành vi bốc đồng.

Kêu gọi đình chiến: Khuyến khích khơng đánh nhau với anh chị em

Evan là một cậu bé 13 tuổi và học lớp 7. Cậu nhanh nhẹn và hài hước, nhưng những bình luận châm biếm và đơi khi khơng phù hợp cũng nhiều lần khiến cậu gặp rắc rối. Evan có 2 em trai, 10 tuổi và 7 tuổi. Cậu và các em ln mâu thuẫn, nhưng mọi việc có vẻ ngày càng nghiêm trọng suốt năm vừa rồi, từ khi Evan bước vào trường cấp 2. Như rất nhiều anh trai ở độ tuổi của cậu, Evan thấy các em rất phiền toái. Chỉ riêng việc chúng cứ ở bên cậu nhiều khi đã gây khó chịu rồi, nhưng cậu cảm thấy chúng làm trầm trọng hơn việc ấy với những bình luận “ngu xuẩn” và với việc tranh giành địi xem TV và chơi game cũng như gây sự chú ý trong bữa ăn tối.

Evan cảm thấy độ tuổi có đặc quyền riêng của nó, và cậu khơng thích nói chuyện với các em trai trừ khi bắt buộc phải nói. Các em trai của cậu rõ ràng khơng nhìn sự việc theo cách ấy. Mẹ cậu bé biết là đôi khi, các em trai của cậu chỉ muốn gây sự chú ý với cậu và với tư cách là anh trai cả, Evan nên trưởng thành hơn và chấp nhận những bình luận cũng như các hành vi của các em mình tốt hơn.

Evan khơng chỉ khơng làm được thế, mà cậu cịn phản ứng nhanh chóng trước bất cứ bình luận nào của các em trai, gào thét và đơi khi cịn đe dọa chúng.

Việc này đã lên đến đỉnh điểm đến mức mỗi khi Evan với một trong hai em trai, hoặc cả hai cùng ở nhà, chúng cuối cùng đều đánh nhau. Mẹ cậu bé hoặc sẽ trở thành người trọng tài hoặc sẽ kỷ luật Evan vì cậu đã phản ứng thái quá. Chị đã chịu đựng đủ rồi. Tuy chị hiểu rằng tất cả bọn trẻ đều phải nhận trách nhiệm của mình, nhưng chị cảm thấy rằng nếu Evan bớt phản ứng mạnh mẽ một chút, chị có thể quản lý các em trai của cậu tốt hơn.

Mẹ cậu bé liền đến nói chuyện với Evan về tình huống đó và cố gắng đưa ra một kế hoạch. Evan thừa nhận là khơng phải lúc nào cậu cũng thích đánh nhau, nhưng cậu không biết làm thế nào để kiềm chế bản thân. Cậu cảm thấy cậu xứng đáng có khơng gian riêng tư và tin rằng cậu có thể kiểm sốt bản thân tốt hơn nếu không phải ở bên các em quá nhiều như vậy. Cùng lúc đó, cậu nghe

những gì mẹ nói và sẵn sàng bỏ thêm (một chút) thời gian với các em miễn là nó trong sự kiểm soát.

Evan và mẹ cậu bé đồng ý rằng phịng cậu sẽ là khơng gian riêng của cậu, và các em trai sẽ không được vào nếu không được cậu đồng ý. Ban đầu, cậu bé đồng ý rằng làm việc gì đó với các em khoảng 20 phút mỗi ngày trong tuần và khoảng 30 phút vào cuối tuần. Việc này không bao gồm thời gian sinh hoạt chung của cả gia đình. Evan cảm thấy – và mẹ cậu bé đồng ý – là các trận đánh nhau ít xảy ra nếu như thời gian được lên kế hoạch, nên họ cùng lập ra một danh sách các trị chơi ưa thích và các hoạt động khác của các em trai mà chúng có thể lựa chọn để chơi với Evan. Cậu bé sẵn sàng chơi bất cứ trị nào các em chọn và nói rằng cậu sẽ cố gắng không tranh luận về quy tắc hoặc sửa sai các em bởi vì đó là thời gian của chúng. Evan được quyền nói khi nào cậu rảnh bằng cách đặt một tấm biển trước cửa phịng có chữ Rảnh ở một mặt và Khơng rảnh ở mặt cịn lại.

Phản ứng nhanh chóng của Evan thì hơi khó hơn trong việc xử lý. Đầu tiên, mẹ cậu đồng ý rằng nếu chị nghe thấy một trong các em

nói câu gì đó mang tính khiêu khích, chị sẽ trừng phạt con. Tuy nhiên, chị sẽ khơng chấp nhận lời mách lẻo từ phía Evan hay các anh em khác. Trên hết, chị tin là Evan sẽ cần được nhắc nhở và một vài sự khích lệ để giúp cậu kiểm sốt hành vi này. Cậu đã ln muốn có điện thoại di động, và mặc dù mẹ cậu đã định mua cho cậu, chị chưa từng hành động hay hứa hẹn gì về điều này. Chị đề nghị là với mỗi 2 tiếng cậu chơi mà không cãi cọ hay đánh nhau với các em, chị sẽ cho cậu 1 điểm thưởng. Chị nhận ra là, mỗi ngày cậu bé có thể kiếm được 2 – 3 điểm thưởng và nhiều hơn nữa trong cuối tuần.

Mẹ nói với Evan rằng chị sẽ nhắc nhở cậu bé về thỏa thuận này mỗi ngày. Nếu giữa chừng trong 2 giờ đó, cậu cãi nhau với các em trai, chị sẽ đặt lại đồng hồ tính giờ. Ngay khi Evan đạt được 100 điểm thưởng, chị sẽ mua điện thoại, và rồi cậu sẽ kiếm được nhiều phút gọi điện với điểm thưởng của cậu. Mặc dù hệ thống này đòi hỏi thời gian giám sát tương đối của mẹ, nó là một cái giá quá rẻ để triệt tiêu nguyên nhân của các trận đánh và cãi nhau. Ở nhà, Evan học thói quen bỏ qua các bình luận của em trai, và cậu bé đơi khi thực sự thích thú khi chơi với các em. Mẹ cậu rất vui bởi chị nhìn thấy các cuộc cãi vã và đánh nhau giảm bớt.

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 1 (Trang 125 - 130)