Chương 4 THỰC HÀNH TỐT GIEO TRỒNG VÀ THU HÁI DƯỢC LIỆU
5.1. Cây Actiso
5.1.6. Kỹ thuật trồng trọt
5.1.6.1. Chọn vùng trồng
Chọn vùng trồng có điều sinh thái thích hợp với sinh trưởng, phát triển của cây Actiso; cách xa khu dân cư, khu công nghiệp, bệnh viện và nước thải sinh hoạt.
Đất trồng Actiso tốt nhất nên chọn chất đất nhẹ đến trung bình, chủ động nguồn nước tưới qua mùa khô hanh từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, loại đất tốt, thoát nước trong mừa mưa, giữ ẩm tốt, không chứa các tồn dư độc hại của thuốc bảo vệ thực vật, không nhiễm kim loại nặng và mầm bệnh; trồng Actiso trên đất trước đó đã canh tác các cây họ đậu, rau và hoa màu là tốt nhất. Vì nếu trồng hai vụ Actiso liên tiếp, sẽ làm giảm năng suất và nhiều sâu bệnh.
5.1.6.2. Giống và kỹ thuật nhân giống
a) Nhân giống bằng gieo hạt
Phương pháp gieo hạt ít áp dụng trong thực tiễn sản xuất, thường chỉ áp dụng trong các cơ quan nghiên cứu để lai tạo giống ban đầu. Tuy nhiên, nếu dùng giống F1 tốt thì sẽ có hiệu quả cao. Các bước tiến hành như sau:
– Chuẩn bị hạt giống: Sau khi quả chín, thu quả tách lấy hạt chắc, mẩy, phơi khô,
bảo quản nơi khô ráo để hạt không hút ẩm trở lại. Tỷ lệ nảy mầm tiêu chuẩn của hạt là 75 – 90%.
– Xử lý hạt giống: Xử lý kích thích nảy mầm bằng cách ngâm trong nước ấm 35 oC hoặc xử lý diệt khuẩn bằng cách ngâm hạt vào dung dịch KMnO4 1% v.v. trong thời gian 8 – 10 giờ trước khi gieo. Sau đó vớt ra rửa sạch bằng nước lã, để tiếp 4 giờ cho ráo nước rồi đem gieo.
– Chuẩn bị đất gieo ươm: Chọn đất cát pha hay đất thịt nhẹ, khơng có đá, sỏi, có đầy đủ ánh sáng, chủ động tưới tiêu nước. Đất được làm sạch, kỹ, nhỏ và sạch cỏ dại; lên luống rộng 80 – 100 cm, cao 25 – 30 cm, có rãnh rộng 30 – 40 cm. Lượng phân bón cho 1 ha vườn ươm là: 6 tấn phân hữu cơ vi sinh + 170 N + 120 P2O5 + 50 K2O + 500 kg vôi bột.
Trộn phân đều với đất trên mặt luống trước khi gieo hạt 7 – 10 ngày. Chú ý phải có hàng rào bảo vệ người và gia súc phá hại.
– Kỹ thuật gieo hạt: Do hạt giống nhỏ nên cần trộn hạt với đất nhỏ hoặc cát để gieo nhiều lần cho đều. Lượng hạt giống gieo 100 g hạt/20 m2 mặt luống. Sau khi gieo, dùng đất mịn, nhỏ để lấp kín hạt, phủ trên mặt luống lớp trấu, rơm rạ nhỏ để giữ ẩm. Tưới nước để hạt im đều trên luống gieo.
– Chăm sóc vườn ươm sau khi gieo: Khi hạt nảy mầm, cần làm giàn bằng nilông để mưa không làm thối cây, hằng ngày tưới nước giữ ẩm, nhặt sạch cỏ dại. Khi cây mọc được 20 – 25 ngày, có thể tưới nước phân đạm pha lỗng (1 kg ure/1 sào Bắc Bộ). Xới phá váng bề mặt luống để đất tơi xốp. Ngừng tưới phân vô cơ 10 ngày trước khi đánh cây con ra trồng. Phun các loại thuốc sâu bệnh thông thường theo định kỳ để phòng trừ dịch hại.
– Thời vụ gieo hạt: 15/8 – 01/9.
– Tiêu chuẩn cây giống trồng ra vườn sản xuất: chiều cao cây 15 – 25 cm, cây mập khoẻ, không sâu bệnh (khoảng 40 – 45 ngày trên vườn ươm).
b) Nhân giống bằng tách mầm
Phương pháp nhân giống này hiện nay đang được áp dụng nhiều tại Đà Lạt. Sau khi thu hoạch lá làm dược liệu, để lại phần gốc của cây mẹ cao 3 – 5 cm. Tiến hành xới xáo, làm cỏ, bón phân, vun gốc, tưới nước để cây mẹ đẻ nhánh. Khi các nhánh đủ tiêu chuẩn làm giống, tiến hành tách nhánh khỏi cây mẹ: chọn nhánh to, khơng sâu bệnh, có nhiều rễ, cắt bỏ bớt lá, để lại chiều cao khoảng 20 cm, đem nhúng hom vào dung dịch thuốc Zineb hoặc Kasuran từ 3 – 4 phút, giâm vào vườn ươm (hoặc cũng có thể trồng thẳng ra vườn sản xuất).
Quy cách luống giâm: rộng 1,2 – 1,3 m, trên luống trồng 4 – 5 hàng, khoảng cách cây 15 – 20 cm và khoảng cách hàng 20 – 25 cm. Luống đất giâm đã được xử lý bằng CuSO4 và Basudin với lượng 200 g/m2 để phòng trừ sâu đất cắn ngọn và rễ cây. Chú ý khi giâm phải loại bỏ các hom có các vịng đen ở gốc – là mầm mống của bệnh thối gốc sau này.
5.1.6.3. Thời vụ trồng
Thời vụ trồng Actiso có thể từ tháng 10 – tháng 12, nếu trồng muộn thì chiều cao và số lá giảm, năng suất thấp.
Thí nghiệm về thời vụ của Viện Dược liệu tại Sa Pa cho thấy: – Thời vụ trồng 01/10 cho năng suất lá tươi đạt: 46.250 kg/ha. – Thời vụ trồng 01/11 cho năng suất lá tươi đạt: 39.500 kg/ha. – Thời vụ trồng 01/12 cho năng suất lá tươi đạt: 34.500 kg/ha.
5.1.6.4. Đất trồng và kỹ thuật làm đất
Đất phải được chuẩn bị trước khi trồng 25 – 30 ngày, đất được cày bừa kỹ, nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại, ở nơi có đầy đủ ánh sáng, chủ động tưới tiêu nước. Lên luống rộng 80 – 100 cm, cao 10 – 15 cm, có rãnh rộng 25 – 30 cm.
5.1.6.5. Mật độ, khoảng cách trồng
Thí nghiệm về mật độ, khoảng cách trồng Actiso của Viện Dược liệu tại Sa Pa cho thấy: – Mật độ 5 vạn cây/ha – khoảng cách cây cách cây 50 × 40 cm, cho năng suất lá tươi đạt: 47.500 kg/ha
– Mật độ 4 vạn cây/ha – khoảng cách cây cách cây 50 × 50 cm, cho năng suất lá tươi đạt: 46.500 kg/ha.
– Mật độ 3,3 vạn cây/ha – khoảng cách cây cách cây 50 × 60 cm, cho năng suất lá tươi đạt: 39.500 kg/ha.
Tùy từng giống và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn mật độ, khoảng cách từ 4 – 5 vạn cây/ha.
5.1.6.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Cây con đủ tiêu chuẩn trên vườn ươm hoặc được tách ra từ cây mẹ được trồng trên rãnh hoặc hốc tại các luống đã chuẩn bị, lấp đất kín phần rễ, khơng trồng quá sâu vì dễ bị thối gốc.
Sau khi trồng, san đều mặt luống để không đọng nước, tưới nước để cây im gốc và giữ ẩm cho cây nhanh bén rễ, hồi xanh.
– Thường xuyên làm cỏ, xới xáo để đất tơi xốp, sạch cỏ dại.
– Khi độ ẩm đồng ruộng xuống dưới 70% thì phải tưới nước. Sử dụng nước sạch không bị ô nhiễm để tưới cho cây theo hình thức tưới phun hoặc tưới rãnh. Chú ý thốt nước, khơng để đọng, úng nước trên vườn.
– Tỉa, giặm cây: sau khi trồng phải kiểm tra đồng ruộng để trồng dặm các cây chết, đảm bảo mật độ, khoảng cách.
Actiso sẽ ra nụ sau khi trồng khoảng từ 90 – 100 ngày. Trong năm đầu, mỗi nhánh chỉ cho khoảng 2 bơng. Những năm kế tiếp, mỗi nhánh có thể ra đến 12 nụ và cứ như vậy liên tiếp từ 4 đến 7 năm.
– Thực hiện chế độ ln canh: có thể ln canh Actiso với các lồi hoa họ thập tự, cà rốt để phòng chống bệnh thối nhũn. Thời gian luân canh khoảng 2 – 3 tháng. Sau khi thu hoạch Actiso vào tháng 6 – tháng 7, có thể trồng một vụ rau thu và thu hoạch vào tháng 10, sau đó tiếp tục trồng Actiso năm thứ hai.
5.1.6.7. Kỹ thuật bón phân
Lượng phân bón cho 1 ha: 7 tấn phân vi sinh Sông Gianh + 225 kg N + 60 kg P2O5 + 255 kg K2O + 1.000 kg vôi bột.
– Vơi bột được bón đều khi làm đất.
– Bón lót: phân lân, phân kali và phân vi sinh. Trộn đều các loại phân rồi bón vào rãnh hoặc hốc.
– Bón thúc:
+ Đợt 1: sau trồng 20 – 25 ngày, bón phân đạm urê với lượng 110 – 135 kg/ha. + Các đợt tiếp theo: từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, cứ mỗi tháng bón phân đạm urê với lượng 135 – 160 kg/ha.
Lưu ý, sau các lần bón thúc đều phải tưới nước ẩm để phân dễ dàng phân hủy. Có thể sử dụng các loại phân bón lá để giúp cây con sinh trưởng tốt. Chú ý không nên sử dụng chế độ bón phân đạm quá cao, ảnh hưởng đến chất lượng cây con.
5.1.6.8. Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Những tài liệu nghiên cứu về cây Actiso đều cho thấy có rất ít loại sâu bệnh gây hại trên Actiso. Trong thực tế canh tác tại Đà Lạt và Sa Pa hiện nay, thường thấy một số loại sâu bệnh hại chính sau:
– Ốc sên: sên thường hại Actiso ở giai đoạn mới trồng, chú ý phòng trừ ốc sên bằng các biện pháp: soi đèn bắt bằng tay, hoặc dùng bả bằng cám rang trộn với polythrin rất hiệu quả.
– Sâu xám: tập trung gây hại chủ yếu ở thời kỳ cây con trong vườn ươm và mới trồng. Việc phòng trừ đối tượng sâu bệnh hại này có thể dùng biện pháp thủ công hoặc dùng Basudin để phịng trừ.
– Rầy trắng và rầy đen chích hút: đây là loại đối tượng gây hại chủ yếu vào thời kỳ cây phát triển tốt về thân lá, phát triển mạnh ở những ruộng trồng với mật độ cao, khơng có sự thơng thống, ẩm độ cao. Rầy chích hút vào thân và lá non khiến cây héo dần, ngả vàng rồi chết héo. Để phịng trừ đối tượng gây hại này thì người sản xuất nên trồng Actiso đúng mật độ, bón phân cân đối và hợp lý. Khi thấy xuất hiện rầy gây hại, có thể dùng thuốc sinh học: Exin 2.0 SC v.v. để phòng trừ.
– Bệnh thối gốc thường xuất hiện khi đất quá ẩm và trồng liên tục nhiều vụ: phòng trừ bằng cách luân canh đất và phun các thuốc có chứa gốc đồng: Curzate M8 hoặc Rovral.