Chương 3 CÂY DƯỢC LIỆU VÀ VỊ THUỐC CHỮA BỆNH
3.2. Các cây thuốc và vị thuốc chữa gút
Gút là một trong những bệnh lý được phát hiện rất sớm, ngay từ thời Hy Lạp cổ (thế kỷ thứ V trước Công nguyên). Những biểu hiện rất đặc trưng của bệnh lý gồm sưng, nóng, đỏ và rất đau ở ngón chân cái. Ngồi vị trí ngón chân cái, một số vị trí tấn cơng khác của gút là khớp bàn, ngón chân, khớp cổ chân.
Cho tới tận cuối thế kỷ XVIII, các nhà khoa học mới tìm thấy các tinh thể urat trong các u cục quanh khớp, trong các viên sỏi ở hệ tiết niệu của bệnh nhân gút, đồng thời phát hiện sự khác nhau giữa lượng axit uric ở người bình thường và người bị bệnh. Đến những
năm 60 của thế kỷ XX, các nhà khoa học đã nghiên cứu sâu hơn về sinh học tế bào, cơ chế sinh lý bệnh của tình trạng tăng axit uric máu trong bệnh gút. Do đó, người ta biết rõ rằng gút là một bệnh lý do rối loạn chuyển hóa gây ra bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể urat ở các mô của cơ thể do tăng axit uric trong máu.
Bệnh gút có hai thể nguyên phát và thứ phát. Bệnh gút nguyên phát là thể bệnh thường gặp nhất (chiếm 99% các trường hợp), nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa axit uric. Bệnh gút thứ phát thường gặp sau quá trình phát triển của một số bệnh như bệnh thận (suy thận mạn, thận đa nang, nhiễm độc chì), các bệnh do tiêu tế bào quá mức (bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính, thiếu máu huyết tán, bệnh vảy nến diện rộng, v.v.), hoặc do sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, corticoid, v.v..
Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới trưởng thành, tuổi bắt đầu mắc bệnh từ 35 đến trên 40 và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Một số nghiên cứu đã ghi nhận được có những bệnh nhân gút ở lứa tuổi 20 – 30. Bệnh biểu hiện bằng những đợt viêm khớp cấp, sau đó tiến triển thành mãn tính, gây tổn thương mơ mềm và thận. Bệnh tiến triển qua bốn giai đoạn: giai đoạn tăng axit uric máu không triệu chứng, bệnh gút chuyển sang giai đoạn cấp tính, giai đoạn các khớp bị tổn thương và giai đoạn gút chuyển sang mạn tính khi các hạt tophi xuất hiện.
Gút mạn tính thường tiến triển chậm và kéo dài tăng dần, lúc đầu tổn thương ở ngón bàn chân, rồi đến cổ chân, gối, khuỷu và ngón bàn tay. Thời gian tiến triển từ 10 – 20 năm, trong khi diễn biến mạn tính có thể ghép vào những đợt viêm cấp tính làm bệnh nặng thêm. Ở giai đoạn cuối cùng, bệnh nhân mất khả năng vận động và tử vong vì các biến chứng thận, nhiễm khuẩn suy mòn. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, điều trị và kiểm soát tốt, bệnh nhân sẽ tránh được những ảnh hưởng bệnh lý thứ phát.
Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là axit uric, một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin.
Dân gian là kho tàng vô tận các bài thuốc cổ xưa, được lưu truyền lâu đời. Tuy khơng có ghi chép trong các tài liệu nghiên cứu, nhưng qua trải nghiệm thực tế, hiệu quả chữa bệnh gút bằng thuốc Nam theo dân gian đã được kiểm chứng qua các bài thuốc:
– Dùng 100 g lá Trầu không tươi, xắt nhuyễn ngâm vào trong một trái dừa xiêm đúng 30 phút, sau đó chắt ra ly uống trong vịng 1 tuần thì các cơn đau nhức do bệnh gút về đêm sẽ giảm hẳn. Cần phải uống liên tục 1 tháng để trị bệnh triệt để. Lá Trầu khơng có chứa 2,4% tinh dầu gồm các nhóm hoạt chất như: eugenol, chavicol, chavibetol, estragol v.v.. Tổ hợp các chất của nó có tác dụng làm chất chống viêm khớp, phục hồi các hư tổn ở
khớp, kháng khuẩn và kháng nấm tốt, ngồi ra, nó cịn có tác dụng giảm đau thần kinh. Còn nước dừa dùng trong phối hợp trị liệu cùng với lá trầu có vai trị như một chất hịa tan, giúp chiết xuất hoạt chất trong lá trầu một cách nhanh chóng. Nước dừa có nhiều kali rất tốt cho tim mạch và các thành phần khác tương tự như huyết tương máu người. Nước dừa cịn có tác dụng kháng virus, kháng viêm, chống oxy hóa và khử độc rất tốt, tăng đào thải axit uric.
– Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ, ăn một bát thay ăn sáng. Tối trước khi đi ngủ ăn một bát. Dùng liên tục trong 30 ngày, có thể nấu khơ hoặc nhão. Đây là bài thuốc dân gian của người dân tộc Sán Dìu đã được nhiều người áp dụng và phản hồi tốt về hiệu quả của nó. Sở dĩ đậu xanh có thể chữa được bệnh gút là do trong đậu xanh có nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm q trình thối hóa biến đạm để sinh năng lượng, nên giảm sự hình thành axit uric trong cơ thể gây ra bệnh gút. Đậu xanh cịn có lợi ích trong việc kháng viêm, cung cấp đậu xanh trong bữa ăn hằng ngày vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa có tác dụng giúp giảm viêm do gút gây ra một cách hiệu quả.
– Lá bắp cải hơ nóng hoặc làm mát trong tủ đá khi được quấn quanh các khớp bị đau, sưng sẽ giúp giảm đau do gút hiệu quả. Bắp cải chứa nhiều chất xơ, folate, đồng, vitamin B1, kali, mangan, vitamin B, C và K. Nó cũng cung cấp canxi, sắt, cholin, magie, axit pantothenic, niacin và photpho rất tốt cho sức khỏe.
– Cành dâu 1 kg, đường phèn 500 g. Trước hết, đem cành dâu sắc lấy nước, thêm đường phèn vào làm thành cao, mỗi buổi sáng uống nửa thìa, hịa vào nước sơi, uống ấm.
– Lá vừng tươi 60 g. Lá vừng rửa sạch, băm nhỏ, sắc nước uống, mỗi ngày 2 – 3 lần. Về mùa đơng khơng có lá vừng thì có thể thay bằng thân cây vừng. Đơn thuốc này cịn có thể đề phòng viêm khớp tái phát.
– Cỏ hy thiêm 12 g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 – 3 lần.
– Kê huyết đằng 10 – 15 g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 – 3 lần.
– Đậu tương 50 g, lá Ngô 30 g, Đào nhân 15 g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 – 3 lần. Đây là một nghiệm phương bí truyền trong dân gian, hiệu quả điều trị rất tốt.
– Lá vừng 30 g, Mộc qua 15 g, Bạch quả (còn gọi Ngân hạnh) 12 g. Sắc nước uống, mỗi ngày 1 – 2 lần.
– Vỏ mướp 30 g, Ý dĩ nhân 30 g, Gừng khô 3 g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 – 3 lần. – Lá lốt phơi khô 5 – 10 g, nếu dùng lá tươi thì 15 – 30 g, sắc với hai chén nước đặc tới khi còn một nửa chén để uống sau khi ăn tối. Dùng liên tục 10 ngày.
– Lá lốt, lá Vòi voi, rễ Bưởi bung, Cỏ xước tươi cắt nhỏ mỗi vị 30 g, sao vàng và cho vào ấm sắc với ba chén nước tới khi cịn lại một chén thì chia làm ba lần uống trong 1 ngày. Dùng liên tục 1 tuần.
– Hạt cần tây: chống viêm, giảm đau, ức chế tổng hợp axit uric ở gan và tăng bài tiết axit uric.
– Lá Xa kê: nước sắc lá Xa kê có tác dụng lợi tiểu, tăng đào thải axit uric.
– Nhũ hương: chống viêm mạnh. Thành phần hoạt chất chính là axit boswellic (axit acetyl-11-keto-β-boswellic), chất có tác dụng chống viêm mạnh giúp ngăn cản bạch cầu xâm nhập và gây phá hủy các mô. Chúng cũng bổ sung lượng máu đến các phần cơ bị viêm, giúp sửa chữa các vùng bị hư hại do bệnh gút gây ra, kích thích sự phát triển của các mơ sụn.
– Hy thiêm: hạ axit uric trong máu, chống viêm, giảm đau. – Hạt mã tiền: chống viêm, giảm đau.
– Cây sói rừng: giải độc, tiêu viêm, giảm đau. – Tía tơ: giảm đau trong viêm xương khớp.