Chương 4 THỰC HÀNH TỐT GIEO TRỒNG VÀ THU HÁI DƯỢC LIỆU
4.3. Trồng trọt
4.3.5. Kỹ thuật nhân giống
Có hai phương pháp nhân giống chính: nhân giống hữu tính và vơ tính. Nhân giống hữu tính bằng phương pháp gieo hạt; nhân giống vơ tính: phương pháp giâm hom (hom cành, hom củ) và phương pháp nhân giống in vitro. Tùy thuộc vào đặc tính sinh học, giá trị sử dụng và khả năng nhân giống để lựa chọn phương pháp nhân giống phù hợp, đảm bảo tiết kiệm chi phí sản xuất.
a) Nhân giống hữu tính
– Ưu điểm: Kỹ thuật đơn giản, hệ số nhân giống cao, tốn ít diện tích nhân giống, có
thể áp dụng được ở nhiều nơi.
– Kỹ thuật: Lấy giống ở những cây sinh trưởng khoẻ mạnh, năng suất cao, chất lượng dược liệu tốt, khơng sâu bệnh, hoặc có vườn giống gốc đã qua tuyển chọn. Ở một số cây dược liệu cần tỉa bớt hoa để tập trung cho quả chắc, thu được nhiều hạt mẩy, tỷ lệ nảy mầm cao.
Đối với hạt giống cây dược liệu có tinh dầu, khơng phơi nắng, chỉ phơi chỗ râm và thống gió, nếu phơi nắng thì tỷ lệ nảy mầm sẽ giảm rất nhiều. Sau khi phơi khơ, loại bỏ hạt lép, bảo quản kín, tránh tiếp xúc với mầm bệnh. Có những cây dược liệu như Tam thất, Hồng liên, Bảy lá một hoa thì dùng hạt tươi vừa thu hái xong để gieo trồng là tốt nhất; một số cây khác thì dùng hạt mới lấy ở vụ trước đó để trồng, tỷ lệ nảy mầm sẽ tốt nhất như: Đương quy, Bạch truật v.v..
b) Nhân giống vơ tính
– Ưu điểm: Cho dịng thuần, duy trì được nịi giống với cây khơng tạo hạt, rút ngắn
thời gian thu hoạch.
– Nhược điểm: Cần phải có kỹ thuật, hệ số nhân giống khơng cao, chi phí lớn hơn
nên giá thành cây giống cao hơn.
+ Nhân giống bằng giâm hom cành: Ba kích, Kim ngân, Khơi nhung, Chè hoa vàng v.v.. + Nhân bằng hom rễ, thân củ: Địa hoàng, Đan sâm, Thiên niên kiện, Địa liền v.v.. – Nhân giồng bằng phương pháp tách cây: Dong riềng đỏ, Thiên môn đông, Mạch môn v.v..
+ Nhân giồng bằng phương pháp nuôi cấy mô: áp dụng với các cây dược liệu quý có giá trị kinh tế cao như Sâm Ngọc Linh, Hoàng tinh hoa đỏ v.v..