Cây Đương quy Nhật Bản

Một phần của tài liệu 29736_9112021161213Can_GiaoTrinhCayDuocLieu (Trang 121 - 129)

Chương 4 THỰC HÀNH TỐT GIEO TRỒNG VÀ THU HÁI DƯỢC LIỆU

5.4. Cây Đương quy Nhật Bản

Tên khoa học: Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc) Kitagawa. Thuộc họ Hoa tán: Apiaceae.

Tên gọi khác: Đông Đương quy, Yamato Touki (Nhật Bản).

5.4.1. Nguồn gốc và phân bố

Cây Đương quy được nhập từ Nhật Bản vào Việt Nam năm 1990, cho đến nay, chưa tìm thấy Đương quy mọc tự nhiên trong hệ thực vật Việt Nam. Đương quy được trồng và sử dụng nhiều ở Trung Quốc là loài Angelica sinensis (Oliv) Diels, ở Triều Tiên và Nhật

Bản trồng và sử dụng loài Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc) Kitagawa.

Từ đó đến nay, Đương quy đã được Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Sa Pa nghiên cứu thuần hóa và phát triển rộng ra sản xuất, hiện nay đang được trồng ở nhiều vùng như Sa Pa, Bắc Hà – Lào Cai, Tam Đảo – Vĩnh Phúc, Thanh Trì – Hà Nội, Mỹ Văn – Hưng Yên, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái và nhiều tỉnh thành khác.

5.4.2. Giá trị kinh tế

Đương quy là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao hơn các cây hoa màu, chu kỳ kinh tế ngắn, năng suất cao. Giá bán một cân Đương quy khoảng 30.000 – 50.000 đồng/kg, thu nhập tới 100 triệu đồng/ha. Cây Đương quy thích hợp trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và được lựa chọn là một trong những cây dược liệu trong kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở nhiều địa phương.

5.4.3. Thành phần hóa học và cơng dụng

5.4.3.1.Thành phần hóa học

Trong Đương quy có các axit hữu cơ chính bao gồm: axit protcatechuic, axit phthalic, axit p-hydroxybenzoic, axit vanillic, axit caffeic, axit ferulic, axit folinic, axit folic; nhóm các chất phthalid bao gồm: Senkyunolid A, B, C, D, E, F, G, H, I, P, K; 3-Butyliden-7-hydroxyphthalid (Wei., W. L. và cộng sự, 2016).

5.4.3.2. Công dụng

Đương quy là một vị thuốc được dùng rất phổ biến trong Đông y, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời được chỉ định trong nhiều đơn thuốc bổ; chữa bệnh thiếu máu, cơ thể xanh xao, đau đầu, gầy yếu, suy tim, mệt mỏi, đau lưng, chân tay đau nhức, lạnh, tê bại, đại tiện táo bón, mụn nhọt lở ngứa; kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh (uống trước khi thấy kinh 7 ngày). Dùng dạng thuốc sắc, ngày 10 – 20 g.

5.4.4. Đặc điểm thực vật học

– Thân: Đương quy là một cây thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao từ 75 cm đến 1 m khi ra hoa, màu phớt tím, có rãnh dọc, mép có cành ria màu tím nhạt, hơi xanh.

– Lá: có cuống dài 5 – 10 cm, có bẹ lá phía gốc, cuống lá màu tím nhạt, lá mọc so le, xẻ lơng chim 3 lần, mép lá có răng cưa, khơng có lơng.

– Hoa: tự hình tán kép, cánh hoa màu trắng. Hoa của bơng trung tâm nở trước, sau đó lần lượt đến hoa ở cành cấp 1, cấp 2, cấp 3. Thứ tự các cấp cành nở hoa cách nhau từ 4 – 6 ngày. Mùa hoa là tháng 3, tháng 4. Mùa quả là tháng 6, tháng 7.

– Quả bế đôi, thuôn dài 4 – 5 mm, hẹp dần về phía gốc. Tâm có bì gân, có 4 – 5 ống dẫn ở phần lưng, bốn chiếc ở mặt bụng.

– Rễ: rễ cọc có rễ phụ, rễ dài 10 – 20 cm, gồm nhiều nhánh, thường phân biệt ba phần: phần đầu gọi là quy đầu, phần giữa gọi là quy thân và phần dưới gọi là quy vĩ. Đường kính quy đầu 1 – 3,5 cm; quy thân và quy vĩ 0,3 – 1 cm. Mặt ngồi rễ màu nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang màu vàng ngà, có vân trịn và nhiều điểm tinh dầu. Có mùi thơm đặc biệt, có vị ngọt, cay và hơi đắng.

Hình 5.4. Cây Đương quy – Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc) Kitagawa.

5.4.5. Điều kiện sinh thái

Đương quy thích ứng với khí hậu ẩm và mát mẻ ở vùng núi cao, nhiệt độ thích hợp 15 – 25 oC, lượng mưa 1.600 – 2.000 mm/năm (Trần Thị Thu Hà và cộng sự, 2019). Đất thích hợp là đất pha cát, nhiều mùn, tầng đất dày và tơi xốp, pH 5,5 – 6,5. Khi còn nhỏ, yêu cầu ánh sáng yếu; khi cây lớn, cần nơi khuất gió và đủ ánh sáng.

5.4.6. Kỹ thuật trồng trọt

5.4.6.1. Chọn vùng trồng

Chọn vùng có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp từ 15 – 25 oC. Phù hợp với các loại đất pha cát hoặc thịt nhẹ, nhiều mùn, tơi xốp, tầng canh tác sâu, thoát nước tốt. Đất trồng cần đảm bảo sạch bệnh, khơng có cỏ dại và thuận tiện cho việc tưới tiêu, giao thông dễ dàng để thuận lợi cho vận chuyển khi thu hoạch.

5.4.6.2. Giống và kỹ thuật nhân giống

Đương quy được nhân giống bằng hạt. Chỉ thu hạt làm giống từ những cây được 2 năm tuổi. Không nên sử dụng hạt giống của cây 1 năm tuổi, vì cây trồng sẽ ra hoa sớm làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng dược liệu. Hạt Đương quy phải để giống ở vùng núi cao, lạnh mát quanh năm rồi đem về đồng bằng gieo trồng vào vụ đơng xn thì mới thu hoạch được dược liệu tốt. Ở đồng bằng, cây Đương quy cũng ra hoa nhưng quả thường bị lép và đặc biệt là cây gieo trồng bằng hạt. Đương quy lấy giống ở đồng bằng sẽ cho cây Đương quy sớm phát dục ra hoa, bị gỗ hóa, khơng nạc, khơng dùng làm thuốc được.

Sản xuất hạt giống cần thực hiện ở các địa bàn vùng núi cao (Sa Pa, Tam Đảo) để có chất lượng hạt tốt. Chọn ruộng cây sinh trưởng khỏe mạnh, không sâu bệnh giữ lại làm giống. Giữ cây giống bằng cách: vào cuối đông cắt phần thân trên mặt đất, ủ rơm rạ để đến mùa xuân năm sau cây nảy chồi. Cần làm cỏ, xới xáo kịp thời cho cây sinh trưởng tốt. Khi cây cao 15 – 17 cm thì tiến hành bón phân đợt 1. Chăm sóc cho đến khi cây ra hoa và hạt chín.

Khi quả chín vàng, khoảng 55 – 60 ngày sau khi nở hoa, hình thái hạt cứng, chắc, có màu nâu sẫm thì tiến hành thu hoạch hạt. Ngắt từng bơng đã chín, phơi trên nia, mẹt, sau đó tuốt hạt, làm sạch tạp chất, loại bỏ những hạt lép, phơi lại hạt đến thật khơ, khi hạt giịn, bẻ ra có màu trắng trong là được, lúc này độ ẩm khoảng 12 – 13%. Bảo quản trong lọ sành, bình kín trong kho lạnh hoặc cất trong ngăn mát cuối cùng của tủ lạnh.

Hạt giống Đương quy trong điều kiện bảo quản thông thường rất dễ mất sức nảy mầm, khi gieo sẽ cho tỷ lệ mọc mầm kém. Vì vậy, tốt nhất là nên lấy hạt giống vừa thu hoạch năm đó đem gieo thì tỷ lệ nảy mầm tốt. Hạt chắc, đều, hình thận, dài 4 – 5 mm, rộng khoảng 2 mm, rốn hạt hình chữ V, vỏ hạt lưng có vân sần sùi. Độ ẩm khơng q 12%. Tỷ lệ hạt chắc: trên 85%. Tỷ lệ tạp chất (chủ yếu là hạt lửng, hạt lép): nhỏ hơn 15%. Khối lượng 1.000 hạt: 4,2 – 4,5 g. Tỷ lệ nảy mầm của hạt đạt trên 75%.

Xử lý hạt giống:

Ngâm hạt trong dung dịch muối ăn 15% (1 lít nước hịa vào 150 g muối ăn, khuấy đều cho tan hết muối). Mục đích là chọn được hạt giống chắc khỏe để khi trồng, tỷ lệ hạt nảy mầm cao và khi gặp thời tiết lạnh, sương muối thì hạt vẫn nảy mầm tốt. Cho hạt giống

vào dung dịch muối đã pha, khoắng đều trong 3 phút; sau 15 – 20 phút, vớt bỏ các hạt nổi, hạt lép lửng và thu lấy các hạt chìm.

Tiếp tục ngâm hạt giống trong nước ấm hai sôi ba lạnh khoảng 40 – 50 oC trong thời gian 8 giờ, cứ 3 – 4 giờ thay nước 1 lần, sau đó đãi sạch rửa nước chua, loại bỏ các hạt lép lửng và tạp chất, để ráo nước rồi đem gieo.

Gieo hạt trong bầu hoặc gieo vãi trên luống đất ngoài ruộng. Lượng hạt giống gieo cho 1 sào gồm 3.000 – 3.500 bầu (gieo 4 – 5 hạt/bầu) thì cần khoảng 50 – 70 g hạt; gieo vãi ra ruộng cần 200 – 250 g hạt/sào.

Sau khi gieo, dùng rơm rạ phủ đều trên mặt, tưới ẩm mỗi ngày 1 lần cho tới khi cây mọc. Nhiệt độ nảy mầm tối ưu: 18 – 23 oC. Sau gieo 4 – 5 ngày (nếu gieo luôn trên bầu khơng qua giai đoạn ủ ẩm trong cát thì khoảng 15 – 20 ngày, hạt sẽ nảy mầm) thì hạt ra lá mầm, khi lá mầm lên rộ thì gỡ rơm rạ ra cho cây nhận được nhiều ánh sáng và kích thích ra lá thật sớm.

5.4.6.3. Thời vụ trồng

Đương quy trồng thu dược liệu được trồng ở đồng bằng (gieo hạt tháng 10, thu hoạch tháng 6, tháng 7 năm sau), thời gian sinh trưởng là 9 – 10 tháng.

Đương quy trồng ở vùng núi cao như: Sa Pa, Tam Đảo (gieo hạt tháng 10, tháng 11, thu hoạch vào tháng 11, tháng 12 năm sau), thời gian sinh trưởng phát triển 11 – 12 tháng.

Đương quy trồng tại Tây Nguyên: gieo hạt tháng 6, tháng 7, thu hoạch vào tháng 10, tháng 11 năm sau, thời gian sinh trưởng là 14 – 18 tháng, dược liệu sẽ đảm bảo dược chất.

5.4.6.4. Đất trồng và kỹ thuật làm đất

Chọn đất thịt nhẹ, cát pha, đất bãi bồi, độ pH 5,5 – 6,5, mùn tổng số ≥ 1,5%, ở nơi chủ động tưới tiêu, xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, xa nguồn nước thải và chất thải, cách xa đường quốc lộ ít nhất khoảng 100 m.

Làm đất: cày sâu, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại. Có thể bón vơi bột để khử chua, khử vi khuẩn, khử nấm bệnh với lượng 500 kg vơi bột/ha. Rắc vơi trước khi bón các loại phân lót 1 tuần. Rải tồn bộ lượng phân bón lót rồi tiếp tục lên luống lấp kín phân. Lên luống rộng 90 cm, cao 30 – 40 cm, rãnh rộng 25 cm. Chú ý, Đương quy không trồng liên canh, sau 2 – 3 năm mới trồng lại.

5.4.6.5. Mật độ, khoảng cách trồng

Trồng mật độ 166.000 cây/ha, gieo hoặc trồng 4 hàng/luống, mỗi hàng cách nhau 20 cm, cây cách cây 30 cm.

5.4.6.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Đối với cây gieo hạt trong bầu: Khi cây có 3 – 4 lá, có thể mang cây ra ruộng trồng. Khơng để cây q lâu trong bầu. Bóc nhẹ bầu, khơng để vỡ bầu, đặt nhẹ cây xuống hố đã được đào sẵn, sau đó lấp kín gốc cây, dùng tay ấn chặt xung quanh gốc.

a) Tưới nước

Nguồn nước tưới cần sử dụng nước sạch để tưới (nước phù sa sông được dẫn tưới trực tiếp hoặc nước giếng khoan sau khi đã để lắng vài ngày).

Tuyệt đối không được dùng nước ao tù, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện, nước bị nhiễm bẩn để tưới. Có thể tưới nước mỗi tuần 1 lần, đảm bảo đủ ẩm thường xuyên để cây Đương quy sinh trưởng và phát triển tốt.

b) Tỉa cây, dặm cây

– Tiến hành trồng dặm những cây bị chết.

– Tỉa cây: Khi cây cao 5 – 8 cm, tỉa lần 1, loại bỏ những cây xấu, những cây đâm chồi nhiều. Khi cây cao 12 – 15 cm, tỉa lần 2 để đảm bảo mật độ. Cây Đương quy sinh trưởng rất chậm, nên làm cỏ thường xuyên để chống cỏ dại lấn át. Khi xới cỏ, khơng nên cuốc q sâu vì có thể làm rễ bị tổn thương.

5.4.6.7. Kỹ thuật bón phân

Bón phân cho Đương quy tuyệt đối khơng được dùng phân và nước phân tươi. Sử dụng lượng phân bón cho 1 ha như sau: 6 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 250 kg N + 120 kg P2O5 + 125 kg K2O (tương đương với 750 kg supe lân + 550 kg ure + 250 kg kali sulfat).

Phương pháp bón:

– Bón lót 100% phân hữu cơ vi sinh và supe lân.

– Bón thúc lần 1: Khi cây đạt 4 – 6 lá, bón 56 kg đạm ure. – Bón thúc lần 2: Khi cây đạt 7 – 8 lá, bón 84 kg đạm ure. – Bón thúc lần 3: Khi cây đạt 9 – 10 lá, bón 97 kg đạm ure.

– Bón thúc lần 4: Khi cây đạt 11 lá, bón 125 kg đạm ure + 125 kg phân kali sulfat. – Bón thúc lần 5: Khi cây đạt 13 lá: bón lượng đạm ure và kali sulfat cịn lại.

5.4.6.8. Phòng trừ sâu và bệnh

Cây Đương quy thường có một số loại sâu hại chính: sâu xám, nhện đỏ, rệp vảy xanh, bọ xít, bọ rùa. Bệnh hại chính: bệnh lở cổ rễ, bệnh thối củ do vi khuẩn, bệnh gỉ sắt, khô đầu lá.

a) Sâu hại

+ Đặc điểm gây hại: thường gây hại vào tháng 1, tháng 2 hằng năm. Sâu thường xuất hiện vào giai đoạn cây con và gây hại trầm trọng nhất ở những vùng đất nhẹ, đất cát, nơi sâu non có thể vùi mình dễ dàng. Chúng phát sinh ở thời tiết lạnh và ẩm độ cao. Sâu non mới nở sống trên lá cây, ăn phần mô lá, tạo nên những vết thủng li ti trên bề mặt lá. Sâu tuổi 2, ban ngày ẩn nấp dưới mặt đất ngay dưới gốc cây hoặc mặt dưới của lá, ban đêm chui lên ăn lá non hoặc gặm xung quanh thân cây non. Từ tuổi 3 + 4 trở đi, sâu phá mạnh, cắn đứt ngang thân cây (làm cây bị khuyết hoặc bị cắn đứt), kéo xuống đất. Mỗi đêm, một con sâu có thể cắn đứt 3 – 4 cây non.

+ Biện pháp diệt trừ:

• Nếu mật độ thấp thì nên bắt bằng tay vào lúc chiều tối.

• Nếu mật độ sâu hại cao: ưu tiên dùng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học như E70, Exin 2.0SC, Exin SAT. Trường hợp cần phải dùng đến các loại thuốc trừ sâu hóa học, phải sử dụng loại thuốc có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng; tham khảo các loại thuốc sau: Sherpa 10EC, Tập kỳ 1.8EC, Vifast 5ND. Phun vào lúc chiều tối là có hiệu quả nhất. Nồng độ, liều lượng, số lần phun theo hướng dẫn ghi trên nhãn của mỗi loại thuốc.

– Nhện đỏ (Panonychus citri Mc. Gregor):

+ Đặc điểm gây hại: Nhện đỏ thường phát sinh gây hại vào tháng 6, tháng 7, lúc thời tiết nắng nóng. Nhện đỏ sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá. Nhện đỏ chích hút mơ dịch của lá cây làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng, làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lổ, cịn ở mặt dưới lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, nhìn kỹ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng. Khi nhện hại nặng, lá cây bị phồng rộp, sau đó cằn lại, vàng, thô cứng và sau cùng sẽ bị khô đi. Khi mật độ nhện hại cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết.

+ Biện pháp diệt trừ: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học hoặc thuốc Pegasus 500SC với nồng độ 0,1%, Supraxite 0,5% phun vào mặt dưới lá. Nồng độ, liều lượng, số lần phun theo hướng dẫn ghi trên nhãn của mỗi loại thuốc.

– Rệp vảy xanh (Coccus viridis):

+ Đặc điểm gây hại: Rệp thường chích hút nhựa cây, làm cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sinh trưởng và phát triển mạnh khi thời tiết khô hanh, những nơi lá mọc dày, ít có ánh sáng. Chúng tiết ra các chất ngọt dẫn đến việc tạo thành một lớp muội đen bao phủ lá, làm giảm khả năng quang hợp, trường hợp gây hại nặng có thể làm rụng lá. Rệp trưởng thành có thể sống kéo dài từ 2 – 5 tháng.

+ Biện pháp diệt trừ: Sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học hoặc thuốc trừ sâu hóa học có trong danh mục được phép sử dụng như: Regent 800WG, Ofatox 400EC, phun theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì nhãn mác. Phun vào giai đoạn rệp tuổi non chưa có cánh, hiệu quả phịng trừ cao hơn.

Bệnh hại

– Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kuhn):

+ Đặc điểm gây hại: Thường xảy ra trên đất trồng Đương quy những vụ trước và đã có mầm bệnh. Bệnh có thể tấn cơng suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con. Nhiệt độ thích hợp để bệnh phát triển là 25 – 30 oC.

• Cây con: cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn cịn xanh tươi, sau đó mới héo lại.

• Cây lớn: bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối khơng đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị nứt ra, lá héo khơ rồi rụng dần.

• Cây bị nhiễm bệnh lá rũ có thể bị gãy, cây chậm phát triển và thường bị chết.

Một phần của tài liệu 29736_9112021161213Can_GiaoTrinhCayDuocLieu (Trang 121 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)