Cây Bạch truật

Một phần của tài liệu 29736_9112021161213Can_GiaoTrinhCayDuocLieu (Trang 112 - 121)

Chương 4 THỰC HÀNH TỐT GIEO TRỒNG VÀ THU HÁI DƯỢC LIỆU

5.3. Cây Bạch truật

Bạch truật: Atractylodes macrocephala Koidz. Thuộc họ Cúc: Asteraceae.

Tên gọi khác: Đông truật, Triết truật, Ứ truật.

5.3.1. Nguồn gốc và phân bố

Bạch truật nguyên sản ở Trung Quốc, được trồng hoặc mọc hoang ở các tỉnh Chiết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Phúc Kiến, An Huy (Trung Quốc) (Nguyễn Văn Lan

và cộng sự, 1965). Bạch truật được di thực từ Trung Quốc vào trồng ở nước ta từ những

năm 60 của thế kỷ XX.

Huyện Sa Pa, Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) là nơi cung cấp giống Bạch truật cho sản xuất. Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng (Hưng Yên, Hà Nội, Hải Dương v.v.) là nơi sản xuất dược liệu Bạch truật.

5.3.2. Giá trị kinh tế

Việt Nam vẫn đang phải mua dược liệu Bạch truật từ Trung Quốc để làm thuốc, do nhu cầu sử dụng dược liệu này trong nước ngày càng cao. Vì vậy, quy hoạch sản xuất dược liệu Bạch truật ở các địa phương có điều kiện sinh thái phù hợp sẽ góp phần tăng hiệu quả

kinh tế sản xuất nông nghiệp. Chu kỳ kinh tế cây Bạch truật ngắn. Giá bán dược liệu Bạch truật từ 160.000 – 400.000 đồng/kg khô tùy thuộc vào chất lượng. Các mơ hình sản xuất Bạch truật cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với cây trồng nông nghiệp như lúa, ngô v.v..

5.3.3. Thành phần hóa học và cơng dụng

5.3.3.1. Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu của Bạch truật là tinh dầu (1,4%). Thành phần chính của tinh dầu là atractylon, actracylenolid I, II, III. Ngồi ra, Bạch truật cịn có Vitamin A, tinh bột.

Atractylon

5.3.3.2. Công dụng

Bộ phận của Bạch truật dùng làm dược liệu là rễ củ. Theo Y học cổ truyền, Bạch truật có tính vị và tác dụng như sau:

– Bạch truật có vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai (Đỗ Tất Lợi, 2014). Bạch truật là một trong bốn vị thuốc khơng thể thiếu (Đảng sâm, Bạch linh, Hồng kỳ, Bạch truật) trong bài thuốc kiện tỳ, ích khí.

– Bạch truật được coi là vị thuốc bổ dưỡng và cũng được dùng để điều trị các chứng bệnh: đau dạ dày, bụng chướng đầy, nôn mửa, ăn chậm tiêu, thấp nhiệt, ỉa chảy, phân sống, viêm ruột mãn tính; có tác dụng an thai (giảm các triệu chứng khi có thai như đau bụng, ốm nghén, nơn ọe); chữa sốt ra mồ hôi, phù thũng. Liều dùng 6 – 9 g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc bột.

– Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, Bạch truật được dùng để chống phù, lợi tiểu, tăng tiết mồ hơi, chữa ho, đái tháo đường; ngồi ra, còn được chỉ định trong trị viêm đường tiêu hóa, chữa thấp khớp, chứng đau nhức đầu.

– Trong Y học cổ truyền Nhật Bản, Bạch truật được dùng làm thuốc lợi tiểu chữa các chứng đái ít, đái buốt, di tinh, hoa mắt. Ngày nay, Bạch truật được dùng để tăng cường tiêu hóa, lợi tiểu, chữa đau mình mẩy, ho đờm nhiều, buồn nôn, di mộng tinh, kiết lỵ.

Theo y học hiện đại, Bạch truật có tác dụng dược lý như:

– Tác dụng chống loét dạ dày: Bạch truật có tác dụng làm giảm lượng dịch vị, nhưng khơng làm giảm độ axit tự do của dịch vị.

– Bạch truật làm tăng lượng các chất thải trừ qua mật, nhưng không gây biến đổi về lưu lượng mật. Bạch truật không gây ảnh hưởng đến chức năng phân hủy và thải trừ các chất màu qua gan.

– Tác dụng chống viêm: Trong giai đoạn cấp tính, Bạch truật có tác dụng làm ức chế rõ rệt phản ứng viêm (thoát huyết tương, tạo phù nề). Bạch truật khơng thể hiện độc tính cấp và khơng gây phản ứng phụ khi dùng thuốc dài ngày.

– Viên kim truật là sự phối hợp của Bạch truật và Nghệ vàng, có tác dụng làm giảm nhanh các cơn đau của các bệnh nhân bị loét dạ dày, hành tá tràng. Ngoài ra, bệnh nhân thấy hết chướng, hết đầy bụng, hết cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị và ăn được, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa đều khỏi.

5.3.4. Đặc điểm thực vật học

Bạch truật thân thảo, sống nhiều năm, cao 40 – 60 cm, phân cành nhiều. Rễ phát triển thành củ mập. Có nhiều nhánh (giống như nhánh củ khoai sọ). Lá mọc so le, mép có răng cưa, có cuống. Lá ở gốc phân thành ba thùy nông. Cụm hoa hình đầu, nhiều hoa ở ngọn cành. Hoa nhỏ, tràng hình ống màu tím đỏ chia 5 thùy, nhị đực 5, nhị cái 1, bầu hạ, bề mặt có lơng nhung màu trắng, tập trung ở hoa phía trong, hoa phía ngồi nhị tiêu giảm. Quả bế, mang chùm lơng ở đỉnh để phát tán nhờ gió. Mùa hoa vào tháng 6, tháng 7. Mùa thu hoạch quả tháng 8  tháng 10 (Đỗ Tất Lợi, 2014).

5.3.5. Điều kiện sinh thái

Bạch truật thích ứng với sinh thái vùng miền núi phía Bắc nước ta, ở độ cao 800 m trở lên, nơi có khí hậu mát quanh năm và mưa nhiều – với lưu lượng từ 1.200 – 2.000 mm/năm. Bạch truật là loại cây không ưa nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp ở vùng trồng bình qn năm là 16 – 18 oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 8,7 – 13,6 oC và phần lớn là gieo trồng trên đất sườn núi phía Bắc, điều đó nói lên rằng Bạch truật là loại cây không ưa nhiệt độ cao.

Đất trồng Bạch truật phù hợp nhất là đất Feralit đỏ vàng, pH từ 6 – 7. Tuy nhiên, cũng có thể trồng Bạch truật ở vùng đồng bằng Bắc Bộ – khai thác khí hậu lạnh ẩm của vụ đơng xn cũng có thể thu được dược liệu tốt.

Huyện Sa Pa, Bắc Hà – Lào Cai là nơi trồng thích hợp nhất, đã cung cấp giống Bạch truật cho sản xuất dược liệu hiện nay. Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng (Hưng Yên, Hà Nội, Hải Dương, v.v.) là nơi đã sản xuất dược liệu Bạch truật với diện tích lớn.

Hình 5.3. Cây Bạch truật – Atractylodes macrocephala Koidz.

5.3.6. Kỹ thuật trồng trọt

5.3.6.1. Chọn vùng trồng

Chọn vùng trồng Bạch truật là vùng có khí hậu mát ẩm, thời gian có sương mù kéo dài, thích hợp nhất là vùng núi cao phía Bắc như Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu), v.v.. Tận dụng khí hậu mát lạnh mùa đơng, có thể trồng được ở vùng Đồng bằng sông Hồng và trung du miền Bắc nước ta.

5.3.6.2. Giống và kỹ thuật nhân giống

Trong sản xuất trồng Bạch truật, nói chung đều là 2 năm. Năm đầu gieo hạt ở vườn ươm, vườn sản xuất cây giống; đầu xuân năm thứ hai, đánh cây đi trồng, đến mùa đơng năm đó thì thu hoạch. Tuy nhiên, cũng có thể vào mùa xuân năm đầu đem gieo thẳng luôn trên đất trồng, đến mùa đơng năm thứ hai thì thu hoạch.

Tiêu chuẩn hạt giống

Hạt giống Bạch truật được thu từ vườn cây mẹ 2 năm tuổi, hạt chắc, mẩy, tỷ lệ nẩy mầm trên 70%. Lượng hạt giống gieo ươm: 16 kg/ha, mỗi kg hạt có thể thu hoạch được

25 – 35 kg cây giống, 1 kg cây giống có trung bình khoảng 250 cây con. Thời vụ gieo cây giống và khoảng cuối tháng 3 đến trung tuần tháng 4.

Làm đất và gieo hạt

Làm đất trước khi gieo hạt giống 1 tháng, phủ lên trên một lớp cỏ khô dày 30 cm, đốt lửa để tiêu trừ các mầm mống sâu bệnh, sau khi đốt xong, cày úp đất, nếu khơng đốt thì phải làm đất vào mùa đơng năm trước, để cho đất ải. Sau khi đất đã được xử lý như trên, đánh luống rộng 1,2 m, san phẳng luống. Bón lót 1000 kg phân hữu cơ vi sinh/ha.

Hạt giống được xử lý trong nước ấm 30 – 35 oC trong 1 – 2 giờ trước khi gieo. Sau đó, hạt được rửa sạch, tãi mỏng trên nong, nia, để nơi thoáng mát cho se vỏ, trộn với đất bột khô hay cát mịn, chia lượng hạt theo luống, đem gieo thành hàng, rạch ngang luống đã được bón phân lót. Khoảng cách giữa hạt nọ tới hạt kia từ 10 – 13 mm. Gieo xong lấp đất mỏng, phủ rơm rạ, tưới ẩm.

Chăm sóc

Sau gieo hạt từ 7 – 10 ngày thì hạt mọc. Trong thời gian này, phải giữ ẩm thường xuyên. Khi hạt mọc đều, dỡ rơm rạ, tiếp tục giữ ẩm hằng ngày để cây mọc và sinh trưởng tốt.

Ở vườn ươm không nên để cho cây giống củ mọc quá to, đem trồng năm thứ hai cây dễ bị bệnh hại, cho nên thời kỳ cây con khơng nên bón nhiều phân thúc; nhưng cũng có thể căn cứ vào tình hình sinh trưởng của cây để bổ sung thêm dinh dưỡng với liều lượng thích hợp.

Trên luống, nếu có cây ra hoa thì nên cắt cuống hoa ngay, cây nào mọc ngồng hoa thì cắt ngay ở chỗ cách 3 cm từ gốc lên, để chất dinh dưỡng tập trung vào nuôi cây.

Thu hoạch cây giống

Từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11, lúc này cây giống đã biến thành màu vàng, có thể thu hoạch. Thu hoạch cây giống nên chọn ngày trời nắng, lúc đất khô, bứng cây lên, cắt bớt rễ phụ ở gốc, cắt bỏ hết lá, chỉ để lại 1 – 2 lá mầm (không được làm hỏng ngọn), sau khi củ đã có hiện tượng héo thì đem đến nơi bảo quản. Chọn nơi khô mát, xây tường xung quanh, xếp cây giống vào thành từng lớp, phủ một lớp cát hơi khơ dày 33 cm kín hết cây; ở giữa đống cây nên cắm mấy ống nứa có lỗ thủng xung quanh để thơng hơi. Nếu cát ẩm thì sẽ làm cho cây mọc trong thời gian bảo quản, nếu quá khô cũng sẽ làm cho nước trong cây tiêu hết trong thời gian cất giữ, cây sau này mọc yếu. Ở các vùng khí hậu ấm, cây con khơng bị hại vì lạnh, khơng cần phải cất giữ bảo quản như trên; trong thời gian từ tháng 12 đến tháng 2, có thể trực tiếp đánh đi trồng ln.

Tiêu chuẩn phân loại cây giống: Những cây có cùng một hình dạng và kích thước củ như nhau, không bị sâu bệnh hại, đầu chồi mập, củ to trịn và có nhiều rễ con, rễ cái ngắn hoặc khơng có rễ cái, là cây giống loại tốt.

5.3.6.3. Thời vụ trồng

Thời vụ trồng tại Đồng bằng sông Hồng từ 15/9 đến 15/10. Vùng núi cao như Sa Pa, Bắc Hà, v.v.. thuộc tỉnh Lào Cai có thể trồng muộn hơn (tháng 10, tháng 11).

5.3.6.4. Đất trồng và kỹ thuật làm đất

Đất trồng Bạch truật tốt nhất là đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, đất tơi xốp có tầng canh tác dày > 30 cm, pH 6 – 7, tưới tiêu thuận lợi (mùa đơng có thể tưới nước khi hạn, mùa mưa phải tiêu được nước triệt để ngay sau mưa). Không chọn đất đen, đất nhiều mùn vì loại đất này có nhiều mầm bệnh, nếu trồng trên đất này phải xử lý đất kỹ bằng vôi bột và falizan. Nên chọn ruộng trước đó 3 năm khơng trồng Bạch truật.

Đất được cày sâu 30 – 35 cm, bừa kỹ nhiều lần cho đất tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng trước. Dùng vôi bột (250 kg/ha) rải đều trên mặt ruộng trước khi bừa nhỏ đất và cày phân luống. Lên luống cao 35 – 40 cm, mặt luống rộng 1 – 1,2 m, rãnh rộng khoảng 30 cm.

5.3.6.5. Mật độ, khoảng cách

Bạch truật được trồng với mật độ 16.000 cây/ha, tương ứng với khoảng cách hàng cách hàng 25 cm, cây cách cây 25 cm.

5.3.6.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Trộn đều đất và phân bón lót, đặt cây giống vào hốc (khơng trồng trực tiếp lên phân), mỗi hốc một cây, sau đó lấp kín gốc cây, dùng tay ấn chặt xung quang gốc. Trồng xong phải tưới nước đủ ẩm. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng bao gồm tỉa dặm, làm cỏ, xới xáo và tưới tiêu nước cho cây.

a) Tỉa dặm cây

Được tiến hành 2 lần. Lần 1: Khi cây có 5 – 6 lá thật; Lần 2: Khi cây có 6 – 7 lá thật. Đây là lần tỉa dặm định cây cuối cùng, ổn định mật độ trồng.

b) Làm cỏ, xới xáo

Làm cỏ, xới xáo thường tiến hành với các đợt bón phân thúc. Làm cỏ phải dọn sạch, khơng để cỏ dại nằm trên rãnh luống.

c) Tưới tiêu nước

Thường xuyên đảm bảo đủ ẩm cho cây trên đồng ruộng. Tuy nhiên, Bạch truật là cây chịu úng kém, nên việc quản lý đồng ruộng rất quan trọng. Sau khi mưa, phải tháo nước triệt để, khơng được để có nước đọng trên rãnh luống.

Chú ý: Khi cây bị bệnh, phải nhổ bỏ kịp thời và đem ra ngoài ruộng đốt. Ruộng phải

luôn sạch cỏ dại, phát quang bờ bụi. Khi cây có nụ, dùng kéo nhỏ cắt bỏ nụ ngay, đối với việc thu dược liệu là củ.

d) Chế độ luân canh

Đất trồng Bạch truật phải luân canh hằng năm, năm sau không trồng lại trên đất năm trước đã trồng Bạch truật, chu kỳ luân canh thường từ 3 – 5 năm. Cây trồng vụ trước tốt nhất là các cây họ hịa thảo. Khơng trồng ln canh, rau cải, đậu lạc và cây huyền sâm trên đất trồng Bạch truật. Nên trồng Bạch truật ở đất trước đó ngập nước, hoặc đất trước đó trồng lúa nước.

5.3.6.7. Kỹ thuật bón phân

– Lượng phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha là: 6 tấn phân hữu cơ vi sinh + vôi bột 250 kg + 186 kg N + 85 kg P2O5 + 162 kg K2O.

– Cách bón:

+ Bón lót: dùng tồn bộ phân hữu cơ vi sinh, vơi bột, phân lân và 1/2 phân kali đã được trộn đều rải theo rạch sau khi lên luống và lấp đất vét luống.

+ Bón thúc: chia làm ba lần để bón.

• Lần 1: Tưới thúc bằng nước hịa đạm ure 1% (1/3 lượng đạm) sau khi làm cỏ đợt 1. • Lần 2: Khi cây có 6 – 7 lá thật, bón 1/2 lượng đạm ure cịn lại bằng cách pha vào nước tưới với tỷ lệ 1,5%.

• Lần 3: Lúc cây giao tán, bón tồn bộ số phân đạm và kali cịn lại.

5.3.6.8. Phòng trừ sâu bệnh

Bạch truật là một trong các cây thuốc có nhiều loại sâu bệnh phá hại nhất.

a) Sâu hại

Ở Bạch truật thường gặp 6 – 7 loại sâu bệnh như: sâu xám, rệp, nhện đỏ, bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu khoang, trong đó phổ biến nhất là rệp.

– Sâu xám: Sau khi cây mọc lên khỏi đất, đến tháng 5 là lúc sâu xám phá hoại mạnh nhất, nói chung dùng sức người bắt giết là chính. Bắt sâu xám vào buổi sáng sớm, nếu thấy cây bị sâu cắn, dưới đất có lỗ nhỏ, đào theo, thấy sâu thì bắt giết.

– Rệp phá hoại Bạch truật mạnh nhất vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 6, dùng thuốc Supraxite 40ND, Polytrin 10ND để diệt trừ rệp.

– Sâu cuốn lá, nhện đỏ dùng thuốc: Vifsat 5ND, Desic 2,5 EC, Trebon 10 EC.

b) Bệnh hại

– Bệnh nấm hạch: Vào mùa mưa, nhiệt độ cao từ tháng 4  tháng 6 hoặc tháng 8, tháng 9, ở những nơi đất trồng thuộc đất thịt nặng, thoát nước kém, bệnh này dễ phát sinh nhất. Lúc đầu, trên mặt đất thấy có những sợi nấm trắng giống như sợi chỉ trắng (sợi nấm) mọc chi chít, dần dần lan rộng ra xung quanh gốc cây và lớp đất sâu 17 – 20 cm, cũng như xung quanh củ và rễ cây, có những hạt nhỏ như hạt cải (hạt nấm), hoặc nhỏ hơn, màu

trắng, dần dần ngả thành màu vàng nhạt, cuối cùng là màu nâu. Lúc bệnh phát ra nghiêm trọng, củ thối nhũn, đất xung quanh biến thành màu đen, lây lan rất nhanh.

– Bệnh khơ lá: bắt đầu thì lá hoặc mép lá biến thành màu nâu, sau đó cây khơ chết. – Bệnh đốm lá: trên lá có những nốt lốm đốm màu nâu đen, giữa lá màu nhạt hơn, rìa lá màu nâu sẫm, lan dần đến cuống lá và thân, cây bị bệnh sau này vẫn có thể đâm chồi được.

– Bệnh thối rễ củ: rễ bị bệnh, thối củ, chỉ cịn lõi gỗ là khơng đổi. Bệnh thường gây hại nặng trên diện rộng, làm mất cây, giảm năng suất nghiêm trọng. Bệnh nảy sinh và phát triển mạnh ở giai đoạn cây trưởng thành và bắt đầu ra hoa.

– Bệnh chết cây: cây con bị chết, gốc cịn ngun, về sau có thể mọc cây khác. – Bệnh vân vòng: bệnh này xảy ra nhiều nhất ở vườn ươm, ở ruộng trồng cũng thấy có. Lá có những chấm chằng chịt thành hình bầu dục, xếp thành vòng.

– Biện pháp phòng trừ:

+ Tuân thủ trồng luân canh, không trồng liên canh

+ Tiêu độc cho đất và nhổ bỏ những cây bị bệnh, nếu thấy có bệnh nấm hạch thì phải nhổ bỏ các cây bị bệnh và đào đất chỗ đó đổ đi nơi khác, tập trung lại đốt; đồng thời dùng

Một phần của tài liệu 29736_9112021161213Can_GiaoTrinhCayDuocLieu (Trang 112 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)