Chương 4 THỰC HÀNH TỐT GIEO TRỒNG VÀ THU HÁI DƯỢC LIỆU
5.11. Cây Thiên môn đông
Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis (Lou.) Merr. Họ Thiên môn đông: Asparagaceae.
Tên gọi khác: Thiên mơn, Thiên đơng, dây Tóc tiên.
5.11.1. Nguồn gốc, phân bố và các lồi
Mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta để lấy củ. Có khi được trồng trong chậu để làm cảnh. Nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Nam Định, Hà Nam. Tại các nước khác như: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản cũng có. Tại Việt Nam đã ghi nhận hai lồi Thiên mơn bao gồm Thiên môn đông (Asparagus
cochinchinensis (Lour) Merr. và Thiên môn chùm (Asparagus racemosus Willd).
5.11.2. Giá trị kinh tế
Thiên môn đông là cây bụi leo, với rễ củ mẫm được sử dụng nhiều trong y học và công nghệ hóa mỹ phẩm. Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng cây Thiên môn đông tăng cả về số lượng và chất lượng, trong khi diện tích gieo trồng chưa thể đáp ứng được thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Củ Thiên mơn đơng khơ có giá bán từ 180.000 – 300.000 đồng/kg. Thiên mơn đơng sau trồng 2 năm có thể đạt năng suất khoảng 5 tấn/ha và sẽ đạt khoảng 7,5 tấn/ha sau trồng 3 năm. Cứ khoảng 10 kg tươi sẽ được 1 kg khơ. Như vậy, 1 ha có thể đạt 500 – 750 kg củ khơ.
5.11.3. Thành phần hóa học và cơng dụng
5.11.3.1. Thành phần hóa học
Thiên mơn đơng có chứa các hợp chất: Asparagin có tác dụng lợi tiểu, dioscin và methylprotodioscin. Ngoài ra, củ Thiên mơn đơng cịn chứa các hợp chất nhóm saponin (Đỗ Tất Lợi, 2014).
Asparagin
5.11.3.2. Công dụng
Thiên môn đông là một vị thuốc được dùng phổ biến trong nhân dân để chữa ho, lợi tiểu tiện và chữa sốt, thuốc bổ. Liều dùng 10 – 15 g 1 ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu thành cao. Khi sử dụng lưu ý bỏ lõi, nếu không bỏ lõi, dùng vào sẽ thấy nôn nao và đau bụng nhẹ.
Theo tài liệu cổ, Thiên môn đơng có vị ngọt, đắng, tính đại hàn, vào hai kinh phế và thận. Có tác dụng dưỡng âm, nhuận tạo, thanh nhiệt, hóa đờm. Dùng chữa phế, ung thư, lao, thổ huyết, ho ra máu, tiêu khát, bệnh nhiệt, tân dịch hao tổn, bí tiện. Những người tỳ vị hư hàn, tiết tả không dùng được.
Cao tam tài: Thuốc bổ tồn thân, bổ tinh khí, gồm: Nhân sâm 4 g, Thiên môn đông 10 g, Thục địa 10 g, nước 600 ml. Sắc còn 200 ml. Chia làm 3 lần, uống trong ngày. Đông y quan niệm người (nhân), trời (thiên) và đất (địa) là một khối thống nhất và do đó là ba yếu tố (tài) của vũ trụ. Nay gộp ba yếu tố đó trong một thang thuốc.
Lở mồm lâu năm: Thiên môn, Mạch môn đều bỏ lõi, Huyền sâm, cả ba vị bằng nhau, tán nhỏ, luyện với mật ong, viên bằng hạt táo. Mỗi lần ngậm một viên.
Ho đờm, thổ huyết, hơi thở ngắn: Thiên môn, Mạch môn, Ngũ vị tử, sắc thành cao, luyện với mật mà uống. Ngày uống 4 – 5 g cao này.
5.11.4. Đặc điểm thực vật học
Thiên môn đông là một loại dây leo, sống nhiều năm. Thân dài 1,7 – 2 m, có khi gần tới 3 m. Dưới đất có rất nhiều rễ củ hình thoi mẫm, mọc thành chùm, chất thịt, vỏ màu vàng nhạt, hình trịn, dài từ 3 – 10 cm. Thân mang nhiều cành ba cạnh, dài nhọn, biến đổi, trơng như lá. Lá lúc tàn lụi có hình vảy cá, biến thành những gai ngắn. Lá thật ít phát triển. Hoa nhỏ màu vàng trắng, mọc ở kẽ lá, chùm từ 1 – 3 bông, mỗi hoa 6 cánh, hoa đực và hoa cái khác nhau, 6 nhị đực, mọc ngay ở giữa hoa, 1 nhụy cái. Quả là một quả mọng trịn, màu đỏ khi chín, trong có hạt màu đen. Cây ra hoa vào tháng 5, tháng 6. Quả chín vào tháng 9, tháng 10.
Hình 5.11. Cây Thiên mơn đơng – Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.
5.11.5. Điều kiện sinh thái
Thiên mơn đơng có khả năng thích ứng rộng và có thể trồng ở các vùng sinh thái, trên nhiều loại đất khác nhau. Cây được trồng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Cây Thiên mơn đơng có thể sinh trưởng và phát triển ở biên độ nhiệt rộng, 12 – 40 oC. Tuy nhiên, trong giai đoạn cây con trồng bằng hạt mà nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao thì cây Thiên môn đông dễ bị chết. Khoảng nhiệt độ thích hợp để cây Thiên mơn đơng sinh trưởng và phát triển là tốt từ 18 – 25 oC.
Đất thịt pha cát màu vàng, đất có độ mùn cao phù hợp để cây Thiên môn đông cho nhiều củ, pH đất từ 4 – 7. Ở nơi đất thịt, hàm lượng sét cao khơng nên trồng.
Cây có thể sinh trưởng trong điều kiện có độ che phủ 20 – 50% đến trực xạ hoàn toàn. Những vùng đất nhiều cát, râm mát là nơi Thiên môn đông phát triển và cho năng suất cao. Cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Khả năng chịu hạn của Thiên môn đông cũng rất tốt (Nguyễn Minh Khởi và cộng sự, 2013).
5.11.6. Kỹ thuật trồng trọt
5.11.6.1. Chọn vùng trồng
Thiên mơn đơng có biên độ sinh trưởng rộng và có thể trồng trên nhiều chất đất từ đất cát ven biển đến đồng bằng và trung du miền núi, pH đất từ 4 – 8, giàu mùn, đất thoát nước tốt. Không nên trồng ở nơi đất thịt hoặc đất có hàm lượng sét cao vì củ sẽ nhỏ.
5.11.6.2. Giống và kỹ thuật nhân giống
– Nhân giống bằng hạt:
+ Chọn vườn ươm: chọn nơi đất tương đối râm mát, đất sâu xốp, nhiều màu, thoát nước để làm vườn ươm. Trong thời kỳ cây con, nếu bị nắng nhiều, cây dễ bị chết.
+ Làm đất đánh luống: cày đất sâu 25 cm, bừa kỹ, đánh thành luống rộng 1,3 m, mặt luống bằng, sau đó đánh những rạch ngang trên luống, rạch này cách rạch kia 17 – 20 cm, độ sâu 5 – 8 cm. Trong điều kiện hiện nay, có thể gieo hạt trực tiếp vào bầu đất đã được chuẩn bị sẵn.
– Thời vụ gieo: gieo vào mùa thu, vừa thu hoạch hạt thì đem gieo ngay; vụ thứ hai là gieo vào vụ xuân. Gieo vào vụ thu thì sau khi thu hoạch hạt vào tháng 9, tháng 10, đem hạt đó đi gieo ngay. Nếu gieo hạt vào mùa xuân năm sau thì sau khi hái hạt về, phơi khơ, đem trộn với cát, cất giữ đến tháng 3 sang năm thì đem đi gieo. Trước khi gieo, xử lý hạt bằng cách ngâm vào nước ấm hai sôi ba lạnh khoảng 8 tiếng, cứ 4 tiếng thay nước một lần. Vớt hạt ra, rửa sạch bằng nước, để ráo. Lúc gieo, rải đều hạt vào rạch, hạt nọ cách hạt kia 0,5 – 3 cm, hoặc gieo trực tiếp vào bầu. Cây mọc mầm từ 20 – 30 ngày sau gieo.
– Nhân giống bằng phương pháp vơ tính (tách chồi):
Đây là phương pháp nhân giống được sử dụng phổ biến. Ưu điểm của phương pháp này là hệ số nhân giống cao, cây sinh trưởng phát triển nhanh và rút ngắn thời gian thu hoạch.
Khi thu hoạch Thiên môn đông, lấy củ, cắt thân cách mặt đất 20 – 25 cm. Mỗi bụi Thiên mơn đơng 2 năm tuổi có thể tách được trên 100 hom giống. Mỗi hom giống chỉ cần hai đến ba nhánh, không nên tách quá nhiều nhánh.
Sau khi tách nhánh, có thể giâm trong bầu đất đã đóng sẵn hoặc giâm trực tiếp trên luống vườm ươm (rễ trần). Sau giâm khoảng 15 – 25 ngày, cây bắt đầu nảy mầm những chồi mới. Thường xuyên tưới nước giữ ẩm để cây giống ra chồi khỏe mạnh.
Trong thực tế sản xuất, nếu đã chuẩn bị được đất sản xuất thì có thể mang những hom giống Thiên môn đông trồng luôn mà không cần qua giai đoạn vườn ươm, bởi lẽ Thiên mơn đơng có sức sống khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao.
Tiêu chuẩn cây giống Thiên mơn đơng: Cây giống có độ tuổi từ 1,5 – 2 tháng (tính từ khi giâm); chiều cao cây giống (mầm mới) 20 – 25 cm; có 4 – 5 nhánh mầm mới ở gốc phát triển, cây sinh trưởng khỏe mạnh, xanh tốt, không nhiễm mầm sâu bệnh.
5.11.6.3. Thời vụ trồng
Thời vụ trồng thích hợp với vùng đồng bằng và trung du miền núi phía Bắc vào tháng 3, tháng 4 hằng năm. Thời vụ trồng thích hợp đối với vùng Bắc Trung Bộ từ tháng 7, tháng 8 hằng năm.
5.11.6.4. Đất trồng và kỹ thuật làm đất
Đất được dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật. Cày sâu và bừa kỹ, để ải và san phẳng. Lên luống cao 30 – 40 cm, mặt luống rộng 0,9 m, rãnh luống rộng 30 cm. Đào hốc so le, cách nhau 40 – 50 cm.
5.11.6.5. Mật độ và khoảng cách trồng
Khoảng cách trồng tốt nhất là hàng cách hàng 50 cm, cây cách cây 40 cm, tương ứng với mật độ 50.000 cây/ha.
5.11.6.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Trộn đều phân và đất, đặt mầm, lấp đất chặt rồi tưới nước xung quanh để im gốc. Thiên môn đông là cây phát triển củ chủ yếu theo chiều ngang, do đó, khơng nên trồng q sâu, chỉ nên trồng cách mặt đất 2 – 3 cm.
Sau khi trồng, cần tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây bén rễ và nhanh chóng mọc mầm mới. Thiên mơn đơng sức sống mạnh nên ít khi phải trồng dặm.
Làm giàn: Khi cây mọc cao 50 cm, cắm cọc cho cây leo. Mỗi cây có một cọc giàn leo riêng, không để chúng leo quấn quýt vào nhau sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng.
Mỗi năm làm cỏ vun đất 2 – 3 lần. Xới sâu 7 cm, nếu sâu quá dễ làm cho rễ bị tổn thương. Làm cỏ vun xới lần thứ nhất vào tháng 3, tháng 4; lần thứ hai vào tháng 6, tháng 7; lần thứ ba vào tháng 9, tháng 10.
5.11.6.7. Phân bón và kỹ thuật bón phân
Bón phân cho Thiên mơn đơng theo cơng thức:
– Bón lót: 5 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh + 51 kg N + 36 kg P2O5 + 15 kg K2O + TE. – Bón thúc lần 1: 30 kg N + 30 kg P2O5 + 30 kg K2O + TE/ha.
– Bón thúc lần 2: 30 kg N + 8 kg P2O5 + 34 kg K2O + 500 kg phân hữu cơ vi sinh. – Bón thúc lần 3: 45 kg N + 12 kg P2O5 + 51 kg K2O giúp cây Thiên môn đông sinh trưởng và phát triển tốt nhất, đạt năng suất dược liệu cao nhất.
5.11.6.8. Phòng trừ sâu bệnh
Cây Thiên mơn đơng là dược liệu ít có các đối tượng sâu bệnh gây hại. Cần vệ sinh đồng ruộng sạch cỏ, khơng để ngập úng vì sẽ làm thối củ. Nếu phát hiện sâu bệnh, nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ thảo mộc.
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM để quản lý sâu bệnh hại trên ruộng, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt không dùng các loại thuốc bị cấm sử dụng cho cây trồng.
5.11.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản
Thiên môn đông sau khi trồng 8 – 12 tháng thì tốc độ ra củ mạnh. Sau khoảng 12 tháng, ra củ 1 năm thì củ Thiên mơn đơng mới đủ độ chín. Như vậy, thường thu hoạch Thiên mơn đơng sau khi trồng từ 2 – 3 năm. Củ đạt tiêu chuẩn là củ mẫm, có màu vàng nâu sẫm. Thu hoạch vào mùa thu và mùa đông (tháng 10 đến tháng 12).
Thu hoạch vào những ngày nắng ráo, trước khi thu hoạch thì cắt bỏ thân và lá, cách mặt đất 20 – 25 cm. Đào cả cụm gốc thân và rễ củ, bỏ gốc thân và rễ con.
Tách và phân loại củ theo kích cỡ, rửa sạch cát đất. Sau đó, luộc hoặc đồ cho đến khi mềm, trong lúc nóng, loại bỏ vỏ mỏng ngồi cùng rồi rút bỏ lõi, thái mỏng, đem phơi hoặc sấy khô.
5.11.8. Tiêu chuẩn dược liệu
Tiêu chuẩn dược liệu: Độ ẩm không quá 16%. Tạp chất: rễ non teo không quá 2%. Tro tồn phần khơng q 5%. Chất chiết được trong dược liệu khơng ít hơn 80% tính theo dược liệu khơ kiệt. Dùng phương pháp chiết nóng, dùng ethanol 50% làm dung môi (Dược điển Việt Nam V).