Chương 4 THỰC HÀNH TỐT GIEO TRỒNG VÀ THU HÁI DƯỢC LIỆU
4.6. Sơ chế, đóng gói, bảo quản, vận chuyển dược liệu sau khi thu hoạch
4.6.4. Đóng gói và dán nhãn hàng chờ đóng gói
– Phải có các biện pháp để đảm bảo việc đóng gói được thực hiện nhanh chóng và giảm thiểu nguy cơ nhiễm chéo hay nhầm lẫn hoặc thay thế đối với các hoạt động dán nhãn và đóng gói. Phải có phân cách cơ học để phịng tránh sự nhầm lẫn của sản phẩm và bao bì đóng gói khi thực hiện việc đóng gói các sản phẩm khác nhau trong khu vực đóng gói. Tên sản phẩm và số lô phải hiển thị ở khu vực đang thực hiện cơng đoạn đóng gói sản phẩm.
– Phải vệ sinh sạch sẽ dây chuyền trước khi thực hiện hoạt động đóng gói để đảm bảo khơng có bất kỳ sản phẩm, vật liệu, tài liệu sử dụng trước đó khơng cần thiết cho các hoạt động hiện tại cịn sót lại trên dây chuyền.
– Các mẫu nhãn và mẫu của bao bì đã được in ấn phải được lưu trong hồ sơ lơ. Có các khu vực biệt trữ riêng biệt và an toàn cho các thành phẩm chờ cho phép xuất xưởng. Hoạt động in (ví dụ đối với số lô, hạn dùng) phải được thực hiện độc lập hoặc trong q trình đóng gói và phải được kiểm tra, ghi lại. Việc in ấn bằng tay phải được kiểm tra lại đều đặn.
– Các sản phẩm và vật liệu đóng gói được sử dụng phải được kiểm tra khi giao hàng cho các bộ phận đóng gói để đảm bảo về số lượng và đúng chủng loại.
– Các thông tin được in ấn và dập nổi trên bao bì phải dễ dàng nhận thấy và có khả năng chống phai màu hoặc tẩy xóa.
– Phải kiểm sốt trong q trình để đảm bảo người đọc mã số điện tử, đếm nhãn hoặc thiết bị tương tự đang hoạt động một cách chính xác. Cần kiểm sốt chặt chẽ đối với việc sử dụng nhãn cắt và khi thực hiện việc in ấn bao bì ở ngồi. Việc sử dụng nhãn cuốn sẽ hạn chế sự nhầm lẫn hơn nhãn cắt.
– Việc kiểm sốt trong q trình đóng gói tối thiểu phải bao gồm: hình thức của bao bì; bao bì đã sử dụng đúng với sản phẩm; độ chính xác của việc in ấn; hoạt động chuẩn xác của dây chuyền.
– Mẫu được lấy ra khỏi dây chuyền đóng gói khơng nên trả lại. Các mẫu sản phẩm có bất thường chỉ được đưa lại vào dây chuyền sản xuất sau khi được kiểm tra, xem xét và phê duyệt bởi người có thẩm quyền.
– Bất kỳ sự khác biệt đáng kể hoặc bất thường trong quá trình đối chiếu sản phẩm trung gian với nguyên liệu bao bì in ấn và số lượng đơn vị sản xuất cần được điều tra và giải thích một cách thích đáng trước khi xuất xưởng.
– Phải thiết lập quy trình hủy bỏ hoặc trả lại kho đối với các bao bì đã in sẵn hoặc đã mã hóa số lơ. Việc tiêu hủy hoặc trả lại phải được ghi lại.