Các cây thuốc và vị thuốc lợi tiểu, tán sỏi

Một phần của tài liệu 29736_9112021161213Can_GiaoTrinhCayDuocLieu (Trang 62 - 64)

Chương 3 CÂY DƯỢC LIỆU VÀ VỊ THUỐC CHỮA BỆNH

3.8. Các cây thuốc và vị thuốc lợi tiểu, tán sỏi

Bệnh sỏi thận là hiện tượng bị lắng cặn muối và khoáng chất bên trong thận. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể thấy trong đường tiểu từ thận đến niệu quả và ở bàng quang. Hiện nay, bênh sỏi thận rất phổ biến ở các nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, thường hình thành khi nước tiểu bị lắng cặn, khiến các khoáng chất kết dính lại với nhau. Hầu hết các loại sỏi thận đều tự thốt ra ngồi tự nhiên và có thể khiến người bệnh rất đau. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời sẽ không gây ra các tổn hại và các biến chứng về sau.

Trong Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc điều trị sỏi thận khác nhau với thành phần chủ yếu là các dược liệu, thảo dược từ thiên nhiên, an toàn với sức khỏe con người, thậm chí là những loại rau quả rất quen thuộc trong cuộc sống hiện nay như Đu đủ, Dứa dại, Chuối hột, Rau ngổ v.v..

Ưu điểm của các bài thuốc dân gian chữa sỏi thận là cách làm đơn giản, chi phí thấp, hiệu quả lâu dài, tránh bệnh tái phát trở lại. Tuy nhiên, để điều trị hoàn toàn bệnh, cần phải kiên trì trong một thời gian nhất định tùy theo tình trạng bệnh. Dưới đây là các vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, tán sỏi.

Bảng 3.9. Những cây thuốc và vị thuốc lợi tiểu, tán sỏi

Các cây thuốc lợi tiểu

STT Họ thực vật Tên khoa học Tên tiếng Việt Bộ phận sử dụng

1 Alismataceae Alisma orientalis (Sam.)

Juzep.

Trạch tả Thân rễ

2 Costaceae Cheilocostus speciosus

(J. Konig) SM.

Mía dị Thân củ

3 Plantaginaceae Plantago major L. Bông mã đề Toàn thân 4 Poaceae Imperata cylindrica (L.)

Beauv.

Cỏ tranh Thân rễ

5 Poaceae Zea mays L. Ngô Râu

Các cây thuốc trị sỏi mật, sỏi đường tiết niệu

1 Asteraceae Xanthium strumarium L. Ké đầu ngựa Quả già 2 Fabaceae Desmodium styracifolium

(Osbeck.) Merr.

Kim tiền thảo Bộ phận trên mặt đất 3 Lamiaceae Orthosiphon spiralis (Lour.)

Merr.

Râu mèo Bộ phận trên mặt đất 4 Musaceae Musa balbisiana Colla. Chuối hột Quả 5 Pandanaceae Pandanus tectorius Sol. Dứa dại Rễ, quả 6 Polypodiaceae Pteris multifida Poir. Phượng vĩ thảo Toàn thân 7 Schizaeaceae Lygodium flexuosum Sw. Thòng bong Bộ phận trên

Năm vị thuốc có tác dụng lợi tiểu và bảy vị thuốc có chức năng tán sỏi được trình bày trong bảng 3.9. Trong các vị thuốc tán sỏi, Kim tiền thảo được sử dụng phổ biến và có hiệu quả nhất. Trong bài thuốc chữa sỏi thận cần có sự kết hợp giữa các vị sao cho liều lượng phù hợp. Các vị thuốc bổ trợ và tăng cường công năng của thận được gia giảm như Nhọ nhồi, Đậu đen; tủy lợn hấp cách thủy. Một số thảo dược khác cũng được sử dụng trong bài thuốc hỗ trợ và điều trị bệnh sỏi thận như thân cây Ớt chỉ thiên, búp măng vịi, rễ cây Cúc tần. Trong q trình điều trị bệnh sỏi thận, bệnh nhân hạn chế ăn mặn, nên ăn các món cháo hằng ngày để đạt hiệu quả hơn trong điều trị.

Một phần của tài liệu 29736_9112021161213Can_GiaoTrinhCayDuocLieu (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)