Chương 4 THỰC HÀNH TỐT GIEO TRỒNG VÀ THU HÁI DƯỢC LIỆU
5.10. Cây Tam thất
Tên khoa học: Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen.
Tên đồng nghĩa: Aralia quinquefolia var. Notoginseng Burkill.
Panax pseudoginseng var. notoginseng (Burkil) G. Hoo & C. L. Tseng.
Chi Nhân sâm: Panax. Họ Nhân sâm: Araliaceae.
5.10.1. Nguồn gốc và phân bố
Tam thất phân bố ở Việt Nam và cịn có ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, Tam thất sản xuất ở huyện Sa Pa và Bắc Hà – Lào Cai.
5.10.2. Giá trị kinh tế
Tam thất là một loại dược liệu quý, được ví đắt như vàng và là cây “khó tính”, địi hỏi người trồng khơng chỉ có kỹ thuật mà cịn phải kiên trì, bền bỉ từ khâu làm đất, đánh luống đến bón phân tưới nước. Củ Tam thất khô 5 – 7 năm tuổi trở lên có giá bán từ
1,5 – 2,0 triệu đồng/kg. Nhu cầu và giá trị sử dụng cây Tam thất ngày càng lớn. Ở các vùng có điều kiện sinh thái phù hợp để cây Tam thất sinh trưởng và cho năng suất, việc lựa chọn dược liệu này trong kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một giải pháp nâng cao giá trị kinh tế.
5.10.3. Thành phần hóa học và cơng dụng
5.10.3.1. Thành phần hóa học
Trong củ của Tam thất có các hoạt chất chính: Notoginsenosid R1, Ginsenosid Rg1, Ginsenosid Re, Ginsenosid Rb1 và Ginsenosid Rd. Các hoạt chất này cũng là các hoạt chất chính trong Sâm Ngọc Linh và nhiều loài sâm khác (Zhang, H. Z. và cộng sự, 2016).
Ginsenosid Rg1
Ginsenosid Rb1
5.10.3.2. Công dụng
Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ơn, vào hai kinh can và vị. Có tác dụng hành ứ, cầm máu, tiêu thũng, dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, đẻ xong máu hơi khơng sạch, ung thũng, bị địn tổn thương.
Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng dược liệu Tam thất ngày càng cao do nó được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về hệ thần kinh, tim mạch, chống lão hóa và đặc biệt, nó được tin rằng có khả năng hỗ trợ và điều trị bệnh ung thư.
5.10.4. Đặc điểm thực vật học
Cây thảo, cao 20 – 60 cm. Thân rễ nạc, rễ 1 hoặc nhiều hơn, hình con quay. Lá 3 – 6, xếp vòng ở đỉnh thân, kép chân vịt, gốc cuống khơng có gai hay có phần phụ dạng gai. Lá chét hình trứng ngược, trứng ngược – thn, cỡ (3,5 – 13) × (1,5 – 7) cm, dạng màng, hai mặt có lơng thưa trên gân, gốc xiên, mép có răng nhỏ, đỉnh nhọn hay đỉnh nhọn kéo dài. Cụm hoa đơn độc, ở đỉnh thân, dạng tán mang 80 – 100 (hoặc hơn) hoa, cuống cụm hoa dài 7 – 25 cm, nhẵn hay hơi có lơng; cuống hoa dài 1 – 2 cm, mảnh, hơi có lơng. Chỉ nhị dài bằng cánh tràng; bầu hai lá nỗn, vịi nhụy 2, hợp ít nhất đến giữa, xẻ ra ở quả. Quả màu đỏ, hình cầu hơi dẹt, đường kính 1 cm. Hạt 2, hình tam giác – trứng, hơi có ba gờ, dày 5 – 6 mm. Sinh học sinh thái: mùa hoa tháng 7, tháng 8; mùa quả tháng 9, tháng 10.
Hình 5.10. Cây Tam thất – Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen.
5.10.5. Điều kiện sinh thái
– Tại Việt Nam: Cây mọc trong rừng ở độ cao 1.200 – 1.800 m.
– Nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy, các mẫu Tam thất sinh trưởng và phát triển tự nhiên ở các dãy núi: Hồng Hà ở độ cao 2.091 m, Côn Minh ở độ cao 1.881 – 2.114 m và Khúc Tĩnh ở độ cao 1.973 m thuộc tỉnh Vân Nam Trung Quốc cho chất lượng dược tính cao hơn cả. Trong khi các địa điểm khảo sát khác có độ cao thấp hơn. Kết quả cho thấy, Tam thất sinh trưởng ở độ cao trên 1.800 m cho dược tính cao.
Tam thất sinh trưởng ở đất có hàm lượng hữu cơ từ 18 – 46 g/kg, hàm lượng hữu cơ càng cao thì năng suất hoạt chất càng cao. Ẩm độ đất từ 18 – 29%, pH đất từ 4,86 – 6,17.
Hàm lượng dinh dưỡng phù hợp: hàm lượng đạm tổng số trong đất từ 2,1 – 2,4 g/kg; lân tổng số: 0,8 – 1,6 g/kg; kali tổng số: 3,9 – 9,6 g/kg.
Nhiệt độ bình qn cả năm thích hợp nhất là 16 – 20 oC, nhiệt độ cao nhất là 34 oC, thấp nhất là 4 oC, độ ẩm khơng khí bình qn năm thích hợp nhất là 50 – 60% (Zhang, H.
Z. và cộng sự, 2016).
5.10.6. Kỹ thuật trồng trọt
5.10.6.1. Chọn vùng trồng
Chọn vùng đất trồng Tam thất ở đất trên núi cao 1.200 – 1.800 m, có độ dốc nhẹ, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ phù hợp từ 16 – 20 oC. Tam thất thích hợp ở nơi có ánh sáng tán xạ, độ chiếu sáng 30%, độ che phủ 70%, có thể trồng dưới các tán rừng hoặc tiến hành làm dưới mái che. Đất trồng pha cát hay đất thịt nhẹ, cần đảm bảo đủ ẩm, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng. Thích hợp nhất là cây phát triển dưới thảm mục.
5.10.6.2. Giống và kỹ thuật nhân giống
Hiện nay, có ba cách khai thác nguồn giống: thu thập cây con tự nhiên; sử dụng củ mầm hoặc gieo ươm hạt.
a) Khai thác cây con tự nhiên
Ở khu vực rừng có cây Tam thất mọc tự nhiên, có thể đào cây con về nhà trồng. Khi đào cây con Tam thất về trồng, chú ý giữ nguyên bộ rễ và tốt nhất có đất phần rễ. Đào cây con xong nên tiến hành trồng ngay vào thời vụ tốt nhất là mùa xuân khi thời tiết bắt đầu có mưa xn, khơng khí ấm, ẩm, cây dễ sinh trưởng. Khi đào về, cần trồng cây Tam thất ngay ở vườn trồng đã được tạo sẵn, có điều kiện phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của Tam thất.
b) Sử dụng củ mầm
Củ Tam thất lựa chọn làm giống nên chọn những củ to đều, nhiều rễ, mầm non mới nhú khoảng 2 – 4 cm. Các củ giống được chọn đưa vào vườn ươm có che sáng, xếp củ vào luống đất sạch, tơi xốp, giàu mùn, có ít lân và vơi, xử lý và tiến hành phủ một lớp đất sao cho lấp mầm từ 2 – 3 cm. Trong trường hợp cần vận chuyển cây giống xa nơi gieo ươm, có
thể tiến hành gieo cây con vào bầu đất có thành phần như gieo vào luống. Tiến hành tưới đủ ẩm cho đến khi cây được 3 – 5 lá thật thì tiến hành mang ra trồng.
c) Gieo ươm từ hạt
Chuẩn bị đất vườn ươm: Nên chọn chỗ đất dốc hướng Nam hay Đơng Nam khuất gió, độ dốc vào khoảng 15o, để sau này tháo tiêu nước dễ dàng. Không nên dùng đất thịt nhiều làm vườn ươm; nếu dùng để gieo ươm thì sau này cây giống không những nhỏ mà bệnh hại cũng rất nhiều. Đất đã trồng ngô và các cây thuộc họ đậu (trước kia đã trồng hay đang trồng), đất bỏ hoang mới khai phá và đất luân canh bỏ hóa làm vườn ươm thì càng tốt. Khơng làm vườn ươm trên đất trước kia đã và đang trồng rau, trồng các loại lúa mạch, các loài cây thuộc họ cà; nên làm vườn ươm trên diện tích nhỏ để tránh lây truyền sâu bệnh hại.
Thường làm đất từ hạ tuần tháng 8. Đất vườn ươm nên được làm sạch cỏ dại, tàn dư thực vật, làm ải đất để xử lý nấm, kiến v.v., đảm bảo đất sạch bệnh, cày sâu 10 cm. Tháng 9 cày lại lần thứ hai, cày sâu khoảng 10 – 13 cm và bừa một lần để đất nhỏ, tơi xốp, đảm bảo độ ẩm nhưng thoát nước tốt.
Trước khi gieo hạt, bón lót cho mỗi mẫu đất 2.000 – 2.500 kg phân chuồng, ít lân và vơi, cày lật úp, cày sâu 20 – 27 cm, bừa cho thật nhỏ đất và san bằng để sau này đánh luống cho dễ. Sau khi làm đất, bón phân lót xong thì để cho đất nghỉ 10 – 15 ngày mới tiến hành gieo ươm hạt.
Lên luống rộng 1,2 – 1,3 m, mặt luống cong hình mu rùa. Ở chỗ đất pha sét (đất thịt), đánh luống cao 23 – 27 cm, ở chỗ đất pha cát thì làm luống cao 13 – 17 cm. Rãnh luống rộng 33 cm, chiều dài tùy theo địa hình, nói chung khơng nên dài quá 6,5 m. Sau đó, lấy vồ đập cho luống bằng phẳng, đất mặt luống xẹp chắc hơn; làm như vậy thì sau này hạt Tam thất sẽ mọc tốt hơn, nếu không, sau này rễ cái của cây sẽ mọc đâm khá sâu, củ nhỏ, ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng. Dùng rơm rạ phủ lên mặt luống một lớp dày độ 17 cm để đốt, làm cho đất được thêm phân, đồng thời để diệt mầm mống sâu bệnh trong đất. Sau khi đốt xong, để cho đất nguội, rải phân lợn hoai mục lên mặt luống một lượt khoảng 2 – 3 cm. Sau khi phân khô thì lại dùng vồ đập nhẹ đất trên mặt luống cho bằng phẳng.
Làm giàn che: Tam thất là loại cây ưa bóng, cho nên sau khi gieo, cần phải làm giàn che râm trên luống mới có thể bảo đảm cho cây mọc tốt. Vật liệu dùng làm giàn che có thể bằng tre, nứa, gỗ, thép. Dùng lưới đen để che phủ. Cứ cách 3,3 m chôn một cột, cột cao hơn mặt luống 1,5 – 1,7 m. Độ dày của mắt lưới phải đảm bảo cho lưới được râm mát, mặt khác cũng cho một số ánh sáng lọt xuống mặt luống, nhưng không để ánh sáng rọi mạnh.
Cách chọn hạt ươm: Chọn hạt giống ở những cây 4 năm tuổi, bởi vì cây Tam thất trồng 3 năm mới bắt đầu ra hoa. Sang 4 năm tuổi, hạt giống đạt chất lượng ổn định, đảm bảo cây phát triển tốt, cho năng suất cao. Hạt giống nên chọn những hạt đã già, căng mẩy, màu đỏ.
Thời vụ gieo ươm: Hạt giống nên gieo từ tháng 9, tháng 10 dương lịch để đảm bảo cây con được trồng vào mùa xuân tháng 2, tháng 3 năm sau.
Xử lý hạt và chăm sóc: Hạt hái đến đâu nên gieo ngay đến đó, nếu khơng thì sau
một tuần, tỷ lệ nảy mầm sẽ giảm xuống, cho nên nói chung, sau khi hái quả về, đem bỏ vào rá dày, đem ra chỗ nước chảy lấy tay xát bóp, đãi rửa sạch lớp vỏ quả màu đỏ, sẽ được hạt màu trắng, sau đó đem gieo. Hạt giống Tam thất đã được chọn tiến hành xử lý hạt trước
khi gieo bằng nước ấm 54 oC (ba sôi, hai lạnh). Ngâm trong 48 giờ thì tiến hành đem gieo trực tiếp ra vườn ươm. Ngoài ra, để ngăn ngừa bệnh hại, trước khi gieo nên xử lý hạt;
thường áp dụng các biện pháp sau: (i) Lấy 1 kg tỏi giã nhỏ, pha với 10 kg nước, lọc lấy nước pha vào dầu cám 1% (glyxerin), sau đó đổ hạt vào ngâm 4 giờ, vớt ra đem gieo; (ii) Dùng dung dịch bc-đơ 1% ngâm hạt 10 – 15 phút, vớt ra hong khô đem gieo; (iii) dùng dung dịch focmalin 0,2 – 1%, ngâm hạt 5 – 10 phút, sau đó vớt ra, dùng nước rửa sạch, hong không đem gieo.
Gieo hạt: gieo vào lỗ sâu 13 – 17 mm, khoảng cách hàng và cây khoảng 5 – 7 cm. Sau đó lấp đất lên hạt, khơng trơng thấy hạt là được. Trên mặt luống có phủ rạ, tốt nhất là phủ bằng loại rạ cũ, sau khi phủ xong thì tưới nước làm cho đất ẩm.
Sau khi gieo, cho tới trước khi đánh cây đi trồng, phải luôn chú ý tưới nước để cây sinh trưởng tốt, tránh được bệnh tật. Chú ý tháo nước, rãnh tiêu nước phải luôn luôn thông, tuyệt đối không để ứ đọng nước.Thường xuyên làm cỏ bằng tay.
Hạt sau khi gieo ở vườn ươm sau khoảng 1 tháng thì bắt đầu cho lá mầm cứng cáp. Tiếp tục chăm sóc, giữ độ ẩm cho đất bằng cách phun sương hằng ngày. Sau khoảng thời gian 2 tháng tuổi, cây Tam thất giống đã đảm bảo chất lượng và có thể bứng ra hoặc mang cả bầu trồng vườn (Nguyễn Văn Lan và cộng sự, 1965).
5.10.6.3. Thời vụ trồng
Cây Tam thất nên trồng vào mùa xuân khi trời có các cơn mưa phùn nhỏ, độ ẩm cao và nhiệt độ ấm dần sẽ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Nếu trồng bằng hạt Tam thất thì nên ươm hạt trước từ 4 – 5 tháng, ươm giống từ tháng 9, tháng 10 dương lịch để chuẩn bị cho đợt trồng vào tháng 2, tháng 3 dương lịch năm sau.
5.10.6.4. Đất trồng và kỹ thuật làm đất
Đất yêu cầu làm ải để diệt nấm bệnh hại cây trồng. Làm sạch cỏ dại, tàn dư thực vật,
cày kỹ, nhuyễn, đất tơi xốp và thốt nước tốt. Trong q trình làm đất, tiến hành bón lót phân hữu cơ hoai mục, ít lân để tăng hàm lượng dinh dưỡng cho đất, giúp cây phát triển nhanh.
Đất làm xong tiến hành lên luống cao 20 – 30 cm, chiều rộng luống từ 1,2 – 1,5 m, rãnh luống 0,3 – 0,5 m để đảm bảo thoát nước tốt và sử dụng lối đi. Đất làm xong cần cho nghỉ 20 ngày trước khi tiến hành trồng cây.
5.10.6.5. Mật độ, khoảng cách trồng
Mật độ trồng: khoảng cách cây cách cây 20 – 25 cm, hàng cách hàng 25 – 40 cm, tương ứng với mật độ 100.000 – 200.000 cây/ha.
5.10.6.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Cây Tam thất gieo ươm sau 4 – 5 tháng có thể mang đi trồng, trong trường hợp gieo trên luống đất, cần bứng cây con có nguyên bầu đất. Trên luống trồng, cuốc rãnh hoặc đào hốc với độ sâu 13 – 17 cm, đặt cây thẳng đứng, có mặt bầu bằng hoặc thấp hơn mặt luống khoảng 1 cm và lấp đất xung quanh, ấn chặt, đầu cây hướng về một bên để cho cây mọc đều, dễ chăm sóc. Sau khi trồng xong, cần tưới nước nhẹ để đạt độ ẩm cây thích nghi và tạo tầng thảm mục cho cây bằng cách lấy các xác thực vật khô, rơm rạ v.v. vun vào gốc cho cây để giữ ẩm và che phủ hạn chế cỏ dại.
Làm giàn che và điều chỉnh ánh sáng: Nếu trồng ở vườn trong điều kiện không dưới tán rừng hoặc không có cây che bóng thì lưu ý làm giàn che sáng cho cây. Vật liệu làm giàn che có thể từ tự nhiên như tre, nứa, thân cây ngô cỏ tranh v.v. hoặc bằng lưới chuyên dụng. Về mùa hè, ánh sáng mạnh nên cần che khoảng 70%, chỉ cho 30% ánh sáng lọt qua. Nếu giàn che quá dày hay quá thưa thì phải điều chỉnh cho hợp lý. Từ sau tháng 8, tháng 9 âm lịch, ánh sáng mặt trời yếu dần, dần dần loại bỏ lớp che phủ ở trên để dàn che có thể cho 50% ánh sáng lọt xuống dưới.
Tưới nước: Đối với Tam thất, tưới nước là công việc rất tỉ mỉ, có tính kỹ thuật cao. Độ ẩm lớp mặt đất (1 – 2 cm) vào khoảng 20 – 25%, độ ẩm lớp dưới độ 30 – 35% thì cây Tam thất sinh trưởng bình thường nhất. Nếu độ ẩm mặt đất khoảng 6,5 – 10%, độ ẩm lớp dưới 20% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của cây Tam thất. Tưới nước trước lúc 9 giờ sáng hay sau khi mặt trời lặn là lúc nhiệt độ của nước với nhiệt độ ở mặt lá chênh lệch nhau không xa lắm; nếu dùng nước lạnh tưới vào cây đang nóng thì sẽ gây ra bệnh thối lá, nếu bị nặng, cây sẽ chết.
Làm cỏ: để tạo vườn trồng Tam thất có độ thơng thống, tạo điều kiện cho cây hấp thụ dinh dưỡng, ánh sáng để quang hợp cũng như phòng trừ sâu bệnh hại cho cây. Tiến hành làm cỏ, vun luống thường xuyên, đảm bảo sạch cỏ dại theo định kỳ ít nhất 2 lần/tháng. Dùng tay để nhổ cỏ, nếu thấy củ nhô khỏi mặt đất thì phải vun đất vào ngay để cho cây sinh trưởng tốt.
5.10.6.7. Kỹ thuật bón phân
– Bón phân: Giai đoạn 3 năm đầu sau trồng, cây sinh trưởng phát triển mạnh, nên yêu cầu dinh dưỡng nhiều để phát triển thân lá, ra hoa. Giai đoạn này cần bổ sung dinh dưỡng bằng cách bón các loại phân bón hàm lượng khoáng cao, đặc biệt bổ sung phân chuồng hoai mục hằng năm cho cây.
– Năm thứ nhất: Phân hữu cơ đã hoai mục: 4 – 6 tấn phân hữu cơ vi sinh + 23 – 46 kg N + 50 – 60 kg P2O5+ 75 – 100 kg K2O. Các năm tiếp theo, mỗi năm tăng thêm từ 20 – 30% lượng phân so với năm trước. Từ năm thứ tư trở đi, bón tăng 30 – 40% lượng phân kali so với năm trước. Riêng đối với phân khống, có thể sử dụng phân tổng hợp