Sơ chế dược liệu

Một phần của tài liệu 29736_9112021161213Can_GiaoTrinhCayDuocLieu (Trang 83 - 87)

Chương 4 THỰC HÀNH TỐT GIEO TRỒNG VÀ THU HÁI DƯỢC LIỆU

4.6. Sơ chế, đóng gói, bảo quản, vận chuyển dược liệu sau khi thu hoạch

4.6.3. Sơ chế dược liệu

4.6.3.1. Các nguyên tắc chung trong sơ chế dược liệu

– Các dược liệu được thu hoạch hay khai thác cần được bốc dỡ hoặc tháo ra khỏi bao bì ngay khi đến cơ sở chế biến. Trước khi chế biến, cần phải bảo vệ dược liệu khỏi bị ảnh hưởng của mưa, hơi ẩm và bất cứ điều kiện nào có thể làm giảm phẩm chất của chúng. Chỉ

đem phơi dược liệu trực tiếp dưới ánh nắng khi có yêu cầu cụ thể phải làm theo phương pháp này.

– Các loại dược liệu phải tưới nước thì cần được thu hái và vận chuyển càng nhanh càng tốt đến cơ sở chế biến để ngăn sự lên men do vi khuẩn (có thể bảo quản trong điều kiện đơng lạnh, trong bình, lọ, hộp cát, hoặc bảo quản bằng enzym hay những biện pháp bảo quản thích hợp khác). Nên vận chuyển ngay đến người sử dụng. Cần tránh dùng chất bảo quản. Nếu có dùng các chất bảo quản thì phải theo đúng các quy định hiện hành.

– Các loại dược liệu phải sử dụng tươi thì cần được giữ đơng lạnh, để trong bình, lọ, hộp cát, hoặc bảo quản bằng enzym hay những hiện pháp bảo quản thích hợp khác và vận chuyển đến người sử dụng cuối cùng càng nhanh càng tốt. Cần tránh dùng chất bảo quản. Nếu có dùng các chất bảo quản thì phải theo đúng các quy định hiện hành.

– Tất cả các dược liệu đã sơ chế cần được bảo vệ khỏi bị nhiễm bẩn và phân hủy, tránh để cơn trùng, lồi gặm nhấm, chim và các lồi có hại khác hay thú ni và gia súc làm hư hỏng.

4.6.3.2. Lựa chọn dược liệu

a) Mục đích

– Loại bỏ những bộ phận khơng dùng, không đủ tiêu chuẩn làm thuốc. – Loại bỏ những bộ phận gây ra những tác dụng không mong muốn. – Tạo ra sự đồng đều về mặt kích thước giúp cho chế biến.

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến

– Bỏ rễ phụ: chế biến Thạch xương bồ, Thủy xương bồ, Hương phụ, Cẩu tích, Cốt tối bổ v.v..

– Bỏ đầu rễ: chế biến Nhân sâm, Ngưu tất, Đảng sâm v.v..

– Bỏ lõi rễ: chế biến Viễn chí, Mạch mơn, Tang bạch bì, Mẫu đơn bì, Địa cốt bì v.v.. – Bỏ lơng: dùng bàn chải bằng lông hay giẻ mềm chải sạch lớp lơng bên ngồi (chế biến Tỳ bà diệp, Lá hen) hoặc bên trong vị thuốc (Kim anh) v.v..

– Bỏ lớp bần: chế biến Quế nhục, Hậu phác, Mẫu đơn bì, Tang bạch bì, Tang chi v.v.. – Bỏ rễ, bỏ đốt: chế biến Ma hoàng v.v..

4.6.3.3. Phương pháp làm sạch dược liệu

Yêu cầu dược liệu sau khi làm sạch: sản phẩm sạch, biểu hiện rõ màu, mùi, vị đặc trưng của sản phẩm. Làm sạch dược liệu bằng một trong các cách sau:

– Rửa: làm sạch, làm mềm dược liệu để thuận lợi cho việc bào, thái dược liệu. Giảm

tác dụng bất lợi, định hình cho vị thuốc cổ truyền. Thường hay áp dụng với dược liệu là phần dưới mặt đất hoặc sát mặt đất (Cam thảo, Sinh địa, Đẳng sâm, Mạch môn v.v.) để loại

bỏ đất đá, sỏi, cát, nhưng cần rửa nhanh, không ngâm lâu trong nước. Tùy từng loại dược liệu, có thể rửa vài lần (1 – 3 lần).

– Sàng, sẩy: với các dược liệu là hoa, hạt, cành nhỏ khơng chạm đất (Cúc hoa, hạt Tía tơ, Mạn kinh tử, hạt Muồng thanh v.v.), không nên rửa, chỉ cần chọn lọc hay sàng, sẩy để loại bỏ tạp chất.

– Chải, lau: dùng bàn chải bằng lông hay giẻ mềm chải sạch lớp lông bên ngoài (Tỳ bà diệp) hoặc bên trong vị thuốc (Kim anh), hoặc dùng vải mềm, giấy bản lau sạch đối với dược liệu không rửa được.

4.6.3.4. Phương pháp ủ mềm dược liệu

Phương pháp ủ mềm có thể áp dụng với các dược liệu có thể chất cứng, chắc, cần thái phiến như: Sa sâm, Cát cánh, v.v.. Chất lượng dược liệu sau khi ủ cần đảm bảo mềm, khơng cịn lõi đục, cứng, có mùi đặc trưng của dược liệu.

Dược liệu rửa sạch, cho vào thùng, chậu nhôm bằng nhựa hoặc inox. Dùng vải tẩm ẩm phủ kín. Trong q trình ủ phải đảo đều, có thể phun thêm nước đến khi đạt theo yêu cầu riêng. Sau đó lấy ra, để ráo nước.

Thời gian ủ tùy thuộc vào từng loại dược liệu và thời tiết. Loại dược liệu rắn chắc ủ lâu hơn; mùa đông ủ lâu hơn mùa hè.

4.6.3.5. Phương pháp ngâm dược liệu

Một số dược liệu cứng cần ngâm cho mềm để dễ bào thái, hoặc dược liệu có độc tính, có tác dụng phụ cần ngâm vào dung dịch phụ liệu thích hợp để giảm độc tính, giảm tác dụng phụ (Bán hạ, Mã tiền, Hoàng nàn, Hoài sơn, Bạch truật, Bạch thược, Hà thủ ô đỏ v.v.). Ngâm dược liệu đã rửa sạch ngập trong nước cho đến khi đạt yêu cầu riêng. Thường để nước thấm vào dược liệu khoảng 3/10 dược liệu. Thời gian ngâm tùy thuộc tính chất, mục đích riêng của từng vị thuốc cổ truyền v.v. nếu ngâm qua ngày phải thay nước. Sau khi ngâm, lấy ra, để ráo nước.

4.6.3.6. Phương pháp thái dược liệu

Mục đích là để phân chia dược liệu đến kích thước thích hợp. Tùy theo thể chất của dược liệu và mục đích sử dụng, dược liệu được thái, chặt thành phiến có độ dài, ngắn, dày mỏng khác nhau. Dược liệu có thể chất dai, rắn chắc thì thái mỏng; dược liệu có thể chất giịn thì thái dày hơn. Dược liệu phải được thái dọc. Sử dụng các dụng cụ thái, chặt để phân chia thành khúc, đoạn ngắn (Lạc tiên, Kim ngân) hoặc thái thành phiến (Thổ phục linh, Kê huyết đằng, Bạch truật, Tỳ giải) để tiện cho việc chế biến hoặc sử dụng.

Với dược liệu có gai móc, vỏ cứng hoặc có lớp rễ tơ bên ngồi (Hương phụ, Thương nhĩ tử, Bạch tật lệ), thường được giã để loại bỏ phần bên ngồi khơng có tác dụng hoặc để công đoạn chế biến tiếp theo đạt hiệu quả.

4.6.3.7. Làm khô

– Khi dược liệu đã sơ chế để sử dụng ở dạng khơ, thì cần phải đạt tiêu chuẩn độ ẩm theo quy định.

– Có thể làm khơ dược liệu bằng một số cách: âm can (phơi gió ở chỗ trống và râm, tránh nắng); rải lớp mỏng trên khung phơi, trong phịng hay nhà có lưới chắn; phơi nắng trực tiếp, nếu thích hợp; sấy trong lị/phịng và máy sấy dùng năng lượng mặt trời; sấy bằng lửa gián tiếp; nướng; đông khô; sấy bằng lị vi sóng hoặc thiết bị sấy hồng ngoại.

– Cần khống chế nhiệt độ trong q trình làm khơ để tránh làm hỏng các hợp phần có hoạt tính hóa học. Lưu hồ sơ về phương pháp và điều kiện làm khô.

– Nên tránh phơi dược liệu trực tiếp trên nền đất không che phủ. Nếu dùng một bề mặt bê tơng hay xi măng để phơi thì phải đặt dược liệu trên một tấm vải nhựa hoặc một loại vải hay tấm trải khác thích hợp. Các khu vực phơi dược liệu cần cách xa các lồi cơn trùng, lồi gặm nhấm, chim và những lồi có hại khác, cũng như thú ni và gia súc.

– Nếu sấy khơ trong nhà thì cần xác định thời gian, nhiệt độ sấy, độ ẩm và các điều kiện khác căn cứ theo từng bộ phận sử dụng (như lá, rễ, thân, vỏ, hoa v.v.) và các hoạt chất dễ bay hơi, như tinh dầu.

– Có thể áp dụng các phương pháp như: lột bỏ vỏ của rễ và căn hành, luộc, hấp, tẩm, ngâm giấm, chưng cất, xông hơi, sao, cho lên men tự nhiên, xử lý bằng vôi và thái thành miếng nhỏ, xử lý kháng khuẩn bằng chiếu xạ để bảo quản dược liệu.

* Phơi dưới ánh nắng mặt trời

– Áp dụng đối với những bộ phận cây hay cây dược liệu không bị ánh sáng trực tiếp của mặt trời làm hỏng.

– Dược liệu sau khi thái mỏng được phơi nắng trên sân phơi sạch sẽ có trải tấm liếp, phên hoặc để dược liệu trong khay, nong, nia. Không nên để dược liệu trực tiếp xuống đất.

– Dược liệu có thể được phơi nắng trên giá, kệ cao cách đất, thường áp dụng với dược liệu quý hiếm; hoặc có thể có thêm vải màn phủ lên trên để tránh ruồi nhặng, áp dụng với các dược liệu có đường: Long nhãn, Thục địa.

– Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các dược liệu, trừ dược liệu có tinh dầu. Khi phơi dược liệu phải trải mỏng, thường xuyên xới đảo để dược liệu nhanh khơ và khơ đều. Thời gian phơi có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày theo lượng nước chứa trong dược liệu và tùy theo thời tiết. Yêu cầu chất lượng dược liệu sau khi phơi: dược liệu khô và giữ được mùi thơm đặc trưng của từng dược liệu.

* Phơi trong râm (phơi âm can)

– Áp dụng đối với dược liệu dễ biến màu, hoạt chất dễ bị biến đổi bởi ánh nắng trực tiếp của Mặt Trời; dược liệu có tinh dầu như Bạc hà, Kinh giới, Tía tơ, Ngải cứu v.v..

– Tùy từng dược liệu mà có thể trải mỏng trên các tấm liếp, phên, khay, nong, nia đặt trên các giá hoặc buộc thành từng bó nhỏ treo trên dây cho khơ dần.

– Việc làm khơ được tiến hành trong các lều thống gió, xung quanh khơng có vách chắn. Các giá và dây phơi phải cách đều nhau sao cho khơng khí có thể lưu thơng một cách dễ dàng.

– Yêu cầu chất lượng dược liệu sau khi phơi: dược liệu khô hoặc gần khô, không bị mất mùi, biến màu.

* Sấy dược liệu

Sấy dược liệu là phương pháp làm khô dược liệu chủ động bằng khơng khí nóng trong buồng kín và có lỗ thơng hơi. Biện pháp này có ưu điểm: khơng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, rút ngắn thời gian làm khô, bảo vệ được một số dược liệu khỏi bị biến đổi bởi tia UV, làm khô nhanh nên giảm tác động của enzym. Chủ động điều chỉnh được nhiệt độ sấy phù hợp với từng loại dược liệu và ở từng giai đoạn sấy.

Trước khi sấy, cần tiến hành làm sạch và phân loại riêng từng loại dược liệu. Cho dược liệu cần sấy vào các khay và tiến hành sấy trong tủ sấy. Tùy từng loại dược liệu, nhiệt độ sấy từ 40 – 70 oC, ở những nhiệt độ này, các loại enzym không bị phá hủy mà chỉ ngừng hoạt động do không đủ tỷ lệ nước cần thiết. Khi dược liệu bị ẩm lại, các enzym lại hoạt động trở lại bình thường.

Nhiệt độ sấy khoảng 50 – 60 °C với dược liệu chứa tinh dầu. Đối với dược liệu chưa phơi thì nên sấy ở nhiệt độ thấp (40 – 50 °C), sau đó tăng dần nhiệt độ để đạt được tới độ ẩm theo quy định, rồi giảm dần nhiệt độ, để nguội.

Quá trình sấy thường chia thành ba giai đoạn: – Giai đoạn đầu sấy: ở 40 – 50 oC;

– Giai đoạn giữa sấy: ở 50 – 60 oC; – Giai đoạn cuối sấy: ở 60 – 70 oC.

Dược liệu có chứa tinh dầu, chứa hoạt chất dễ bị nhiệt phá hủy, dễ bay hơi, dễ thăng hoa thì nhiệt độ sấy khơng quá 40 oC.

Một phần của tài liệu 29736_9112021161213Can_GiaoTrinhCayDuocLieu (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)